Ra mắt Mạng xã hội Vì môi trường đầu tiên tại Việt Nam – Vngreen
Mạng xã hội là một nền tảng tốt để tạo nên ý thức cộng đồng cho con người nói chung. Những hành động, những thông điệp ý nghĩa đều được nhân rộng qua các nền tảng mạng xã hội.
#litterati xuất phát từ Jeff Kirschner, lấy cảm hứng từ hành động nhặt lon nước trên mặt đường của con gái anh khi cả 2 đang đi dạo trong rừng năm 2012. Anh nảy ra ý tưởng khá “điên” của thời đó là “dọn vệ sinh có thể trên quy mô toàn cầu”, Jeff đã lập tài khoản mang tên @litterati chỉ chuyên đăng các hình ảnh về rác, nhặt rác… đi kèm hashtag #litterati, và thật bất ngờ khi hashtag này được hưởng ứng rất nhiều.
Hay như chương trình BluePlanet II, chương trình truyền hình nổi tiếng này đã tạo được ấn tượng và sự quan tâm của đại đa số người xem. Kết quả tìm kiếm từ khóa liên quan đến rác thải nhựa trên Google đều tăng vọt sau đó. Chưa hết, nền tảng mạng xã hội (Twitter) lại là “đòn bẩy” giúp câu chuyện về rác thải nhựa tiếp tục được “hâm nóng”, mọi người bàn tán, ủng hộ rất sôi nổi. Tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết về vấn đề bảo vệ môi trường biển vô tình được Twitter lan tỏa. Đương nhiên nó cũng tạo nên một “phong trào” về ý thức hạn chế rác thải nhựa trong sinh hoạt hàng ngày.
Hai câu chuyện trên cho thấy, môi trường đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu, tuy vậy để “môi trường” trở thành một “vấn đề nghiêm trọng” trong ý thức mỗi con người thì có lẽ mạng xã hội lại đang làm khá tốt điều đó.
Trong một báo cáo của Internet Pew Project cho biết, có đến 67% người trưởng thành sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Trong đó, độ tuổi từ 18-29 chiếm đến hơn 83%, và 35% người sử dụng mạng xã hội có độ tuổi trên 65.
Khác với các nền tảng truyền thông thường thấy như tivi, đài báo,.. Mạng xã hội là một nơi để mọi người có thể trò chuyện, thể hiện bản thân… Mạng xã hội đề cao sự tương tác giữa các người dùng.
Do đó, việc truyền tải thông điệp hoặc kêu gọi hành động sẽ mang lại hiệu quả có thể là tốt hơn nhiều so với các kênh truyền thông truyền thống mà chúng ta thường thấy.
Các chiến dịch bảo vệ môi trường trên nền tảng xã hội đã được hình thành từ vài năm trở lại đây. Cũng bởi yếu tố “tương tác” được đặt lên hàng đầu mà các chiến dịch ý nghĩa và nhân văn được hưởng ứng rất nhiều.
Sau tất cả những điều này, có thể thấy, mạng xã hội là một nền tảng tốt để tạo nên ý thức cộng đồng cho con người nói chung. Những hành động, những thông điệp ý nghĩa đều được nhân rộng qua các nền tảng mạng xã hội.
Video đang HOT
Đó cũng là 1 trong lý do chính mà Tạp chí Kinh tế Môi trường chúng tôi phối kết hợp với nhiều cơ quan quan trọng của Bộ Tài nguyên Môi trường cùng sự đồng ý của Bộ Thông tin Truyền thông ra mắt Mạng xã hội Vì môi trường đầu tiên tại Việt Nam – Vngreen.
Tất cả vì 1 Việt Nam Xanh!
Chương trình sách quốc gia sẽ được thực hiện trong 5 năm
Chương trình sách mang tầm quốc gia, bao quát tinh hoa của dân tộc và thế giới, hướng đến mọi tầng lớp bạn đọc, sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Tại buổi góp ý cho đề án Chương trình sách quốc gia tại TP.HCM vào sáng 19/3, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ thông tin và Truyền thông, cho biết bộ đang xây dựng đề án Chương trình sách quốc gia.
Nhiều người làm công tác xuất bản bày tỏ sự vui mừng khi Việt Nam có một chương trình sách mang tầm quốc gia, đúc kết được tinh hoa tri thức của thế giới và Việt Nam.
Ông Nguyễn Nguyên thông tin về đề án Chương trình sách quốc gia sắp được triển khai. Ảnh: Duy Hiệu.Cần có Chương trình sách quốc gia
Ông Nguyễn Nguyên cho biết việc xây dựng đề án đã được Ban Bí thư giao nhiệm vụ tại Chỉ thị số 42-CT/TW và thông báo kết luận số 19-TB/TW.
Đề án này sẽ được xây dựng trên cơ sở tích hợp 4 đề án đã được xây dựng trước đây, Chính phủ đồng thuận về mặt chủ trương: Chương trình sách quốc gia; phát triển xuất bản phẩm điện tử; quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài; chương trình quốc gia xuất bản các loại sách thiết yếu về chính trị - xã hội và văn hóa.
Một thực tế không thể phủ nhận là việc xuất bản sách góp phần nâng cao dân trí, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần phát triển đất nước, con người Việt Nam thời kỳ mới.
Dù trong lĩnh vực xuất bản đã có một số chương trình, dự án về sách được triển khai, các chương trình này chỉ tập trung một số đối tượng nhất định, còn một số nội dung và đối tượng chưa được đáp ứng.
Đến nay, nước ta chưa có chương trình tổng thể, đồng bộ ở tầm quốc gia về xuất bản sách chất lượng cao, sách cho đông đảo tầng lớp nhân dân và sách phục vụ thông tin đối ngoại.
