Ra mắt công cụ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường
Chiều 14-11, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã ra mắt công cụ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường “Ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường – Diabetes Journey”.
Ứng dụng Diabetes Journey là một ứng dụng kỹ thuật số đơn giản trên điện thoại di động (hoàn toàn miễn phí), được xây dựng dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các hướng dẫn liên quan được Bộ Y tế phê duyệt (như: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, danh mục thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc…).
Ứng dụng đưa ra chỉ dẫn về chẩn đoán, đồng thời đề xuất các lựa chọn điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tại Việt Nam để các cán bộ y tế quyết định lựa chọn. Đối tượng sử dụng là các cán bộ y tế đang tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 ở các cơ sở y tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đái tháo đường là một trong những vấn đề y tế cấp bách toàn cầu lớn nhất của thế kỷ 21, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế, cản trở quá trình đạt mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Chi phí y tế đối với bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành chiếm 12% chi phí y tế toàn cầu.
Trên toàn thế giới có 425 triệu người lớn (từ 20-79 tuổi) đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2017. Dự đoán con số này sẽ gia tăng tới khoảng 629 triệu người, hay nói cách khác cứ 10 người lớn thì sẽ có 1 người có bệnh đái tháo đường vào năm 2045.
Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), tại Việt Nam, năm 2017 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,3 triệu người vào năm 2045. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% nguời tang đuờng huyết chua đuợc phát hiẹn. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế.
Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Số liệu cũng cho thấy cứ 10 bệnh nhân thì gần 6 người bị biến chứng do đái tháo đường. Căn bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người Việt Nam hơn khi dân số già đi vì người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp hai lần so với những người ở độ tuổi thấp hơn.
Video đang HOT
Theo anninhthudo
Giải pháp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến
Ăn ít tinh bột, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước... là những cách ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Tăng đột biến lượng đường trong máu cũng có thể làm cho các mạch máu cứng và hẹp, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Dưới đây là một số cách để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến, theo Healthline.
Ăn ít tinh bột
Carbohydrate, gọi tắt là carbs, gồm tinh bột, đường và chất xơ. Carbs tinh chế, còn được gọi là carbs chế biến, là đường hoặc ngũ cốc tinh chế. Một số nguồn carbs tinh chế phổ biến là đường, bánh mì trắng, gạo trắng, soda, kẹo, ngũ cốc ăn sáng... Carbs tinh chế rất dễ dàng và nhanh chóng được cơ thể tiêu hóa. Điều này dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu.
Ăn nhiều tinh bột có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu. (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu quan sát với hơn 91.000 phụ nữ cho thấy chế độ ăn nhiều carbs có liên quan đến sự gia tăng bệnh tiểu đường loại 2.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ được chia thành hai nhóm là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến. Nó hòa tan trong nước tạo thành một chất giống như gel giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbs trong ruột. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng và giảm đều đặn, thay vì tăng đột biến.
Chất xơ hòa tan, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến. (Ảnh minh họa)
Giữ một trọng lượng cân đối và khỏe mạnh
Thừa cân hoặc béo phì có thể khiến cơ thể khó sử dụng insulin hơn và khó kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Thừa cân hoặc béo phì có thể khiến cơ thể khó sử dụng insulin hơn và khó kiểm soát lượng đường trong máu. (Ảnh minh họa)
Uống đủ nước
Không uống đủ nước có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone gọi là vasopressin. Điều này làm thận giữ lại chất lỏng và ngăn cơ thể tuôn ra lượng đường dư thừa trong nước tiểu.
Không uống đủ nước có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, uống không đủ nước có ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Theo thời gian, nó có thể dẫn đến kháng insulin và tiểu đường loại 2.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Đà Nẵng - Phấn đấu ít nhất 40% bệnh tăng huyết áp được sàng lọc quản lý, điều trị Ngày 22-10, UBND Q. Hải Châu tổ chức hội nghị triển khai Quản lý bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình trong cộng đồng trên địa bàn quận năm 2019. Nhân viên y tế kiểm tra huyết áp cho đại biểu tham dự hội nghị. Theo đó, Q. Hải Châu phấn đấu đến...