Ra mắt robot y tá mới, là ‘em gái’ của người máy Sophia
“Cha đẻ” của công dân robot đầu tiên trên thế giới Sophia vừa cho ra mắt một mẫu người máy mới có tên là Grace, hướng tới phục vụ thị trường chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19.
Nữ y tá người máy Grace. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, người máy Grace có khuôn mặt đậm nét Á Đông, mặc bộ đồng phục y tá màu xanh. Người máy này được trang bị camera hồng ngoại gắn trên ngực, có thể đo nhiệt độ và mức độ phản ứng của người tương tác. Người máy sử dụng trí thông minh nhân tạo để chẩn đoán bệnh và có thể nói tiếng Anh, tiếng Trung.
“Tôi có thể đến thăm người bệnh và làm họ vui vẻ hơn. Tôi cũng có thể áp dụng liệu pháp trò chuyện, lưu trữ hồ sơ bệnh nhân và giúp những nhân viên y tế khác”, Grace trả lời phóng viên khi đứng cạnh chị gái Sophia tại xưởng chế tạo của công ty Hanson Robotics trụ sở ở Hong Kong (Trung Quốc).
Việc thiết kế ngoại hình của Grace giống nhân viên y tế và khả năng tương tác xã hội nhằm hướng tới mục đích giảm tải gánh nặng cho đội ngũ tuyến đầu ở các bệnh viện đang bị quá tải trong đại dịch.
Nhà sáng chế David Hanson cho biết Grace có thể biểu hiện cảm xúc với 48 nét mặt. Ông nói: “Một mô hình giống người thật sẽ giúp xây dựng niềm tin và tạo sự gắn bó tự nhiên khi tương tác trực tiếp”.
Video đang HOT
Quá trình tạo hình của Grace. Ảnh: Reuters
Với trí thông minh nhân tạo, Grace có thể áp dụng liệu pháp trò chuyện, lưu trữ hồ sơ của bệnh nhân và giúp những nhân viên y tế khác. Ảnh: Reuters
Awakening Health – doanh nghiệp liên doanh giữa công ty Hanson Robotics và Singularity Studio – dự kiến sản xuất hàng loạt phiên bản beta thử nghiệm của Grace vào tháng 8 tới. Công ty cũng có kế hoạch triển khai thế hệ người máy này vào năm sau tại các thị trường bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hanson cho biết chi phí để chế tạo robot, hiện ngang bằng với một chiếc xe ô tô hạng sang, sẽ giảm sau khi công ty sản xuất được hàng chục hay hàng trăm nghìn người máy.
Grace ra mắt trong bối cảnh tác động toàn cầu của virus SARS-CoV-2 đã khiến nhu cầu về người máy trở nên cấp thiết.
Bị mắc kẹt trong nhà do các lệnh phong tỏa và hạn chế thời COVID-19, tâm lý nhiều người đã bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ tiêu cực. “Nếu như họ được giúp đỡ thông qua những con robot kiểu này, chắc chắn điều đó sẽ tác động tích cực đối với xã hội”, Kim Min-sun, giáo sư giao tiếp tại Đại học Hawaii (Mỹ), nhận xét.
Thái Lan có 47 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 27/5, cơ quan y tế Thái Lan ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 theo ngày ở mức cao nhất từ đầu dịch với 47 người không qua khỏi trong 24 giờ qua. Trước đó một ngày, Thái Lan cũng ghi nhận mức cao mới ở thời điểm đó là 41 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 12/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bên cạnh đó, Thái Lan có thêm 3.323 ca nhiễm mới, trong đó 1.219 ca ở các nhà tù. Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 141.217 ca nhiễm, trong đó có 920 ca tử vong. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết chính phủ đã đẩy nhanh việc tiêm chủng cho các nhân viên y tế và người dân ở những khu vực có nguy cơ, những người từ 60 tuổi trở lên và những người có bệnh nền. Thái Lan đã có hơn 3 triệu người được chủng ngừa COVID-19, trong đó có khoảng 2 triệu người tiêm mũi đầu tiên và khoảng 1 triệu người tiêm mũi thứ hai.
