Rã rời những ‘cánh chim’ Cienco
Các tổng công ty xây dựng công trình giao thông ( Cienco) từng là “cánh chim đầu đàn”, “đi trước mở đường” của ngành Giao thông. Tuy nhiên, nay các “cánh chim” đó đang dần mỏi, chưa biết khi nào có sức liệng bay trở lại.
Căng biển đòi nợ nhau
Một thời, nói tới các Cienco là nhắc tới các gói thầu hàng nghìn tỷ đồng đang thực hiện. Công trình giao thông lớn của đất nước đều thấp thoáng bóng dáng các Cienco. Tuy nhiên, cùng với cổ phần hoá, bước vào cuộc chơi thị trường, dòng vốn đầu tư nhà nước sụt giảm, BOT vướng mắc, các Cienco cũng rơi vào khó khăn, nợ nần. Vòng luẩn quẩn bắt đầu khi Nhà nước nợ nhà thầu, kéo theo nhà thầu chính nợ nhà thầu phụ, nợ đơn vị cung cấp nguyên vật liệu, nợ ngân hàng… tất cả thành vòng luẩn quẩn.
Mới tháng trước, một nhóm người lao động của Cienco 8 đã kéo tới trụ sở Cienco 1 (La Thành, Hà Nội) căng băng rôn, kê ghế chắn cửa để đòi nợ gói thầu thực hiện từ năm 2016 nhưng tới nay chưa trả. Theo đó, Cienco 8 thực hiện thầu phụ cho Cienco 1 gói thầu số 7 dự án đường Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đã được chủ đầu tư thanh toán từ tháng 7/2016, nhưng tới nay nhà thầu vẫn chưa được thanh toán. Được biết, số nợ khoảng 40 tỷ đồng. Cũng Cienco1 đang bị Cty CP Phát triển đầu tư xây dựng kỹ thuật Đông Thành (Ninh Bình) đâm đơn khắp nơi để đòi số nợ hơn 4,7 tỷ đồng làm thầu phụ từ năm 2016 tới nay. Năm 2017, Cienco 1 cũng bị Cty HBI kiện ra tòa đòi số nợ gần 20 tỷ đồng, Cty 120 (thuộc Cienco1) cũng bị kiện đòi hơn 11 tỷ đồng nợ…
Cienco 1 hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ năm 2014, khi nhà nước thoái vốn tại đơn vị này. Hiện, Cienco 1 có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 3.700 tỷ đồng. Năm 2017, tổng công ty này chỉ thực hiện được 70% mục tiêu lợi nhuận (45,9 tỷ đồng). Tuy nhiên, hết năm tài chính vừa qua, nợ phải trả của Cienco 1 lên hơn 2.993 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 2.922 tỷ đồng, nợ dài hạn 71 tỷ đồng. Đồng thời, công ty cũng bị đơn vị khác nợ ngắn hạn hơn 2.062 tỷ đồng, nợ dài hạn 19 tỷ đồng. Thậm chí, công ty còn nợ lương, BHXH của người lao động.
Tương tự với Cienco 5, hiện đã thành công ty cổ phần, với vốn chủ sở hữu hơn 448 tỷ đồng. Hết năm 2017, tổng công ty này có số nợ hơn 1.759 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 649 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 1.109 tỷ đồng. Cienco 5 cũng bị các đơn vị khác nợ hơn 602 tỷ đồng. Cienco 5 lý giải, các khoản nợ này chủ yếu tới từ vay ngân hàng để thi công các dự án đầu tư công, như: Cầu Cửa Đại, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, La Sơn – Lăng Cô… nhưng chưa được thanh toán. Năm 2017, dù Cienco 5 đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế khiêm tốn hơn 9,8 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ lãi 918 triệu đồng (đạt 9% kế hoạch năm), khi chỉ thực hiện một số dự án các năm trước chuyển sang, dự án mới không có.
Luẩn quẩn nợ và bị nợ
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hồ Tuấn Sỹ, Tổng Giám đốc Cienco 8 cho hay, dù 2-3 năm gần đây, sau cổ phần hoá, các cổ đông góp sức cũng chỉ giải quyết được phần nào khó khăn. Ông Sỹ dẫn chứng, hiện công ty vẫn còn khoảng 130 tỷ đồng mà Ban quản lý Dự án giao thông 2 (PM2) nợ từ năm 2014 tới nay (thi công quốc lộ 3 mới). Cienco 8 đã phải lấy nguồn tiền từ dự án khác ứng cho các nhà thầu phụ, đơn vị cung ứng nguyên vật liệu, nhưng vẫn còn nợ các đơn vị này khoảng 30-40 tỷ đồng. Với dự án cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), dù đưa vào sử dụng từ năm 2010, nhưng Cienco 8 vẫn còn 5 tỷ đồng chưa được thanh toán. “Nhà nước nợ mình, mình lại phải nợ dây chuyền tới nhà thầu bên dưới, điều này không chỉ Cienco 8, mà nhiều tổng công ty xây dựng công trình giao thông khác cũng bị”, ông Sỹ nói. Ông Sỹ cũng đánh giá, hiện các công ty xây dựng công trình giao thông rất khó khăn, do thắt chặt chi tiêu công nên dự án ít, hoặc chủ yếu dự án nhỏ, còn các dự án BOT cũng vướng mắc nhiều. Để giải thoát các “cục nợ” công ty con, công ty liên kết, sau cổ phần hóa, Cienco 8 đã bán dưới dạng “0 đồng” 7 công ty (Cty Việt – Lào, Cty 892…), chỉ giữ lại 6 đơn vị có thể vực lại được.
Video đang HOT
Đánh giá về khó khăn của công ty các năm gần đây, lãnh đạo Cienco 5 cũng nhìn nhận, chi tiêu ngân sách bị thắt chặt khiến dự án giao thông ít. Với số dự án nhà nước còn đầu tư, Cienco 5 lại không “chen chân” vào được. Sau cổ phần hóa, các đơn vị hoạt động theo cơ chế thị trường, đấu thầu rộng rãi, nên Cienco 5 không đủ năng lực cạnh tranh được với các nhà thầu khác. Trong khi nguồn tài chính hạn hẹp, khoảng 151 tỷ đồng của Cienco 5 (gần 50% vốn điều lệ) “nằm chết” ở các công ty liên kết, không những không thu được cổ tức, đa số khoản đầu tư này còn trở thành nợ khó đòi. Do đó, năm 2018, tổng thầu này chỉ dám đặt mục tiêu lợi nhuận 6,8 tỷ đồng.
Các lãnh đạo Cienco 1 cũng lý giải, đơn vị lâm vào khó khăn khi chưa thu hồi được công nợ tại các dự án đầu tư công đã hoàn thành.
Điều này dẫn tới công ty phải nợ các nhà cung cấp nhiều, chi phí tăng cao, khiến hiệu quả giảm, tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. Thậm chí, nợ nần khiến Cienco 1 thiếu dòng tiền, dẫn tới nợ nần tại các dự án đang thực hiện, kéo theo tiến độ đình trệ, ứ đọng vốn. Lãnh đạo Cienco 1 cũng thừa nhận, dù đã cổ phần hóa, nhưng bộ máy tổng công ty vẫn cồng kềnh, chưa quen với cách quản lý mới khi ra hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh sòng phẳng. Năm 2018, Cienco 1 cũng đặt mục tiêu lợi nhuận 80 tỷ đồng.
“Nhà nước nợ mình, mình lại phải nợ dây chuyền tới nhà thầu bên dưới, điều này không chỉ Cienco 8, mà nhiều tổng công ty xây dựng công trình giao thông khác cũng bị”.
Ông Hồ Tuấn Sỹ, Tổng Giám đốc Cienco 8
Hiện các Cienco lâm vào “thế bí” với các dự án BOT giao thông, khi một số trạm thu phí BOT bị lái xe phản đối. Cienco 1 có tới 6 dự án BOT giao thông (đường tránh Thanh Hóa, cầu Cổ Chiên, cầu Việt Trì, tuyến tránh Phủ Lý…). Các BOT này đều khó khăn, khi năm 2017, chủ đầu tư chủ yếu phục vụ công tác thanh kiểm tra, quyết toán dự án.
Tương tự, hiện Cienco 4 đang đầu tư vào một số dự án BOT, dù đã đầu tư xong, nhưng Bộ GTVT chưa có hướng xử lý để triển khai thu phí. Hết năm 2017, Cienco 4 đang nợ hơn 6.000 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 3.300 tỷ đồng.
Theo Lê Hữu Việt
Tiền phong
Cựu Bí thư TX.Bến Cát bị bắt đã cấu kết với ai để thu lợi tiền tỷ?
Nguyên nhân cựu Bí thư TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương bị khởi tố, bắt giam được xác định do hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại xã An Tây, TX.Bến Cát.
Chiều 10.8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã họp báo công bố thông tin chính thức về việc khởi tố và bắt giam ông Nguyễn Hồng Khanh (51 tuổi, cựu Bí thư TX.Bến Cát).
Đại tá Trần Văn Chính - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương - thông tin tại cuộc họp báo. Ảnh: C.T
Đầu buổi họp báo, đại tá Trần Văn Chính - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương - cho biết, đang tiến hành thụ lý điều tra vụ án về Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại xã An Tây, TX.Bến Cát.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT xác định, từ năm 2005 - 2008, bà Hồ Thị Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Thương mại An Tây (Công ty An Tây, có trụ sở tại TX.Bến Cát) có vay của chi nhánh Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn số tiền 72 tỷ đồng. Trong số tiền này, tài sản thế chấp ngân hàng của Công ty An Tây khoảng 20ha đất, nhà xưởng và máy móc thiết bị với định giá thế chấp khoảng 80 tỷ đồng. Đến năm 2008, Công ty An Tây không có khả năng trả nợ nên ngân hàng đã đưa Công ty An Tây vào danh sách nợ xấu. Năm 2011, ngân hàng đã sử dụng vốn dự phòng xử lý rủi ro để trả cho khoản nợ này.
Sau đó, Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn đã tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Việc thực hiện xử lý tài sản thế chấp được thực hiện từ năm 2012 đến 2015 do ông Nguyễn Huy Hùng - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn và ông Nguyễn Quang Lộc - Phó trưởng phòng Quan hệ khách hàng 1 - thực hiện. Trong quá trình xử lý, 2 ông này đã không làm thỏa thuận giữa ngân hàng và bên bán, không định giá tài sản, không đấu giá tài sản và tự ý hạ thấp giá trị của tài sản nhằm chiếm đoạt. Số tài sản thế chấp có giá trị khoảng 80 tỷ đồng nhưng ông Hùng và Lộc đã thỏa thuận với bà Hiệp và ông Khanh hạ thấp giá bán và chỉ nộp số tiền bán tài sản là 8,7 tỷ đồng. Phương thức xử lý tài sản thế chấp được ngân hàng giao cho bà Hồ Thị Hiệp tự bán, phía mua lại số tài sản này là gia đình ông Nguyễn Hồng Khanh - cựu Bí thư TX.Bến Cát.
Quá trình thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp của Công ty An Tây, ông Hùng và Lộc đã làm không với quy định tại Nghị định 163 ngày 29.12.2006 của Chính phủ quy định về nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo và quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: C.T
Ông Hùng và ông Lộc đã không làm thoả thuận giữa ngân hàng và bên bán, không định giá tài sản, không đấu giá tài sản và tự ý hạ thấp giá trị của tài sản nhằm chiếm đoạt. Tổng giá trị tài sản của Công ty An Tây đem thế chấp khoảng 80 tỷ đồng, nhưng cá nhân ông Hùng, ông Lộc đã thoả thuận với bà Hiệp và ông Khanh hạ thấp giá bán. Chỉ đưa số tiền bán tài sản thế chấp về cho ngân hàng là 8,7 tỷ đồng. Ông Khanh đã giữ lại một phần của số tiền để đưa lại cho bà Hiệp khoảng 4,1 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện nay, số nợ của Công ty An Tây nợ Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn khoảng 106 tỷ đồng, số tiền này ngân hàng không thể thu hồi lại được, gây thiệt hại lớn đối với tài sản Nhà nước. Công an xác định, hành vi của bị can Hùng, Lộc đã đủ yếu tố cấu thành tội Vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Ông Khanh đã thoả thuận thống nhất với ông Hùng và ông Lộc cùng bà Hiệp trích 50% số tiền bán tài sản thế chấp để đưa lại cho bà Hiệp.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, số tiền mà ông Khanh trực tiếp đưa cho bà Hiệp là 4,1 tỷ đồng. Đáng lẽ ra số tiền này phải nộp về cho ngân hàng để tránh gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Từ đó, Công an tỉnh Bình Dương xác định, ông Khanh đã đồng phạm với ông Hùng và Lộc để gây thất thoát tài sản của Nhà nước.
Ngày 17.5, Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hùng và Lộc. Đến ngày 10.8, Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Khanh - Tỉnh uỷ viên, cựu Bí thư TX.Bến Cát.
Cựu Bí thư TX.Bến Cát bị khởi tố, bắt giam. Ảnh: C.T
Được biết, ông Khanh từng giữ các chức vụ: Trưởng phòng Tài chính UBND huyện Bến Cát (sau này là TX.Bến Cát), Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND TX.Bến Cát. Một thời gian sau đó, ông Khanh được bầu giữ chức Bí thư TX.Bến Cát. Khoảng tháng 6.2016, ông Khanh bị cách chức và được đưa về Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương công tác cho tới nay. Sau đó, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bình Dương đã vào cuộc kiểm tra và xác định ông Khanh có nhiều sai phạm.
Bước đầu, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bình Dương xác định ông Khanh khi còn đương chức Bí thư, Chủ tịch UBND TX.Bến Cát đã có nhiều sai phạm về việc quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước. Cụ thể, ông Khanh đã không đề xuất tham mưu cho tập thể, thường trực, Ban Thường vụ Thị ủy bàn bạc, quyết định một số vấn đề quan trọng mà cá nhân tự quyết định thay cho tập thể.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương cũng chỉ ra việc ông Khanh đã đề xuất Ban Thường vụ Thị ủy một số vấn đề không phù hợp, thiếu cân nhắc về thời điểm, thiếu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong công tác cán bộ; can thiệp quá sâu vào công việc của chính quyền.
Theo Danviet
Xe buýt bỏ chuyến, ngành giao thông muốn tăng thêm 330 tỷ đồng tiền trợ giá Theo Sở Giao thông vận tải TPHCM, kinh phí trợ giá thấp khiến xe buýt thường xuyên bỏ chuyến, thậm chí có tuyến xe buýt bỏ chuyến hàng loạt. Do đó, sở này kiến nghị thành phố bổ sung dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt khoảng 330 tỷ đồng. Theo Sở GTVT TP, năm 2017, sản lượng vận tải hành...