Rà soát gian lận bầu cử trên cả nước Mỹ: Quan chức nói sao về kết quả?
Trong khi ông Trump đưa ra hàng loạt cáo buộc rằng “có gian lận” trong bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, giới quan chức bầu cử khắp nước Mỹ đã kiểm tra lại kết quả làm việc của họ và đưa ra tuyên bố.
Không có gian lận bầu cử tổng thống, giới quan chức bầu cử Mỹ khẳng định (ảnh: NY Times)
Tất cả quan chức bầu cử trên khắp các bang của Mỹ, cả thành viên đảng Dân chủ và Cộng hòa đều khẳng định không có gian lận, thậm chí là dấu hiệu bất thường nào trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, New York Times đưa tin.
Các quan chức bầu cử Mỹ cho rằng, kết quả bầu cử tổng thống năm nay là minh bạch, thành công, bất chấp số lượng cử tri đi bỏ phiếu ở mức kỷ lục.
“Một số người luôn hoài nghi và tạo ra những thuyết âm mưu về bầu cử tổng tống Mỹ. Họ xem phim hoặc đọc tiểu thuyết quá nhiều rồi sinh ra ảo tưởng”, Frank LaRose – quan chức bầu cử thuộc đảng Cộng hòa ở bang Ohio – nhận xét.
New York Times đã liên hệ với tất cả văn phòng bầu cử trên toàn nước Mỹ để hỏi về kết quả rà soát lại quá trình kiểm phiếu và họ có nghi ngờ gì về gian lận bầu cử hay không.
Các quan chức bầu cử đã trả lời trực tiếp với New York Times, đáp án là “không”.
Một số quan chức còn nói đùa rằng, nếu phát hiện có điều gì bất thường, họ đã báo cáo để được nhận 1 triệu USD rồi.
Video đang HOT
Bầu cử tổng thống Mỹ được diễn ra theo quy trình rất nghiêm ngặt (ảnh: NY Times)
Hôm 10.11, Thống đốc bang Texas – ông Dan Patrick – công bố mức thưởng 1 triệu USD cho bất cứ ai cung cấp được bằng chứng xác đáng về việc có gian lận bỏ phiếu.
Quan chức bầu cử ở một số bang cho biết, họ chỉ gặp vài lỗi nhỏ trong cuộc bầu cử, ví dụ 1 người bỏ 2 phiếu, trùng tên người sống với người chết hay lỗi đánh số thứ tự.
Tuy nhiên, những sai sót nhỏ nhặt này không thể làm thay đổi kết quả bầu cử, đặc biệt là khi ông Biden dẫn trước ông Trump hàng triệu phiếu.
Hôm 8.11, chiến dịch tranh cử của ông Trump kiện kết quả kiểm phiếu ở 7 quận của bang “chiến địa” Pennsylvania. Bang Michigan cũng bị ông Trump kiện kết quả bầu cử.
“Gian lận bầu cử Mỹ là không thể. Quy trình là rất khắt khe và đặc biệt là có nhiều người giám sát. Quan chức bầu cử làm việc cùng nhau là người của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Một người bị giám sát bởi người còn lại và các cử tri”, Nellie Gorbea – phát ngôn viên bang Rhode Island – nhận xét.
Năm 2016, ông Trump cũng cáo buộc “có gian lận” khiến ông mất khoảng 3 triệu phiếu bầu phổ thông. Tuy nhiên, sau đó ông Trump không đưa ra được bằng chứng nào và vẫn đắc cử tổng thống do thắng phiếu đại cử tri.
Tuần trước, đơn kiện đòi dừng kiểm phiếu ở các bang Pennsylvania, Michigan và Georgia của ông Trump bị bác bỏ vì không đưa ra được bằng chứng.
Ông Trump đang chịu nhiều chỉ trích từ cả nghị sĩ của đảng Dân chủ và Cộng hòa vì cáo buộc “có gian lận” trong bầu cử mà không đưa ra được bằng chứng.
Nhiều hãng truyền thông lớn thậm chí còn “cắt sóng” khi ông Trump hay trợ lý nói đến cụm từ “gian lận bầu cử” khi phát biểu.
Cuộc chuyển giao Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ khó thành
Đệ nhất phu nhân Melania Trump vẫn chưa liên hệ với phu nhân của ông Joe Biden, CNN dẫn nguồn tin thân cận cho hay.
Vào ngày này cách đây 4 năm, bà Melania Trump dùng trà tại Nhà Trắng và tham quan Tòa Bạch Ốc theo lời mời của Đệ nhất phu nhân Mỹ lúc bấy giờ là bà Michelle Obama.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy một trình chuyển đổi đang diễn ra tại khu vực Cánh đông Nhà Trắng giữa 2 đệ nhất phu nhân.
Một nguồn tin của CNN cho biết lịch trình hàng ngày của bà Melania không có nhiều thay đổi. Phần lớn trọng tâm của văn phòng Đệ nhất phu nhân những ngày tới vẫn là các cuộc họp thường ngày và kế hoạch đi nghỉ sắp tới.
"Theo tôi hiểu thì mọi việc vẫn diễn ra bình thường ở Cánh Đông", nguồn tin nói.
Cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama tiếp "người kế nhiệm" Melania Trump tại Nhà Trắng hôm 10/11.2016. (Ảnh: Nhà Trắng)
Nguồn tin này cho biết, ngay cả khi bà Melania muốn bắt đầu quá trình chuyển giao, việc này vẫn có thể bị cản trở nếu ông Trump tiếp tục từ chối công nhận chiến thắng của đối thủ Joe Biden.
Theo Anita McBride, người từng là Chánh văn phòng của cựu Đệ nhất phu nhân Laura Bush, khó có thể mong đợi bà Melania bắt đầu chuyển giao khi ông Trump chưa nhận thua.
"Thời điểm này phức tạp hơn. Việc bà ấy hành động trước khi ông Trump nhượng bộ có thể bị coi là chống lại những gì Tổng thống và chính quyền đang làm", bà McBride cho hay.
Nguồn tin khác của CNN cho biết, nếu ông Trump thừa nhận thua cuộc, bà Melania sẽ bắt đầu tuân thủ quá trình chuyển giao.
"Nếu Tổng thống nhượng bộ, tôi chắc chắn Cánh Đông sẽ chuyển giao một cách chuyên nghiệp với chính quyền sắp tới", nguồn tin nói thêm.
Tuy nhiên, nều quá trình chuyển giao bị trì hoãn ngày qua ngày, công việc chuẩn bị để một gia đình mới chuyển vào và gia đình hiện tại chuyển ra khởi Nhà Trắng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Dù không trực tiếp tham gia điều hành đất nước, các đệ nhất phu nhân giúp chồng mình xây dựng hình ảnh tích cực và truyền tải nó tới công chúng.
Họ cũng đóng vai trò như những người đại diện cho chính quyền chồng mình, đảm nhận các dự án hoặc mục tiêu xã hội cụ thể.
Bà Hillary Clinton, thời còn là Đệ nhất phu nhân cố gắng trở thành một thành viên tích cực trong chính quyền của chồng mình vào đầu những năm 1990 như tham gia vào cải cách y tế.
Bà Barbara Bush - phu nhân cựu Tổng thống Gergeo W. Bush tham gia vào công việc xóa mù chữ trong khi bà Michelle Obama tham gia chiến dịch chống lại bệnh béo phì..
Tuy nhiên, không phải lúc nào các đệ nhất phu nhân cũng tập trung vào trẻ em và các sáng kiến của phụ nữ.
Cựu đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt từng nỗ lực đấu tranh cho quyền công dân của người Mỹ gốc Phi. Bà Jackie Kennedy tập trung vào việc bảo tồn các di sản kiến trúc trong khi cựu Đệ nhất phu nhân Bird Johnson làm việc không mệt mỏi về vấn đề về môi trường.
"Đệ nhất phu nhân chính là phiên bản tốt đẹp hơn của nước Mỹ", Giáo sư Leah Wright Riguer tại Đại học Havard Kennedy nhận định.
Hành động khác biệt của ông Tập trong 2 cuộc bầu cử Mỹ gần nhất Theo các chuyên gia, vẫn có khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chúc mừng ông Biden, người được nhiều hãng tin uy tín gọi là Tổng thống đắc cử của nước Mỹ. Nếu điều này xảy ra, nó hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra năm 2016, khi ông Trump đắc cử. Tổng thống Mỹ đương nhiệm...