Ra mắt ứng dụng bảo vệ trẻ em ‘Tổng đài 111′
Ngày 13-12, tại Hà Nội, Cục Trẻ em, Microsoft và ChildFun Việt Nam chính thức công bố ứng dụng bảo vệ trẻ em ‘ Tổng đài 111′ trên nền tảng IOS và Android.
Ra mắt ứng dụng bảo vệ trẻ em “Tổng đài 111″.
Ứng dụng sẽ cho phép báo cáo và phản hồi về các trường hợp nghi vấn xâm hại trẻ em để nhận được sự hỗ trợ cần thiết, đồng thời hỗ trợ công tác nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin trong các hoạt động liên quan đến bảo vệ trẻ em.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, kho thư viện tài liệu cũng được xây dựng nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về quyền trẻ em cùng một số kỹ năng giáo dục an toàn cho trẻ em.
15 năm qua, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em – phím số diệu kỳ 18001567, nay là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 4 triệu cuộc gọi đến.
Tổng đài đã tư vấn hơn 300.000 ca và hỗ trợ, can thiệp gần 5.000 trường hợp trẻ em bị xâm hại. Các cuộc gọi về xâm hại, bạo lực trẻ em có xu hướng tăng đột biến trong 3 năm gần đây.
Đặc biệt trong các ca can thiệp của tổng đài, các ca bạo lực, xâm hại chiếm tỷ lệ cao (34,6% ca là bạo lực và 34,8% là xâm hại về quan hệ). Số lượng cuộc gọi đến tổng đài nhiều nhất là các tỉnh đến từ miền Bắc, trong đó cao nhất là đồng bằng sông Hồng (32,9%), các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (22,4%). Các địa phương có ít cuộc gọi đến nhất là khu vực Tây Nguyên.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Công ty mẹ của TikTok bị kiện vì thu thập dữ liệu trẻ em bán cho nhà quảng cáo
ByteDance mới đây đã bị kiện vì vi phạm vào đạo luật riêng tư của trẻ em với cáo buộc thu thập dữ liệu của người dùng nhỏ tuổi thông qua ứng dụng chia sẻ video của mình.
ByteDance đã mua lại Musical.ly vào năm 2017, dịch vụ này sau đó đã được đổi tên thành TikTok. Theo khiếu nại được gửi tới tòa án quận ở bang Illinois (Mỹ) vào hôm 3/12, ByteDance đã thu thập dữ liệu của người dùng TikTok dưới 13 tuổi mà không có sự đồng thuận của phụ huynh rồi bán cho các nhà quảng cáo bên thứ ba, hành vi này được cho là đã bắt đầu từ năm 2014.
Cụ thể là Đạo luật Bảo vệ quyền Riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA) nghiêm cấm các công ty truyền thông xã hội thu thập dữ liệu trẻ em mà không có sự đồng thuận rõ ràng của cha mẹ. Nếu vi phạm vào quy định này, rất có thể công ty cung cấp dịch vụ sẽ phải đối mặt với các đơn kiện từ phía cơ quan chức năng mà trong đó có cả Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kì (FTC).
Phản ứng trước sự kiện này, một phát ngôn viên của TikTok cho biết: " TikTok đã sớm nhận thức được vấn đề nhắc tới trong bản cáo trạng này từ trước đó, tuy nhiên chúng tôi không đồng tình với các cáo buộc được đưa ra bởi vì chúng tôi đang làm việc với các bên liên quan để cùng đi tới một giải pháp toàn diện. Giải pháp ấy sẽ sớm được công ty thông báo".
Bản cáo trạng này đã tiếp tục bổ sung thêm vào danh sách những lo ngại về việc các công ty Trung Quốc đang thu thập dữ liệu người dùng để gửi về Bắc Kinh. Trước đó, ByteDance cũng đã phải đối mặt với một rắc rối pháp lý liên quan tới COPPA. Cụ thể là đầu năm nay, FTC đã tuyên bố án phạt lên tới 5,7 triệu USD cho ứng dụng Musical.ly vì vi phạm vào đạo luật kể trên. Tháng 9/2019 vừa qua, Youtube cũng đã phải đối mặt với án phạt tương tự, song lần này khoản tiền phạt đã lớn hơn rất nhiều: 170 triệu đô la.
Theo vnreview
mAICallcenter: Tổng đài trợ lý ảo của doanh nghiệp thời đại 4.0 Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ đáng kinh ngạc của trí tuệ nhân tạo, giờ đây, các doanh nghiệp đã tìm ra giải pháp cho bài toán chăm sóc khách hàng hiệu quả. Thay thế những tổng đài truyền thống nhiều bất cập, MobiFone dẫn đầu xu hướng với dịch vụ tổng đài tự...