Rà soát, bổ sung một số quyền hạn, nhiệm vụ cho Ủy ban Chứng khoán
Về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc giữ nguyên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay là phù hợp.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Sau nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) và thảo luận tại hội trường về dự án Luật này.
Dự thảo Luật Chứng khoán đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo Luật Chứng khoán trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 gồm 10 chương 135 Điều.
[Thống nhất ý kiến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính]
Video đang HOT
Qua thảo luận, những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau tại Kỳ họp 7 đã được tiếp thu và chỉnh lý gồm: Chào bán cổ phiếu thấp hơn mệnh giá; Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng; Chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng; Chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Mô hình của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức hoạt động và chức năng đăng ký giao dịch bảo đảm của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đối với điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với điều kiện về mức vốn điều lệ để được chào bán chứng khoán ra công chúng là 30 tỷ đồng.
Về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc giữ nguyên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay là phù hợp.
Về việc tăng thẩm quyền, bảo đảm tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo rà soát, bổ sung thêm một số quyền hạn, nhiệm vụ cho Ủy ban Chứng khoán trong việc thực thi nhiệm vụ để có thể tiệm cận với các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán.
Theo Chương trình, dự kiến các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết, thông qua Luật Chứng khoán vào ngày 26/11.
Trong phiên làm việc chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020; Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; Việc cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước; Việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015./.
PV (TTXVN/Vietnam )
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Chứng khoán ngày 27/11
Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ được thảo luận từ đầu kỳ họp trước khi được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày cuối cùng. Kỳ họp này Quốc hội xem xét, thông qua 13 dự án luật và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác. Quốc hội sẽ dành 3 ngày để chất vấn, 9 trong số 28 ngày có phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Theo lịch trình dự kiến, kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIV sẽ diễn ra trong vòng 28 ngày không kể ngày nghỉ, từ ngày 21/10 đến 27/11. Trong đó, Quốc hội dành ra 3 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại kỳ họp này, một số dự án luật cũng sẽ được Quốc hội xem xét thông qua. Trong đó, Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ được đưa ra thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau vào sáng 22/10, sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án. Ngày 27/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án luật này.
Một phiên họp Quốc hội tại kỳ họp thứ 2. Ảnh minh họa: Quochoi.vn.
Các dự án luật khác như Luật Thư viện, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước... cũng sẽ được biểu quyết trong cùng ngày. Tổng cộng, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 13 dự án luật và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác.
Nghị quyết phê chuẩn dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và một loạt các nghị quyết khác cũng sẽ được phê chuẩn trong ngày 27/11.
Theo thông lệ của chương trình nghị sự kỳ họp cuối năm, Quốc hội chủ yếu tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật (17 ngày, chiếm tỉ lệ hơn 60% tổng thời gian của kỳ họp). Thời gian còn lại Quốc hội dành cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Sáng 25/11, Chính phủ sẽ trình bày đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Sau khi thảo luận, Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm bà Tiến bằng hình thức bỏ phiếu kín trong buổi chiều.
Trong kỳ họp sẽ có 9 ngày được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Nam Anh
Theo NDH
Bao giờ TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế? Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2019 vừa được tổ chức vào ngày 18/10. Chủ đề của sự kiện lần này là phát triển thành phố trở thành Trung tâm Tài chính Khu vực và Quốc tế. Tại diễn đàn, ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cho biết, thị trường tài chính...