Rà soát các dự án nhà ở hậu COVID-19
Đây là một trong các giải pháp “giải nguy” cho thị trường BĐS trước những ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 đã được Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà thống nhất với các chuyên gia.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản
Trước tình cảnh “khó khăn chồng chất” của thị trường BĐS nói chung cũng như của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nói riêng, mới đây, Bộ Xây dựng đã “ngồi lại” với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản nhằm lấy ý kiến, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thúc đẩy lĩnh vực nhà ở – BĐS tăng trưởng ổn định, bền vững.
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, bên cạnh những mặt tích cực, những biến động mạnh vừa qua đã cho thấy thị trường BĐS Việt Nam chưa thật sự phát triển bền vững, đặc biệt do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với các hoạt động của các doanh nghiệp và giao dịch thị trường BĐS đã gây ra những thiệt hại, những thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp và thị trường.
Cụ thể, COVID-19 đã có những tác động như khiến khoảng 80% số lượng sàn giao dịch đóng cửa, số còn lại đều hoạt động cầm chừng; tỷ lệ người lao động mất việc, tạm ngừng công việc hoặc làm việc cầm chừng trong lĩnh vực BĐS tương đối lớn.
Đặc biệt, lượng doanh nghiệp được thành lập mới tăng thấp nhất trong cùng kỳ giai đoạn 2015-2019, trong đó số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới giảm 11,9%, tạm ngưng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019- tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong các ngành nghề; số lượng, giá trị sản phẩm BĐS tồn kho tăng…
Trước những khó khăn của thị trường BĐS trong nước, những giải pháp gỡ khó cho thị trường và doanh nghiệp của Bộ Xây dựng vừa qua như đưa ra các giải pháp về thể chế, tài khóa và tín dụng đối với phát triển nhà ở và thị trường BĐS, đặc biệt là tập trung trọng tâm phát triển nhà ở xã hội – coi đây là giải pháp tạo đà, kích thích sự phát triển của thị trường bất động sản trong giai đoạn khó khăn đã nhận được sự đồng tình của các chuyên gia.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia giải pháp cần kíp trước mắt mà Bộ Xây dựng cần phối hợp đánh giá kỹ lưỡng tình hình ở 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, rà soát việc triển khai các dự án nhà ở, BĐS lớn ở hai địa phương này bởi đây là thị trường lớn nhất.
Các chuyên gia cũng cho rằng trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Bộ Xây dựng sớm đề xuất với Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như: Xem xét cho phép chậm nộp, giãn nộp tiền sử dụng đất; hỗ trợ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay;…
Video đang HOT
Trước những ý kiến, đề xuất của các chuyên gia, Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành đưa ra các giải pháp, nhanh chóng hoàn thiện báo cáo tổng thể để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.
Được biết, hiện nay, Bộ Xây dựng đang triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát thì về cơ bản thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển tương đối ổn định. Về cơ chế chính sách pháp luật đã cơ bản hoàn thiện, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ngày càng được nâng cao, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; số lượng dự án ngày càng nhiều, quy mô dự án lớn tăng cao, sản phẩm bất động sản ngày càng đa dạng phong phú.
Nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới… với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ đã được hình thành ngày càng nhiều làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phẩn bảo đảm an sinh xã hội.
Lê Sáng
TP HCM có 158 dự án bất động sản vướng mắc vì "đất xen cài"
UBND TP HCM vừa có Văn bản số 1225 gửi Thủ tướng kiến nghị giải quyết khó khăn vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng các dự án bất động sản (BĐS) trên địa bàn.
Văn bản của UBND TP HCM hướng đến nội dung xử lý các vướng mắc về "đất xen cài" chưa phải là đất ở trong các dự án BĐS. Vấn đề đất xen cài vốn đang gây ách tắc cho rất nhiều dự án nhà ở hiện nay.
UBND TP HCM cho biết, trong năm 2019 các doanh nghiệp BĐS gặp rất nhiều khó khăn, thách thức khi thị trường nguồn cung sản phẩm nhà ở sụt giảm. Nhiều DN BĐS giảm doanh thu và lợi nhuận.
Theo Bộ KH&ĐT, năm 2019 cả nước có 598 DN BĐS đăng ký tạm dừng hoạt động, 686 DN BĐS giải thể, tăng 39,4% so với năm 2018. Trong năm 2018 và 2019, tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh BĐS luôn thấp hơn tăng trưởng chung của toàn TP.
Bên cạnh đó, tỷ trọng của ngành kinh doanh BĐS trong tổng sản phẩm GRDP của TP có chiều hướng giảm sút từ 4,3% xuống còn 4,1%. Qua đó, kéo theo tăng trưởng của ngành xây dựng giảm.
Năm 2019, UBND TP chỉ chấp thuận đầu tư và công nhận chủ đầu tư 4 dự án nhà ở thương mại có đầy đủ pháp lý (giảm 24 dự án so với năm 2018); chấp thuận đầu tư 16 dự án nhà ở thương mại (giảm 64 dự án so với cùng kỳ năm 2018)...
Nguyên nhân được xác định là do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Nhiều dự án bị kiểm tra, kiểm toán, điều tra, tra soát lại thủ tục pháp lý.
Trước tình hình trên, nếu không có giải pháp tháo gỡ kịp thời sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách từ các hoạt động kinh doanh địa ốc.
Theo thống kê của Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), hiện nay trên địa bàn TP có 158 dự án dính đất công. Trong đó, có 124 dự án được TP cho vận hành trở lại nhưng vẫn chưa thể triển khai bình thường.
Để giải quyết vấn đề này, TP đã kiến nghị đến Chính phủ hai giải pháp. Cụ thể, với quỹ đất công có tổng diện tích dưới 1.000m2 trong các dự án (đất xen cài giữa các thửa đất, mương, rạch...), kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho TP giao chủ đầu tư để chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện theo quy hoạch.
Với quỹ đất có tổng diện tích đất công trên 1.000m2, kiến nghị Thủ tướng cho TP HCM hoán đổi với chủ đầu tư để có quỹ đất tương đương, tập trung ngay tại dự án để chủ đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, sử dụng.
Cũng tại văn bản này, TP HCM kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng đối với quy định phải có 100% đất ở hợp pháp mới được xem xét công nhận chủ đầu tư. TP HCM hiện có khoảng 63 dự án đang vướng theo dạng này chưa được tháo gỡ.
* Liên quan lĩnh vực đất đai, mới đây UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ TN&MT đề nghị hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận căn hộ khách sạn và cho thuê đất để di dời các khách sạn ven biển Quy Nhơn.
UBND tỉnh Bình Định cho biết, trước đây trong thời kỳ còn nhiều khó khăn, để thu hút đầu tư tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kinh doanh hiệu quả tại khu vực ven biển Quy Nhơn, tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho một số đơn vị thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn, với hình thức Nhà nước cho thuê đất và đơn vị trả tiền thuê đất hàng năm.
Các dự án này đã xây dựng phù hợp với quy hoạch đô thị, pháp luật về đất đai tại thời điểm cho thuê đất và đi vào hoạt động ổn định một thời gian dài.
Tuy nhiên, theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 14/4/2015, Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Không gian du lịch vịnh Quy Nhơn được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 3676/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 và Quyết định số 3663/QĐ- UBND ngày 10/10/2019 thì khu vực dọc bãi biển Quy Nhơn (phía Đông đường An Dương Vương) được quy hoạch làm công viên để sử dụng vào mục đích công cộng, tạo cảnh quan và không gian cho người dân và du khách sử dụng bãi biển với phương châm: Toàn bộ không gian biển dành cho người dân hưởng lợi chung.
Vừa qua, Bình Định đã có chủ trương di dời các khách sạn ven biển (1 khách sạn còn thời hạn và 1 khách sạn hết thời hạn cho thuê đất nhưng giá trị sử dụng còn lại tốt).
Đồng thời, Bình Định quy hoạch quỹ đất tại vị trí mới phù hợp với quy hoạch đô thị TP Quy Nhơn và dự kiến cho các đơn vị này thuê đất (đất sạch) để di dời, xây dựng lại khách sạn theo hình thức cấp quyết định chủ trương đầu tư và cho thuê đất (không thông qua hình thức đấu giá).
Trong khi đó, theo pháp luật về đất đai hiện hành và văn bản hướng dẫn liên quan của Trung ương, chưa có quy định cụ thể về việc Nhà nước cho nhà đầu tư thuê đất tại vị trí mới để xây dựng khách sạn (theo hình thức chỉ định) để tiếp tục hoạt động.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định, trường hợp Nhà nước giao, cho thuê đất có thời hạn nhưng không được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013 thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất.
Song thực tế hiện nay các khách sạn này đã được đầu tư xây dựng với quy mô lớn (trên 10 tầng, công trình xây dựng cấp 2), nên theo quy định nêu trên không được bồi thường, hỗ trợ tài sản gắn liền với đất (với khách sạn hết thời hạn thuê đất), dẫn đến các chủ khách sạn (nhà đầu tư) sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di dời để trả lại mặt bằng cho tỉnh và xây dựng công trình khách sạn tại vị trí mới.
Nhằm tạo điều kiện sớm di dời các khách sạn, chỉnh trang đô thị và xây dựng công viên bãi biển Quy Nhơn phục vụ cho người dân, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ TN&MT xem xét có văn bản hướng dẫn các nội dung nêu trên.
Trước khi có văn bản này, tỉnh Bình Định đã có quyết định tạm ứng kinh phí từ ngân sách nhà nước tỉnh với số tiền gần 2,7 tỷ đồng cho Sở TN&MT để thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tiền giải phóng mặt bằng do thu hồi Khách sạn Bình Dương, thuộc Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15, tại số 493 An Dương Vương, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn.
Nguyễn Trâm
Hết thời đầu cơ lướt sóng chung cư Việc đầu cơ vào các dự án nhà ở hình thành trong tương lai không mang đến nhiều kỳ vọng về tỉ suất sinh lời do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Khoảng vài năm trước, các dự án nhà ở hình thành trong tương lai luôn thu hút một lượng lớn các NĐT ngay từ thời điểm dự án rục rịch khởi công....