* Trong một diễn biến khác, theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/5 công bố một loạt các biện pháp trong đó có việc không bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang sau khi đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm khuyến khích người dân tích cực tham gia vào chương trình tiêm chủng mở rộng đang được thực hiện trên quy mô toàn quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế sở tại đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các biện pháp trên, cho rằng khi nới lỏng hoàn toàn các quy định về giãn cách xã hội có thể khiến dịch tái diễn.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc (MOHW) cho biết các biện pháp giãn cách xã hội hiện tại, bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên, sẽ dần được nới lỏng đối với những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Cụ thể, bắt đầu từ tháng 6, những người đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19 sẽ được miễn trừ việc thực hiện lệnh cấm tụ tập trực tiếp với các thành viên trong gia đình vốn hiện chỉ được phép cho tối đa 8 người. Từ tháng 7, những người này sẽ có thể ra ngoài mà không cần đeo khẩu trang, và lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên sẽ được dỡ bỏ đối với những người đã được tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine.
Ngoài ra, các cơ sở tôn giáo sẽ được phép tổ chức các hoạt động có sự tham gia không hạn chế số lượng của những người đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Đến tháng 10 tới, khi hơn 70% dân số dự kiến sẽ được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine thì các biện pháp giãn cách xã hội hiện nay sẽ được sửa đổi hoàn toàn, nới lỏng đáng kể các quy định trong đó có việc đeo khẩu trang trong không gian kín. MOHW cũng lưu ý thêm rằng những người đã tham gia tiêm chủng sẽ được giảm giá vé vào một số cơ sở văn hóa do nhà nước quản lý bao gồm bảo tàng, công viên và nhà hát.
Nhận định về quy định mới trên, một số chuyên gia y tế Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng việc dỡ bỏ các hạn chế cách ly đối với những người chưa được tiêm chủng đầy đầy đủ 2 mũi vaccine có thể dẫn đến việc lây lan rộng hơn trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể mới ngày càng tăng. Chon Eun-mi, một chuyên gia về bệnh hô hấp tại Trung tâm Y tế Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc) cho biết: "Theo dữ liệu từ các cơ quan y tế của Vương quốc Anh, 1 liều vaccine của hãng Pfizer hoặc AstraZeneca chỉ có 34% hiệu quả với biến thể mới có nguồn gốc từ Ấn Độ". Bà Chon Eun-mi nhấn mạnh hiện vẫn còn quá sớm để Hàn Quốc có thể nới lỏng các quy tắc giãn cách xã hội khi tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn quá thấp.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), tính đến ngày 27/5, hơn 4 triệu người (tương đương 7,8% dân số) đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 2,01 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi. Cụ thể 2,07 triệu người được tiêm vaccine AstraZeneca và 1,96 triệu người được tiêm vaccine Pfizer. Theo chuyên gia Chon Eun-mi, việc nới lỏng cách biện pháp giãn cách xã hội chỉ nên được xem xét khi ít nhất 60% dân số đã được tiêm vaccine mũi đầu và tới 50% đã được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi.
Về phần mình, ông Jung Jae-hun, Giáo sư y tế dự phòng tại Đại học Y Gachon (Hàn Quốc) cho biết hiện còn một mối quan tâm khác là làm thế nào các cơ quan chức năng có thể kiểm tra xem những người không đeo khẩu trang trên đường đã được tiêm phòng đầy đủ hay chưa khi quy định không bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số người được dỡ bỏ từ tháng 7 tới.
Từ ngày 15/4, Chính phủ Hàn Quốc đã cho ra mắt ứng dụng cấp Giấy xác nhận tiêm phòng COVID-19 trên điện thoại di động cho những người đã được tiêm chủng. Hệ thống sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) nhằm ngăn ngừa khả năng giả mạo này giúp xác nhận việc tiêm phòng nhưng không lưu trữ thông tin cá nhân sau khi hoàn tất xác nhận.
Cảnh báo về tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tại Malaysia Malaysia đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 mới, buộc chính phủ phải áp dụng biện pháp hạn chế đi lại trên toàn quốc cho tới hết tháng 6 để ngăn chặn virus tiếp tục lây lan. Đáng chú ý, số liệu gần đây cho thấy số ca mắc ở trẻ em và trẻ sơ sinh đang gia tăng một cách đáng...