Rà soát nhóm ngành tiềm ẩn rủi ro để chống thất thu thuế
Theo Tổng cục Thuế, từ nay đến cuối năm, ngành Thuế sẽ tập trung phân tích rủi ro, đặt trọng tâm thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế ở một số lĩnh vực rủi ro cao như: Thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số; chuyển nhượng vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; chuyển nhượng bất động sản (BĐS).
Dự báo năm 2022, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam khoảng từ 17 – 20%, đưa doanh thu thương mại điện tử bán lẻ đạt trên 16 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thuế, việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đang được thực hiện theo đúng quy định của các Luật Thuế gồm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các quy định về thuế nhà thầu.
Trong số đó, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thì thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân tính theo tỷ lệ % tương ứng với từng hoạt động, ngành nghề theo quy định. Các trường hợp có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân.
Việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT của cá nhân trong nước gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh TMĐT, cá nhân kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội (Facebook, Youtube, Zalo…) và cá nhân tại Việt Nam có cung cấp sản phẩm nội dung thông tin số ( game, video, app, phần mềm, âm nhạc…) và nhận được thu nhập từ việc cho đặt quảng cáo trả từ nước ngoài.
Tuy nhiên ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thừa nhận: Khó khăn lớn nhất trong quản lý thuế TMĐT nói chung cũng như với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hiện là việc quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế.
Video đang HOT
Theo ông Đặng Ngọc Minh, các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới và không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào dựa theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống. Trong khi, các quốc gia đều căn cứ trên sự hiện diện vật chất của người nộp thuế, các doanh nghiệp, cá nhân có thể vận dụng các quy định để phân bổ thu nhập tới địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước.
Hơn nữa, việc xác định được căn cứ tính thuế trên môi trường số là rất khó khăn. Bởi, các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện thông qua website và không cần sự hiện diện vật chất của người nộp thuế tại một nước hay một địa bàn cụ thể, điển hình là quảng cáo trực tuyến và các hoạt động tương tác thông qua nền tảng các mạng xã hội.
Từ nay tới cuối năm, đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, Tổng cục Thuế sẽ tập trung các giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT); hiện đại hoá công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin; củng cố địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ cho một số vụ, đơn vị để đáp ứng quản lý chuyên sâu đối với TMĐT; triển khai thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề; xúc tiến hợp tác quốc tế trong việc đàm phán hiệp định song phương, đa phương về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.
Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, ngành Thuế đẩy nhanh tiến độ Đề án “Phân tích cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử” để phục vụ công tác phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro; nghiên cứu, triển khai áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý hóa đơn điện tử, quản lý thuế; áp dụng các giải pháp phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh và máy học để phục vụ quản lý rủi ro, phát hiện vi phạm, gian lận về sử dụng hoá đơn.
Đối với hoạt động kinh doanh BĐS, ngành Thuế tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai phục vụ công tác quản lý các khoản thu từ đất và BĐS; tăng cường phổ biến chính sách pháp luật, chính sách thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS tại bộ phận một cửa liên thông theo nguyên tắc “tiền phòng – hậu kiểm”; tham mưu và bám sát UBND tỉnh để xây dựng, ban hành bảng giá đất, hệ số điều chỉnh sát với giá giao dịch thực tế trên thị trường; xây dựng chuyên đề thanh tra, kiểm tra đối với NNT hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS.
Ngoài ra, ngành Thuế chú trọng kiểm soát hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn đảm bảo tránh chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan chức năng Theo Tổng cục Thuế, về cơ bản, các quy định hiện nay đã đáp ứng một phần yêu cầu chống thất thu thuế nhưng vẫn còn khó khăn về việc xác định nguồn thu, người nộp thuế trên môi trường số, nếu các chủ thể tạo tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội để livestream bán hàng.
Đặc biệt, việc đa dạng hóa các loại tiền thanh toán cũng đã gây khó khăn trong công tác quản lý thuế, số tiền phải nộp của người nộp thuế. Nếu như thanh toán qua ngân hàng, thanh toán điện tử… thì hoạt động này có thể quản lý được thuế song hiện nay, nhiều chủ thể kinh doanh TMĐT đã chấp nhận thanh toán cả một số đồng tiền điện tử chưa chính thức cho phép là phương tiện thanh toán tại Việt Nam.
Số thu ngân sách tăng mạnh nhờ dầu thô và tiền thuê đất
Số thu từ dầu thô và hoạt động chuyển nhượng bất động sản tăng nhanh góp phần giúp thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 của ngành thuế đạt 775.262 tỉ đồng, tăng 17,6% so với cùng giai đoạn năm 2021.
Ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết như trên tại hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm và giải pháp 6 tháng cuối năm diễn ra chiều 30-6.
Trong đó, thu từ dầu thô đạt 34.116 tỉ đồng, bằng 121% dự toán và tăng 80% so với cùng giai đoạn năm 2021. Thu nội địa ước đạt 741.145 tỉ đồng, bằng 64,6% dự toán và tăng 15,7% so với cùng giai đoạn năm trước.
Đáng lưu ý, số thu cả 3 khu vực doanh nghiệp đều đạt mức khá như doanh nghiệp nhà nước đạt 56,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 56,6%, khu vực công nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 67,7% dự toán.
Ngoài ra, số thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong những tháng đầu năm đạt hơn 16.600 tỉ đồng, tăng 73% so với cùng giai đoạn năm 2021.
Kết quả này, theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, là tới từ việc cơ quan thuế các cấp thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính và quy trình làm việc trực tiếp với người nộp thuế theo quy định.
Đối với hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết số thu từ hoạt động này thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu trong 6 tháng là 760 tỉ đồng. Số thu lũy kế từ năm 2018 đến nay đạt 5.432 tỉ đồng.
Ngoài ra, 23 nhà cung cấp nước ngoài đã đăng ký, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước Việt Nam khoảng 2,4 triệu đô-la Mỹ.
Ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phát biểu tại hội nghị.
Với TPHCM, ông Thái Minh Giao, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM, cho biết số thu 6 tháng đầu năm ước đạt 169.924 tỉ đồng, bằng 62,9% dự toán ngân sách năm 2022 và tăng 20% so với cùng giai đoạn 2021.
Số thu ngân sách 6 tháng đầu năm có tiến độ đạt khá so với dự toán cũng như so với cùng kỳ 2021. Theo đó, một số nguồn thu thể hiện sự phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn như số thu thuế giá trị gia tăng tăng 15,6% so với cùng giai đoạn năm 2021, số thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 8,6%.
Tuy nhiên, ông Giao cho rằng các khoản thu có mức tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm vẫn chủ yếu tập trung vào các khoản mang tính hữu hạn, tài nguyên quốc gia, như thu từ dầu thô tăng 85,1%, thu từ tiền thuê đất tăng 103% so với cùng kỳ 2021.
Bộ Tài chính bỏ 3 chế độ báo cáo trong lĩnh vực thuế Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1421/QĐ-BTC về việc công bố danh mục báo cáo định kỳ trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính. Người dân làm thủ tục về thuế. Ảnh minh họa: Thùy Dung/TTXVN Theo đó, 3 chế độ báo cáo trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi quản lý được bãi...