Rà soát thuế chống bán phá giá một số sản phẩm plastic làm từ polyme propylen nhập khẩu
Bộ Công Thương cho biết sẽ tiến hành rà soát mức thuế chống bán phá giá đang áp dụng với một số sản phẩm plastic làm từ polyme propylen nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Theo Bộ Công Thương, ngày 20/7/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1900/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ polyme propylen ( màng nhựa BOPP) có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Mức thuế chống bán phá giá đối với màng nhựa BOPP của Trung Quốc ở mức từ 9,05% – 23,71%, Thái Lan từ 17,30% – 20,35% và Malaysia từ 18,87% – 23,42%.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong vụ việc này với 7 doanh nghiệp được miễn trừ tổng lượng 193,467 tấn năm 2020 và năm 2021 có 6 doanh nghiệp được miễn trừ tổng lượng 952 tấn.
Video đang HOT
Trên cơ sở nội dung hồ sơ đề nghị rà soát đã tiếp nhận, ngày 24/9/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2201/QĐ-BCT về việc rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với màng nhựa BOPP được phân loại theo các mã HS: 3920.20.10 và 3920.20.91 có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia (mã vụ việc AR01.AD07).
Theo đó, Cơ quan điều tra trong vụ việc là Cục Phòng vệ thương mại sẽ xem xét đánh giá các nội dung, bao gồm rà soát mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với: Nhóm công ty Kunlene gồm Công ty Suzhou Kunlene Film Industries Co., Ltd. và Công ty Yunnan Kunlene Film Industries Co., Ltd.; Nhóm công ty Kinwin gồm Công ty Kinwin Plastic Industrial Co., Ltd.; Công ty Zhejiang Kinlead Innovative Materials Co., Ltd. và Công ty thương mại Ultra Fast Development Limited.
Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại còn có nhiệm vụ rà soát điều chỉnh hoặc không điều chỉnh phạm vi hàng hóa áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Do vậy, để đảm bảo lợi ích cho các tổ chức, cá nhân, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát. Đồng thời, doanh nghiệp cần hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam không bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 1/9/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2019 đến ngày 31/7/2020 đối với cá tra, basa của Việt Nam.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Theo đó, trong 63 doanh nghiệp dự kiến được rà soát ban đầu, DOC đã hủy bỏ rà soát với 28 công ty vì nhiều lý do khác nhau.
Trong số 35 công ty còn lại, DOC lựa chọn Công ty cổ phần Thủy sản Nha Trang (NTSF) và Công ty cổ phần Chế biến hải sản Biển Đông (ESS) để yêu cầu trả lời bản câu hỏi điều tra. Ngoài ra, DOC cũng xác định Công ty cổ phần Trang trại xanh (Green Farms) đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất riêng rẽ.
Cục Phòng vệ thương mại nhận định, kết quả rà soát sơ bộ của DOC cho thấy Công ty NTSF không bán phá giá nên sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá; Công ty ESS chịu mức thuế 3,87 USD/kg do DOC cho rằng công ty không hợp tác đầy đủ với DOC; Công ty Green Farms được hưởng mức thuế 1,94 USD/kg. Các công ty còn lại trong số 35 công ty được rà soát tiếp tục bị áp mức thuế 2,39 USD/kg như các năm trước.
Như vậy, hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ; trong đó, có một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn như Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Nam Việt, Công ty cổ phần Thủy sản Nha Trang....
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 83.159 tấn, tương ứng kim ngạch khoảng 228,79 triệu USD.
Tiếp theo việc ban hành kết luận sơ bộ, DOC thông báo các bên liên quan có thể gửi ý kiến hoặc đề nghị tổ chức phiên điều trần trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng công báo kết luận sơ bộ. Kết luận cuối cùng dự kiến được DOC ban hành trong tháng 1/2022.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và phía Hoa Kỳ để xử lý các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong vụ việc.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, cá tra, basa Việt Nam bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2003 và hàng năm mức thuế áp dụng đều được rà soát lại.
Trong mỗi lần rà soát, Bộ Công Thương đều theo dõi chặt chẽ diễn biến, phối hợp với các bộ, ngành, VASEP và các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan có các hành động cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam.
Hoa Kỳ gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ Việt Nam Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Hoa Kỳ vừa thông báo gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép tấm không gỉ của Việt Nam. Trước đó, ngày 15/5/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng...