Rà soát các vấn đề của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Ngày 5/10/2012, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 7895/VPCP-KTTH gửi Bộ Tài chính và Bộ Công thương, yêu cầu các bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định rà soát các vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam hiện nay.
Đó là các vấn đề như: chính sách thuế, phí, hải quan quản lý nhập khẩu ôtô, xuất xứ linh kiện ô tô nhập khẩu…) và đề xuất cách giải quyết báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/10/2012.
Trước đó, trong bối cảnh thị trường ôtô đang ảm đạm, các nhà quản lý, doanh nghiệp đã cùng ngồi lại bàn thảo về thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn tại hội thảo do Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và các nhà nhập khẩu ôtô chính thức tại Việt Nam tổ chức, trong khuôn khổ triển lãm ô tô Việt Nam lần thứ 8 (Viet Nam Motorshow 2012).
Theo ông Andreas Klingler – TGĐ Porsche Việt Nam, Việt Nam đã từng có một loạt các biện pháp khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, dù có nhiều sự trông đợi và ưu đãi nhưng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã không thành công. Thực tế, trong khi toàn bộ thị trường ôtô thế giới đang tăng gần 30%, riêng thị trường châu Á thậm chí tăng đến 40% nhưng thị trường ôtô Việt Nam lại liên tục suy giảm từ năm 2010 đến nay.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, sự sụt giảm của thị trường ôtô nguyên nhân một phần là do các chính sách về thuế, hải quan…
Theo Nguyễn Quân
Video đang HOT
Báo Công thương
5 cách tân quan trọng trên ô tô trong nửa thập kỷ qua
Mỗi năm, ngành công nghiệp ôtô đều giới thiệu công nghệ và tính năng tiên tiến mới, giúp việc lái xe trở nên an toàn và thú vị hơn. Dưới đây là 5 cách tân quan trọng hàng đầu trong nửa thập kỷ vừa qua.
Xe tự lái
Mặc dù xe tự lái chưa sẵn sàng cho việc sản xuất đại trà vào thời điểm hiện tại, nhưng quá trình phát triển dòng xe này đã trở thành một chủ đề nóng của ngành công nghiệp ô tô những năm gần đây.
Xe tự lái của Google.
Google chính là đơn vị tiên phong khi giới thiệu loại xe tự lái có thể tránh tai nạn, giảm tắc nghẽn giao thông do lỗi của con người. Trong tương lai gần, thị trường xe tự lái chắc chắn sẽ được nhiều nhà sản xuất để mắt tới.
Những hệ thống tránh va chạm
Những hệ thống trên xe hơi có thể phát hiện va chạm và dừng xe để tránh xảy ra tai nạn đang trở nên ngày càng phổ biến. Điển hình là công nghệ EyeSight mới của Subaru được ứng dụng trên hai mẫu Legacy và Outback 2013. Hệ thống này sẽ tự phanh khi xe đi dưới 30 km/h và phát hiện có đối tượng lạ trên lộ trình di chuyển.
Hệ thống EyeSight trên xe Subaru.
Camera dự phòng
Thông thường, người lái có thể chèn qua một chiếc xe đạp hay vật thể tương tự bởi họ không thể quan sát trong gương hậu. Tuy nhiên, với camera dự phòng, vấn đề này có thể được giải quyết một cách triệt để.
Camera dự phòng được nhiều lái xe lựa chọn.
Đồng bộ hóa với điện thoại thông minh (smartphone)
Hàng triệu người đã sử dụng điện thoại thông minh của họ như những thiết bị kết nối và giao tiếp. Do đó, không bất ngờ khi các nhà sản xuất ô tô bắt đầu đưa ra công nghệ cho phép đồng bộ hóa smartphone vào xe hơi. BMW, Ford và Toyota đều đã đưa chức năng đồng bộ hóa smartphone vào bảng điều khiển của xe.
Tích hợp điện thoại thông minh.
Xu hướng xe tiết kiệm nhiên liệu
Mặc dù xe chạy điện và hybrid đã được nhiều nhà sản xuất phát triển trong nhiều thập kỷ vừa qua, nhưng những năm gần đây, nhiên liệu rắn đang trở thành trọng tâm của nhiều mẫu xe. Thậm chí, các tên tuổi lớn đã bắt đầu tập trung hơn đến bản chất của việc tiết kiệm nhiên liệu. Các mẫu xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt ngày càng phổ biến.
GIA MINH
Theo Infonet
Người Việt Nam mua ô tô đắt đỏ nhất thế giới "Việt Nam là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới nếu muốn sở hữu một chiếc xe hơi". Đắt gấp 3 lần thế giới Tổng giám đốc hãng xe hơi Porsche Việt Nam, ông Andreas Klingler đưa ra nhận xét tại cuộc hội thảo "Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn phát triển ngành công nghiệp và thị trường...