Ra nhiều dịch trắng ở phụ nữ có phải mang thai không?
Dịch trắng xuất hiện ở vùng kín trong thời kỳ mang thai của phụ nữ là hiện tượng bình thường.
Tuy nhiên ở một số trường hợp, hiện tượng ra nhiều dịch trắng không phải do mang thai, đó lại là sự báo hiệu của một vài bệnh lý do các loại nấm, vi khuẩn gây nên. Bài viết dưới đây của Viknews Việt Nam sẽ giúp bạn trả lời cho các câu hỏi trên.
Dịch trắng là gì?
Dịch trắng là chất nhầy màu trắng sữa hoặc trắng trong và hơi loãng được tiết ra từ âm đạo, nó thường không gây ngứa và không hôi. Đây là loại dịch tiết sinh lý sau khi dậy thì của người phụ nữ. Dịch này giúp duy trì độ ẩm PH, giúp hạn chế các vi khuẩn gây bệnh vùng kín.
Không nên lau chùi âm đạo mạnh tay hoặc thụt rửa, làm như vậy sẽ mất cân bằng độ PH, gây viêm nhiễm vùng kín. Dịch trắng được phân biệt thành 2 dạng: Dịch trắng sinh lý và dịch trắng bệnh lý.
Dịch trắng sinh lý là gì?
Dịch trắng sinh lý là chất nhầy màu trắng trong, sờ hơi dính và có mùi không hôi được tiết ra sau quá trình rụng trứng và lượng nội tiết tố Progesteron tăng cao. Xuất hiện nhiều huyết trắng khi người phụ nữ lao động hoặc khi mang thai.
Dịch trắng bệnh lý là gì?
Dịch trắng bệnh lý có màu trắng đục, vàng xanh, xám,… Tùy thuộc vào các loại bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc khi phụ nữ mắc các bệnh về phụ khoa do các loại nấm bệnh gây nên sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa, rát vùng kín.
Ra nhiều dịch trắng có phải mang thai không?
Video đang HOT
Ra nhiều dịch trắng có phải mang thai không
Đối với phụ nữ đang mang thai, sự thay đổi lượng dịch tiết âm đạo là một trong các dấu hiệu của thai kỳ, nó thường xảy ra ở ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. Những tháng đầu tiên lượng hormone estrogen tăng lên, khiến cho dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn so với bình thường.
Điều này báo hiệu cho bạn biết đây là những dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên, việc dựa vào sự thay đổi dịch tiết của âm đạo để khẳng định việc mình có thai là một chỉ số chưa đáng tin cậy.
Đa số dịch trắng xuất hiện báo hiệu bạn đã mang bầu là khá nhiều, nó khiến cho chị em luôn cảm thấy bị ẩm ướt ở vùng kín. Khi thai nhi được khoảng 4 tuần, bạn không chỉ thấy ra huyết trắng mà còn kèm một số biểu hiện khác như kinh nguyệt không đều, cơ thể trở nên mệt mỏi, tức ngực, buồn nôn,…
Dịch trắng tiết ra nhiều, dấu hiệu của bệnh lý
Âm đạo tiết nhầy dịch trắng khiến chị em lo lắng
Hiện tượng tiết nhiều dịch trắng ở âm đạo của phụ nữ không hẳn là mang thai, bởi ra nhiều dịch trắng còn là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa. Khi lượng dịch tiết ra nhiều kèm với các bất thường về màu sắc, mùi hôi, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Âm đạo ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh.
Một số nguyên nhân cụ thể, như sau:
Nấm Candida Albicans: Màu trắng đục, có mùi hôi, gây cảm giác ngứa âm đạo, dịch trắng dính lại với nhau thành từng mảng.Do Trichomonas vaginalis: Màu vàng xanh, loãng, xuất hiện ở thành âm đạo, vùng kín có mùi hôi.Ung thư cổ tử cung: Dịch trắng thường ra kèm với máu tươi, thường xuyên chảy máu bất thường.U xơ tử cung: Dịch trắng ra nhiều, chảy máu bất thường hoặc có lẫn máu với mủ.Ung thư tử cung: Dịch trắng nhiều có thể lẫn máu, thường xuyên ra máu bất thường.Rối loạn tâm lý: Dịch trắng có màu trắng trong hoặc màu hơi vàng.Bạn nên đi khám khi nào?
Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường chị em nên đi khám bác sĩ
Hầu hết các dịch trắng thường vô hại, chúng ta thường thấy nó trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi bạn mang thai. Khi thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch trắng cùng với chất nhầy với các màu sắc bất thường như: Màu nâu, đốm đỏ, vàng, xanh,..Ngoài ra, dịch tiết ra nhiều hơn bình thường gây cảm giác ngứa, rát, và có mùi hôi. Đồng thời, nếu quan sát thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào đó, bạn nên đi khám để có được chẩn đoán tình trạng sức khỏe kịp thời nhất.
Đối với phụ nữ mang thai, dịch trắng là biểu hiện của một thai kỳ bình thường, trừ khi có thay đổi lớn về tính chất và số lượng
Lời kết:
Dấu hiệu ra nhiều dịch trắng có phải mang thai không, ngay sau khi bạn phát hiện dịch trắng tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn cần xác định nguyên nhân, nếu không phải do mang thai, kèm theo các biểu hiện bất thường thì bạn cần thăm khám phụ khoa để nhanh chóng phát hiện bệnh và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lựa chọn loại vải quần lót với chất liệu vải phù hợp, không nên lựa chọn quần quá chật.
Theo Viknews
Chuỗi hạt ngọc dương vật: Sinh lý hay bệnh lý?
Chuỗi hạt ngọc dương vật là dấu hiệu lành tính dễ gặp ở nam giới, đặc biệt là độ tuổi 20 - 30.
Biểu hiện ban đầu là những bóng nước nhỏ li ti xuất hiện ở rãnh hoặc vành bao quy đầu, không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên lại khiến phái mạnh lo lắng, hoang mang và mất tự tin trong sinh hoạt.
Chuỗi hạt ngọc dương vật mọc chủ yếu ở xung quanh quy đầu hoặc rãnh quy đầu hay dây hãm, tạo thành những hạt ngọc to nhỏ khác nhau, có kích thước từ 1-3mm, thường gây tổn thương nhiều ở hai bên dây hãm. Hạt ngọc tròn và sáng bóng, một số loại hạt ngọc khác có dạng lông hoặc dạng sợi. Hạt ngọc mọc không đồng đều, thành từng cụm, có thể xếp thành hình chu vi trong thứ tự một hàng hoặc nhiều hàng, hiện rõ trên lưng dương vật và bao quanh (không bao quanh) quy đầu. Màu sắc của hạt ngọc thường là màu trắng trân châu hoặc màu hồng nhạt hay cũng có thể là màu da. Một số trường hợp khác xuất hiện sưng đỏ nhẹ ở vài chỗ, không đau, không lở loét và bệnh nhân không cảm nhận được triệu chứng này. Hạt ngọc dương vật thường không có triệu chứng gì, có thể xuất hiện suốt đời, tuy nhiên tuổi càng lớn thì càng ít đi. Đặc biệt, những biểu hiện của chuỗi hạt ngọc rất dễ nhầm với các bệnh lây truyền qua đường quan hệ (sùi mào gà , hạ cam mềm, mụn rộp...) nên thường bị coi là một bệnh lý lây truyền qua đường quan hệ.
Hầu hết bệnh nhân tìm đến khám ở chuyên khoa da liễu vì họ nghĩ đây là bệnh lây qua đường quan hệ, dễ bị nhầm với các bệnh khác. Thực ra hạt ngọc dương vật hay hạt ngọc quy đầu là biến thể lành tính không có khuynh hướng ác tính, không phải là bệnh lây truyền qua đường quan hệ, thường gặp ở nam giới không cắt da quy đầu. Tuy nhiên, cơ chế tại sao phát triển là không biết rõ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi cắt da quy đầu thì những tổn thương này cũng tự hết.
Hạt ngọc dương vật là biến thể lành tính, không phải là bệnh lây truyền qua đường quan hệ.
Nguyên nhân gây chuỗi hạt ngọc dương vật hiện chưa biết rõ, nhưng những dấu hiệu từ thực tế cho thấy, hạt ngọc dương vật xuất hiện có thể do: thường gặp ở người chưa cắt da quy đầu 22% so với đã cắt da quy đầu 12%, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, đặc biệt là vệ sinh bao quy đầu chưa đung cách (chưa lộn hết ra và rửa sạch). Phái mạnh bị dài hoặc hẹp bao quy đầu nhưng không tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Cũng có thể các tổn thương này do ứ đọng chất smegma xung quanh quy đầu. Hạt ngọc dương vật hoàn toàn vô hại, do đó có thể điều trị hoặc không điều trị nếu phái mạnh biết cách vệ sinh, giữ cho quy đầu được sạch sẽ. Trong trường hợp tổn thương lan rộng, đau nhức và tiết dịch thì phải đi khám và điều trị bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh đường quan hệ như sùi mào gà hoặc mụn rộp sinh dục...
Khi đi khám, trường hợp có hạt ngọc dương vật cũng không nên quá lo lắng bởi không có xét nghiệm nào đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ có thể làm sinh thiết tổn thương. Trên sinh thiết cho thấy có mạch máu thành mỏng ở lớp bì, tăng sinh nguyên bào sợi. Nguyên bào sợi hình sao hay đa nhân. Cấu trúc xung quanh rất nhiều mô sợi.
Vì không có triệu chứng và lành tính nên phần lớn các trường hợp có hạt ngọc dương vật thì không cần điều trị đặc hiệu. Thế nhưng không điều trị có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ khiến nam giới bất an, luôn trong tâm trạng quá lo lắng, nghĩ là mình có bệnh, thậm chí là trầm cảm. Vì vậy, có trường hợp để đảm bảo thẩm mỹ và giải quyết vấn đề tâm lý, nam giới cũng yêu cầu điều trị. Phương pháp áp dụng điều trị hạt ngọc dương vật là đốt bằng laser CO2, nạo bằng curet và phẫu thuật cắt bỏ. Gần đây có tiến bộ trong kỹ thuật laser cho chúng ta những phương pháp lấy bỏ hiệu quả hơn.
Tom lai, có thể nói chuỗi hạt ngọc dương vật là hiện tượng sinh lý, không phải là bệnh. Phòng ngừa bằng cách có thể cắt da quy đầu sớm, vệ sinh quy đầu và vùng kín sạch sẽ. Cung cấp kiến thức cho nam giới thấy đây là tổn thương lành tính, đôi khi không cần điều trị. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của hạt ngọc dễ nhầm với các bệnh lý lây truyền đường quan hệ khác, vì vậy, khi gặp những dấu hiệu lạ ở vùng kín, nam giới vẫn cần đi khám hoặc tư vấn của bác sĩ để loại trừ các bệnh viêm nhiễm hoặc lây truyền. Phái mạnh cũng nên thường xuyên sử dụng "ba con sâu" khi quan hệ, chung thủy một vợ một chồng - đây là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm nguy hiểm.
BS. Tâm Anh
Theo docbao.vn
35 tuổi mà đã mất ham muốn "vợ chồng" có phải là bệnh? Giảm ham muốn tình dục là tình trạng giảm hoặc không có ham muốn sinh hoạt tình dục, hay có ham muốn nhưng không thể thực hiện hành vi tình dục. Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bác sĩ, em năm nay 35 tuổi. Khoảng 1 năm gần đây em không còn ham muốn chuyên vợ chồng. Trước đó em vẫn quan...