Trong khi đó, một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng các chương trình sách quốc gia, giúp họ giới thiệu, phổ biến đặc trưng, cốt lõi của quốc gia ra toàn thế giới. Đến lúc này, Việt Nam cần có chương trình sách mang tầm quốc gia, bao quát được nội dung và hướng đến mọi tầng lớp bạn đọc.
Dự kiến Chương trình sách quốc gia được thực hiện trong 5 năm (2022-2026), xuất bản 500 đầu sách. Sau khi tổng kết giai đoạn đầu, đơn vị thực hiện tiếp tục kiến nghị, triển khai theo từng giai đoạn từ 2027 đến 2031. Nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa.
Ông Dương Thành Truyền, quyền Giám đốc NXB Trẻ, góp ý cho đề án. Ảnh: Chí Hùng.
Phải tập hợp được tinh hoa của Việt Nam và thế giới TS Quách Thu Nguyệt, nguyên Giám đốc NXB Trẻ, cho biết bà mong những người làm đề án sách quốc gia bỏ lối tư duy và cách làm xưa cũ để tạo nên bước đột phá giúp nâng cao dân trí, với tinh thần khai sáng, tạo động lực bứt phá từ lãnh đạo, cán bộ viên chức đến giới trẻ để có hội nhập, thích nghi với nền kinh tế tri thức và công nghệ 4.0.
"Đề án mang tên chương trình sách quốc gia nên cần xác định tầm dự án quốc gia. Chương trình sách quốc gia sẽ không làm thay, không giẫm chân những công việc mang tính trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn, kinh doanh của gần 60 nhà xuất bản và hàng trăm công ty sách tư nhân đang làm", TS Nguyệt nêu quan điểm.
Theo bà Nguyệt, mục tiêu cần xác định rõ đây là chương trình sách mang tính khai sáng, nhằm giúp nhân dân tiếp cận tri thức tinh hoa của thế giới, tri thức của dân tộc Việt. Qua đó, chúng ta có thể rút ngắn được khoảng cách với bè bạn thế giới.
Mặt khác, thông qua đề án này, bạn bè thế giới hiểu đúng và sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
Chương trình sách quốc gia sẽ không làm thay, không giẫm chân những công việc mang tính trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn, kinh doanh của gần 60 nhà xuất bản và hàng trăm công ty sách tư nhân đang làm.
TS Quách Thu Nguyệt
Bà Nguyệt đề nghị những người làm đề án tuyển chọn sách và dịch chính xác, khoa học những tác phẩm kinh điển, cũng như hiện đại, mang tính khai sáng dưới nhiều thể loại như khảo cứu, kinh tế, lịch sử, chính trị, văn học nghệ thuật, khoa học chuyên ngành, ý tưởng sáng tạo, phát minh khoa học, nhân vật, câu chuyện truyền cảm hứng.
Bên cạnh đó, đề án phải tuyển chọn, giới thiệu, dịch thuật những tác phẩm đất nước, con người, lịch sử văn hóa của Việt Nam ở quá khứ, hiện tại và tương lai.
Về hình thức, bà đề xuất sách thực hiện dưới nhiều phiên bản như sách giấy, điện tử, sách nói với thiết kế, trình bày thẩm mỹ, hiện đại, chỉn chu.
TS Nguyệt cũng lưu ý quá trình tổ chức thực hiện đề án sẽ rất khó khăn, cần đảm bảo sự công khai, công minh, tránh lợi ích nhóm trong tuyển chọn, đấu thầu in ấn thực hiện.
Ông Dương Thành Truyền, quyền Giám đốc NXB Trẻ, cho rằng chương trình sách quốc gia không phải làm sách. Ông đồng tình với ý kiến của TS Quách Thu Nguyệt, rằng chương trình này sẽ không làm thay công việc của nhà xuất bản. Chương trình sách quốc gia chính là tạo ra nguồn lực, bệ phóng, nền tảng để sách thực sự góp phần vào sự phát triển đất nước.
Mục tiêu của chương trình sách quốc gia là tạo ra nền tảng khoa học, văn hóa để trở thành nguồn lực phát triển đất nước. Có 2 chiều là nhập khẩu (tập hợp tinh hoa thế giới để gửi đến người Việt) và xuất khẩu (tổng hợp tinh hoa của Việt Nam để giới thiệu với người Việt và cộng đồng quốc tế).
Để làm được điều đó, ông Truyền đề xuất 3 nhiệm vụ và 5 công việc cần làm.
Ba nhiệm vụ là tổng kết và tuyển chọn những gì đặc sắc, tinh hoa của Việt Nam và thế giới; tổ chức dịch thuật, trong đó lưu ý kho Hán Nôm chứa đựng tinh hoa mà cha ông để lại; lập danh mục sách cần thiết cho từng lĩnh vực, đối tượng thụ hưởng.
Năm công việc cần làm là: Tổ chức hội thảo khoa học để các nhà khoa học từ khắp nơi được đóng góp ý kiến; tổ chức dịch thuật kho Hán Nôm của dân tộc; xây dựng quỹ quốc gia để thực hiện đề án sách; tài trợ cho các dự án sách phù hợp chương trình sách quốc gia của các nhà xuất bản; thiết kế kênh truyền thông.
Với việc xây dựng quỹ, ông Truyền cho rằng nhiều doanh nghiệp Việt sẵn sàng tài trợ cho chương trình sách quốc gia nếu chúng ta làm tốt và uy tín.
Nhiều công chức, viên chức tiếp tục hưởng cơ chế tiền lương đặc thù Việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước quy định tại Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính...