Ra nhiều huyết trắng khi nóng trong người
Năm nay em 22 tuổi, sức khỏe vẫn bình thường, nhưng khi nóng trong người thì em có bệnh là ra huyết trắng nhiều.
Em đang thắc mắc về vấn đề này, mong nhận được sự chia sẻ và tư vấn của bác sĩ. (Lan Ngọc)
Ảnh minh họa: Beautifulhairstyle.info.
Trả lời
Em thân mên!
Chât ma em goi la huyêt trăng hay khi hư chinh la dich tiêt cua âm đao. Bình thường, dich tiêt âm đao dinh va có màu vàng nhat giống như màu kem. Trong thời kỳ rụng trứng, dich tiêt âm đao nhiều hơn va loang hơn do chứa nhiều nước hơn, trông giống như lòng trắng trứng gà.
Sư thay đôi nay cua dich tiêt âm đao trong thơi ky rung trưng nhăm tao điêu kiên cho tinh trung dê dang găp trưng đê thu tinh. Vi vây, nêu em co lương huyêt trăng nhiêu hơn binh thương thi đang ơ trong thơi ky rung trưng va không co gi đang lo ngai. Chi trư khi huyêt trăng cua em co mâu sâm va co mui hôi thi em cân phai đi kham phu khoa đê loai trư bênh tât.
Chuc em khoe va tư tin nhe!
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Bích Thủy
Video đang HOT
Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation
Theo VNE
Bí quyết phòng ngừa huyết trắng
Dẫu là bệnh phụ khoa khá phổ biến trong những năm gần đây, song huyết trắng bệnh lý không phải khó phòng ngừa và điều trị.
Điều quan trọng là chị em phải có kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe và có lối sống lành mạnh để không rước huyết trắng vào người.
Không chỉ thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, huyết trắng còn là nỗi ám ảnh của chị em văn phòng hay mặc quần áo chật, ít vận động và chị em sinh hoạt trong điều kiện nguồn nước không đảm bảo. Dưới đây là những bí quyết để bạn "đánh bay" các rắc rối do huyết trắng gây ra.
1. Khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ là thói quen lành mạnh giúp phòng bệnh hiệu quả nhất mà chị em phụ nữ nên áp dụng. Bởi nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chị em sẽ biết cách nhận diện sớm dấu hiệu bị huyết trắng và các bệnh phụ khoa khác ở "vùng kín", từ đó có những biện pháp chữa trị, phòng ngừa bệnh kịp thời. Thông thường, dù không có bệnh, chị em cũng nên đi khám phụ khoa ít nhất từ 1-2 lần/năm.
Ăn uống khoa học để chị em khỏe đẹp mỗi ngày
2. Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp chị em có một cơ thể khỏe mạnh. Trọng lượng cơ thể đóng vai trò quyết định khá lớn trong sức khỏe phụ khoa của bạn gái. Thực tế cho thấy, những phụ nữ quá gầy hoặc quá thừa cân thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh, chu kì kinh nguyệt biến mất, rong kinh, lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít...). Rối loạn kinh nguyệt kéo dài làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và điều tiết hooc môn, từ đó dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác.
Để đảm bảo sức khỏe, chị em nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán và nhiều dầu mỡ.
3. Tránh thức khuya
Thức khuya không những ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh như cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung mà còn có thể gây rối loạn nội tiết tố, khiến chị em có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa mà phái yếu dễ gặp do thức khuya bao gồm: Viêm nhiễm "vùng kín", u xơ tử cung, kinh nguyệt không đều, u xơ tuyến vú...
Sức đề kháng và miễn dịch giảm do thức khuya còn cơ hội giúp các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh mẽ trong cơ thể. Bởi vậy, chị em cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày và cần nhớ là tuyệt đối không làm việc và thức quá khuya.
4. Tập thể dục thường xuyên
Tập luyện thể dục, thể thao không những làm cho phái đẹp khỏe mạnh mà còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Thể dục tác động đến hệ thần kinh trung ương, các động tác thể dục tác động lên cơ thể, tạo ra những phản xạ có điều kiện, làm thay đổi những hiện tượng sinh lý bất thường và bệnh lý trong sản phụ khoa.
Đẩy lùi bệnh phụ khoa nhờ tập thể dục thường xuyên
5. Chăm sóc "tam giác mật" hàng ngày
Cách tốt nhất để chăm sóc âm đạo và âm hộ hàng ngày là vệ sinh với nước sạch, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi có quan hệ tình dục.
Chị em không nên lạm dụng quá nhiều dung dịch vệ sinh để vệ sinh "vùng kín", nên tránh dùng xà phòng có tính xát khuẩn cao và không thụt rửa sâu trong âm đạo. Sử dụng dung dịch hoặc xà phòng không đúng cách có thể "tiêu diệt" vi khuẩn tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu gia tăng và gây bệnh phụ khoa. Ngoài ra, chị em cần thường xuyên thay đồ lót, tránh mặc quần ẩm ướt hoặc quá dầy.
6. Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục an toàn là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ dàng lây nhiễm nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn là: Lậu, giang mai, HPV, HIV/AIDS... Khi nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh tình dục, người phụ nữ sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và các vấn đề rắc rối khác trong sức khỏe sinh sản.
7. Sử dụng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên
Việc huyết trắng lưu trú ở vùng "tam giác mật" khiến nhiều chị em e ngại trong việc khám chữa, điều trị. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị huyết trắng hiệu quả, chị em nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên được chiết xuất từ: Bạch truật, Đẳng sâm, Bán hạ chế, Trần bì, Khiếm thực, Liên nhục, Kim anh... Sản phẩm an toàn, giúp can thiệp tận gốc nguyên nhân gây ra huyết trắng, mà còn không làm mất đi độ cân bằng của môi trường âm đạo.
Huyết trắng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng, dứt điểm sẽ dẫn thụ thai khó, thậm chí vô sinh. Đặc biệt, huyết trắng bệnh lý còn gây phiền toái trong sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc lứa đôi.
Khi huyết trắng có những dấu hiệu bất thường, chị em cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo VNE
Lời khuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản từ bác sĩ Những lời khuyên cơ bản nhưng vô cùng hữu ích từ bác sỹ phụ khoa dưới đây sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tốt nhất. Chú ý đến dịch âm đạo Ngoài những lý do khiến âm đạo tiết nhiều dịch như: khi mang thai; dùng viên thuốc tránh thai, thiếu máu suy nhược cơ thể, thời...