Ra máu, đau bụng sau khi “yêu”: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm
Quan hệ tình dục được ví như ngọn lửa sưởi ấm tình yêu, gắn kết hai trái tim cùng chung nhịp đập. Tuy nhiên, sau màn mây mưa, nhiều chị em gặp tình trạng đau bụng khiến nàng vô cùng lo lắng.
Chị Nguyễn Hồng Thu – tên nhân vật đã được thay đổi (32 tuổi, Hà Nội) cho biết, hai vợ chồng chị kết hôn được hơn 3 năm và có một em bé kháu khỉnh gần 2 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây mỗi lần “ái ân” chị lại đau bụng dưới và đôi khi còn ra máu khiến chị vô cùng sợ hãi.
“Trước khi sinh con, vợ chồng em vẫn quan hệ bình thường và không có hấu hiệu gì. Nhưng từ lúc sinh bé xong, vợ chồng em có hay quan hệ mạnh nên đã nhiều lần bị xuất huyết ra máu trong ngày rồi hết.
4 hôm trước vợ chồng em cũng làm chuyện ấy nhưng không mạnh mà vẫn ra ít máu và có dấu hiệu đau nhói bụng liên tục, bụng căng cức rất khó chịu.
Hiện giờ em đang rất lo lắng, không biết có nguy hiểm không và cần phải làm gì để chấm dứt tình trạng trên”, chị Thu thắc mắc.
Ảnh minh họa
Chia sẻ về trường hợp của chị Thu, ThS.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, rất nhiều cặp đôi gặp tình trạng tương tự như vậy, điều này gây tâm lý hoang mang lo lắng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Theo vị bác sĩ, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rắc rối này:
Thứ nhất, tác động của yếu tố sinh lý
- Tư thế quan hệ
Cuộc yêu quá vội vàng, màn dạo đầu chưa đủ lâu để cơ thể thả lỏng khiến bàng quang bị chèn ép, các cơ bụng dưới bị dồn lực, căng cứng đột ngột khiến các cặp đôi gặp tình trạng đau bụng dưới âm ỉ.
“Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp do “yêu” với những tư thế mới lạ, thô bạo dễ bị đau bụng sau “yêu” do tử cung và thành bụng phải chịu áp lực nên cơ thể phản ứng lại bằng cách co bóp liên tục để tạo ra các cơn đau”, bác sĩ Thành giải thích.
- Thời gian quan hệ quá dài
Nam giới luôn muốn thể hiện mình bằng việc chinh phục bạn nữ bền bỉ và lâu dài nhất. Việc bàng quang, bụng bị chịu áp lực trong thời gian quá lâu khiến bạn nữ bị căng tức bụng dưới, đau âm ỉ khó chịu sau cuộc yêu.
Video đang HOT
- Quan hệ tình dục trong tâm lý không thoải mái
Những trường hợp phải gượng ép hoặc căng thẳng khi quan hệ rất dễ bị giảm chất nhầy và khó đạt cực khoái. Khi ấy, âm đạo dễ bị tổn thương, chảy máu vì không được bôi trơn đầy đủ nên sau khi quan hệ dễ bị đau bụng.
Không chỉ có vậy, căng thẳng khi “yêu” cũng khiến cho hoạt động co bóp của cổ tử cung bị rối loạn. Nếu cơ co thắt tử cung hoạt động mạnh sẽ tạo ra cơn đau bụng sau khi quan hệ.
Ảnh minh họa
Thứ hai, ảnh hưởng từ bệnh lý bên trong cơ thể
- Các bệnh lý tử cung
Viêm cổ tử cung, viêm tử cung là bệnh lý gây nên tình trạng đau bụng dưới kéo dài, đau nặng có thể lan ra vùng hông, bẹn, đùi, đồng thời xuất hiện khí hư có màu xanh, vàng, mùi hôi tanh khó chịu. Nguyên nhân gây viêm có thể do quá trình vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, nạo phá thai,…gây viêm nhiễm tạp khuẩn, trùng roi.
Chị em bị viêm vùng chậu nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Dấu hiệu điển hình của bệnh là đau vùng đáy chậu, thắt lưng sau quan hệ, đau bụng dưới âm ỉ kèm theo sốt, cơ thể mệt mỏi,…
Các bạn nữ gặp tình trạng u xơ tử cung thường có kinh nguyệt không đều đặn, kinh kéo dài bất thường, đau tức bụng trong và sau khi giao hợp.
U nang buồng trứng là bệnh lý gặp nhiều ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ và sức khỏe phái đẹp. Các chị em bị u nang buồng trứng thường xuyên đau bụng râm ran khi quan hệ, vận động mạnh, gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, có thế xuất huyết âm đạo bất thường.
Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của người nữ, bệnh gây đau bụng dữ dội khi nội mạc bị bong ra, đặc biệt khi quan hệ lúc nam giới nằm trên cơ thể.
“Đau bụng sau khi quan hệ tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý ở cơ quan sinh dục, vì thế các cặp đôi hãy tự bảo vệ cơ thể bằng cách thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để theo dõi dấu hiệu và có biện pháp xử lý kịp thời”, bác sĩ Thành cảnh báo.
6 điều xảy ra trong kỳ kinh cảnh báo tình trạng sức khỏe
Chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng sức khỏe. Những thay đổi trong kỳ kinh có thể là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe.
1. Ra nhiều cục máu đông
BS. Bùi Thị Phương, chuyên khoa Sản (Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội) cho biết, khi hành kinh, máu kinh nguyệt bình thường của nữ giới có màu đỏ hoặc đỏ thẫm. Trong những ngày hành kinh, nếu kinh nguyệt ra máu đôngkèm các hiện tượng sau thì được xem là bình thường: Ra máu đông ở ngày đầu tiên của những ngày hành kinh; Không gây đau đớn hoặc đau nhưng rất nhẹ.
Tuy nhiên, các cục máu đông lớn hơn có thể là dấu hiệu của chứng rong kinh (máu kinh kéo dài hoặc rất nhiều). Sự mất cân bằng hormone dẫn đến dòng chảy rất nhiều có thể là nguyên nhân và các cục máu đông lớn cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc thậm chí là sảy thai.
Tình trạng kinh nguyệt ra máu đông là dấu hiệu nguy hiểm và cảnh báo tình trạng sức khỏe khi diễn ra với tần suất liên tục và nhiều thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở cơ quan sinh sản, cần được bác sĩ tìm ra nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nếu như kinh nguyệt ra máu đông kèm theo cảm giác đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, buồn nôn, chóng mặt, tê lạnh chân tay, mồ hôi ra nhiều... thì nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung...
Kinh nguyệt ra máu đông cũng có thể đi kèm một số triệu chứng bất thường khác như máu kinh có mùi chua, hôi rất khó chịu; Máu kinh đen khác thường; Máu kinh có lẫn các chất nhầy dai, bết dính, dễ kéo thành sợi...
Những thay đổi trong kỳ kinh có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe.
2. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
Ở nữ giới có sức khỏe bình thường, chu kỳ kinh nguyệt thường cách nhau 28-32 ngày và thời gian hành kinh diễn ra khoảng từ 2-7 ngày. Như vậy nếu chị em phụ nữ có số ngày "đèn đỏ" nhiều hơn 7 ngày thì có nghĩa là chị em đang gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài.
Nếu kinh nguyệt kéo dài do cơ năng thì có thể không quá nguy hiểm vì đây là nguyên nhân do chức năng sinh lý và nội tiết tố không ổn định. Với nguyên nhân này, chị em chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì chu kỳ kinh nguyệt có thể quay trở lại bình thường. Nếu nguyên nhân kéo dài chu kỳ kinh nguyệt là thực thể thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn. Bởi lúc này chu kỳ kinh nguyệt kéo dài chính là triệu chứng của các bệnh phụ khoa hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí gây vô sinh, hiếm muộn.
Nếu bạn nhận thấy kinh nguyệt của mình đến thường xuyên, cách nhau dưới 21 ngày hoặc kéo dài hơn 7 ngày trong hơn ba tháng, cần đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa đề được tư vấn phù hợp.
3. Chuột rút
Hơn một nửa số phụ nữ có kinh nguyệt bị đau ở bụng dưới, đùi hoặc lưng trong một hoặc hai ngày mỗi tháng, ngay trước hoặc khi bắt đầu ra máu. Một số phụ nữ cũng cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi hoặc bị tiêu chảy. Nguyên nhân gây chuột rút (hoặc đau bụng kinh nguyên phát) là do cơ co thắt tử cung khi nó thắt chặt và thư giãn để thoát khỏi lớp niêm mạc. Những biểu hiện này có thể giảm đi theo tuổi tác và có thể dừng lại sau khi bạn sinh con.
Một số cơn chuột rút bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn bình thường. Các tế bào giống tế bào từ niêm mạc tử cung có thể đang phát triển ở những vị trí bên ngoài tử cung (lạc nội mạc tử cung) hoặc vào thành tử cung (u tuyến). Bạn có thể bị u xơ (phát triển không phải ung thư tử cung) hoặc bị viêm vùng chậu, một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh và đau đớn lâu dài.
Nếu bạn đột nhiên bắt đầu bị đau lưng dưới hoặc đau vùng chậu trong kỳ kinh nguyệt, có thể có điều gì khác đang xảy ra. Chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, một tình trạng trong đó mô tử cung lọt vào khoang chậu, dính vào các cơ quan lân cận như buồng trứng, ống dẫn trứng, thậm chí cả trực tràng.
4. Nhức đầu thường xuyên
Đau đầu vào khoảng thời gian bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có thể liên quan đến việc giảm nồng độ estrogen hoặc giải phóng prostaglandin. Nó được gọi là chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt. Nhiều phụ nữ có thể không nhận ra nó là chứng đau nửa đầu vì không có cảm giác đau và nó kéo dài hơn các loại khác. Thuốc giảm đau chống viêm như axit mefenamic và naproxen có thể giúp ngăn ngừa chúng. Hoặc bác sĩ có thể muốn cố gắng giữ mức estrogen ổn định hơn.
5. Chảy máu sau khi mãn kinh
Đó có thể là do polyp tử cung. Phụ nữ trẻ hơn có thể mắc bệnh này, nhưng chúng phổ biến hơn ở những phụ nữ không còn kinh nguyệt nữa. Những sự phát triển này có liên quan đến mức độ estrogen của bạn, vì vậy bạn cũng có thể mắc phải chúng nếu bạn đang dùng tamoxifen cho bệnh ung thư vú. Polyp có thể trở thành ung thư và ung thư nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nhiều sau mãn kinh.
Khi có những thay đổi trong kỳ kinh cần đi khám để được điều trị thích hợp.
6. Nếu chu kỳ của bạn biến mất
Mặc dù hội chứng buồng trứng đa nang và các vấn đề về tuyến giáp có thể khiến lượng kinh nguyệt nhiều hơn và kéo dài hơn. Những thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến hai tình trạng này cũng có thể tạm thời làm mất kinh. Căng thẳng quá có thể làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, có nghĩa là bạn có thể bỏ qua một hoặc hai kỳ kinh.
Giảm cân quá mức làm giảm sản xuất chất béo trong cơ thể và estrogen, làm cho kinh nguyệt ít hơn hoặc không tồn tại. Sự dao động hormone xảy ra khi đang cho con bú và trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không thể đoán trước hoặc không có kinh nguyệt trong nhiều tháng.
Nếu nhận thấy kỳ kinh nguyệt của mình tạm dừng kéo dài hơn ba tháng và chắc chắn rằng không mang thai, hãy đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng không có lý do nào khác khiến kỳ kinh của bạn bị biến mất .
Nếu bạn đang phải đối mặt với những cơn đau bụng kinh dữ dội khiến bạn phải rời khỏi thói quen hàng ngày, không thuyên giảm sau khi bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc làm phiền bạn vào những thời điểm khác trong tháng, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Đau dạ dày sau quan hệ tình dục có đáng lo? Cơn đau dạ dày sau "chuyện ấy" có thể là kết quả của một số nguyên nhân, bao gồm cả sự thâm nhập sâu khi giao hợp, có thể kích hoạt dây thần kinh vận mạch, liên kết não, tim và hệ tiêu hóa, do tiếp xúc với cổ tử cung... 1. Nguyên nhân phổ biến đau dạ dày sau "chuyện ấy" Phản...