Ra mắt bị mẹ chồng tương lai sai rửa chục mâm bát đĩa, tôi tuyên bố 1 câu “xanh rờn” khiến bà choáng váng
Lúc đấy là tôi đã thấy nản lắm rồi nhưng vẫn cố gắng làm cho vui vẻ. Nhưng ra tới sân giếng, thấy cả chục mâm bát đĩa xếp sẵn đó chờ rửa mà không thấy bóng người nào thì tôi nản hẳn.
Tôi quen Dũng trong một lần đi thiện nguyện miền cao. Hai đứa nói chuyện thấy hợp, từ đó liên lạc rồi hẹn hò. Trong thời gian yêu, Dũng cũng khá quan tâm, chăm sóc bạn gái. Cũng thi thoảng Dũng mời tôi về nhà anh chơi song quê anh xa, tôi lại say xe nên đều từ chối.
Thời gian này công việc 2 đứa đều đã ổn định, quyết định tính chuyện lâu dài. Bởi vậy khi Dũng đề nghị được đưa tôi về giới thiệu gia đình, tôi liền đồng ý. Hôm ấy 2 đứa phải bắt xe từ 4h sáng, ngồi gần 5 tiếng đồng hồ mới về tới nơi. Tôi say xe, người mệt rũ. Cứ tưởng về tới nhà Dũng sẽ được nghỉ ngơi, ai ngờ đến nơi, cách chào đón con dâu của gia đình anh khiến tôi sốc thực sự.
Khi công việc hai đứa ổn định, Dũng đề nghị được đưa tôi về nhà ra mắt thì tôi mới đồng ý. (Ảnh minh họa)
Hôm đó, nhà Dũng có giỗ, bố mẹ anh làm chục mâm mời hết họ hàng thân cận, tiện cũng là để giới thiệu con dâu tương lai. Dũng đã nói qua cho tôi chuẩn bị sẵn tinh thần. Tuy nhiên say xe, nôn nhiều, lúc xuống xe, mặt tôi tái nhợt, đầu óc lảo đảo quay cuồng, vậy mà thay vì đưa bạn gái vào nhà nghỉ ngơi lấy lại sức, Dũng dẫn tôi đi chào hỏi khắp lượt mọi người rồi giục:
“Em đưa túi với điện thoại anh cất, mau xuống nấu nướng với các thím các cô đi”.
Hành xử của bạn trai làm tôi tôi đứng ngây người vài phút, nhưng sau cũng đành xắn tay vào bếp.
10 mâm cỗ bưng lên, ai ngồi đâu thì yên vị ngồi chỗ đó, ăn uống ngon lành. Chỉ tôi cứ ngồi xuống lại đứng lên, lúc thì mẹ Dũng sai xuống lấy thêm bát đũa, lúc chị chồng chỉ đi lấy thêm chanh, thêm ớt. Bụng đói, người mệt, vừa ngồi ăn được vài miếng cơm, mẹ Dũng đã đứng cạnh giục tiếp:
“Mấy mâm trên nhà ăn xong rồi, cháu lên dọn đi”.
Lúc đấy là tôi đã thấy nản lắm rồi nhưng vẫn cố gắng làm cho vui vẻ. Nhưng ra tới sân giếng, thấy cả chục mâm bát đĩa xếp sẵn đó chờ rửa mà không thấy bóng người nào thì nản hẳn. Tôi còn chưa kịp lên tiếng, mẹ anh đã bảo:
“Cháu rửa đi nhé. Bác vào trong nói chuyện với mọi người”.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
“Một mình cháu rửa hết từng này bát ạ?”.
Video đang HOT
Đúng lúc đó, Dũng đi xuống. Nghe mẹ sai bạn gái, anh thản nhiên chỉ tay:
“Đúng rồi. Em ngồi rửa cho nhanh đi, đừng đứng nhìn mãi để mọi người đánh giá anh không biết chọn vợ”.
Trong khi đó trời thì nắng nóng, sân giếng không có bóng cây. Ức quá tôi bảo luôn:
“Nếu anh lấy vài mâm bát đũa làm tiêu chuẩn chọn vợ thì quá đơn giản, em dư sức làm. Nhưng ngày hôm nay em về nhà anh với tư cách là khách mời, không có nhiệm vụ phải rửa. Hơn nữa, giả sử sau này có về làm dâu nhà anh đi chăng nữa, em cũng không ngồi rửa cả núi bát đĩa 1 mình, chỉ để làm đẹp mặt chồng.
Hành xử của nhà chồng khiến tôi quá nản nên quyết định nói thẳng suy nghĩ của mình. (Ảnh minh họa).
Với em, cuộc sống hôn nhân có nhiều thứ để lo, nhiều sóng gió thử thách cần vượt. Làm vợ sẽ cùng chồng gánh vác cả giang sơn như thế chứ không chỉ đơn giản là ngồi rửa vài mâm bát đũa là xong.
Có điều em nhận thấy quan điểm sống của chúng ta quá khác nhau. Do vậy em nghĩ có lẽ chuyện cưới xin của mình tạm thời dừng lại”.
Nói xong tôi cũng quay lại nói với mẹ Dũng:
“Nếu bác chỉ cần một nàng dâu biết rửa bát, quét nhà thì cháu thực sự không phải tip nàng dâu ấy. Bác và anh Dũng nên tìm người khác phù hợp hơn”.
Nói xong, tôi xách túi bắt xe về thẳng thành phố. Ngay sau đó, Dũng cũng lên theo, tìm tới nhà tôi giải thích, nhận sai muốn tôi cho cơ hội sửa đổi nhưng lúc này lòng tôi rối bời, chưa biết quyết định có nên tiếp tục bước tiếp với Dũng hay nên dừng lại.
Câu 'thần chú' giúp cha mẹ đối thoại với con tuổi teen
Tuổi teen thường thích sống trong 'bong bóng' chính mình và độ tuổi này, cha mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề để đối phó với thay đổi của con.
Đôi khi cha mẹ trở nên bối rối và cảm thấy bất lực khi nói chuyện với chính đứa con mình dứt ruột sinh ra. Bài viết này nhấn mạnh một số thách thức mà cha mẹ gặp phải khi trò chuyện với con ở tuổi vị thành niên:
Bạn bè được coi trọng hơn
Ở độ tuổi này, gia đình dường như là một tổ chức xã hội xa lạ đối với những đứa trẻ khi chúng muốn dành nhiều thời gian hơn với bạn bè đồng trang lứa. Do đó, trẻ có xu hướng xem xét quan điểm và đề xuất của bạn bè hơn là cha mẹ của mình.
Trẻ cũng chịu nhiều áp lực từ bạn bè vì lý do này. Do đó, cha mẹ cảm thấy khó thiết lập mối liên hệ đó với trẻ.
Lời khuyên của người lớn được coi là lời chỉ trích
Trẻ vị thành niên thường có xu hướng coi bất kỳ lời khuyên nào của cha mẹ là những lời chỉ trích và thường dẫn đến xung đột cái tôi của cả hai bên.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải cực kỳ cẩn thận trong khi nói rõ suy nghĩ của mình với con cái.
Khoảng cách thế hệ
Khoảng cách thế hệ cũng dẫn đến khoảng cách trong các cuộc trò chuyện. Trong khi các bậc cha mẹ cảm thấy có một số chuẩn mực từ thế hệ của họ nên được tiếp tục tuân theo, thì những đứa trẻ thời nay lại muốn hoàn toàn tự do và tự chủ.
Những chủ đề mà cha mẹ muốn trao đổi với trẻ cũng bị trẻ cho là thừa và đôi khi cha mẹ không đủ kiến thức để nói về chủ đề mà thế hệ trẻ yêu thích.
Thực tế là thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt với áp lực học tập của thế giới cạnh tranh và kịch bản khác với những gì đã xảy ra ở thế hệ cha mẹ mình.
Công nghệ làm gián đoạn cuộc trò chuyện
Trẻ tuổi teen cũng chịu nhiều áp lực từ bạn bè. (Ảnh: ITN).
Thanh thiếu niên ngày nay đã trở thành nạn nhân của chứng nghiện công nghệ. Hầu hết thời gian trẻ bận rộn với máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc điện thoại di động để xem phim bộ, lướt mạng xã hội hoặc nghe nhạc.
Trẻ thích sống trong thế giới ảo hơn là thế giới thực. Điều này trở thành một rào cản lớn đối với những cuộc thảo luận lành mạnh giữa cha mẹ và con cái.
Tâm thần bất ổn
Tuổi teen là lứa tuổi mà trẻ còn non nớt để xử lý các tình huống khó khăn nhưng muốn độc lập trong khả năng đưa ra quyết định và không thích bất kỳ hình thức can thiệp nào từ cha mẹ.
Trẻ bị mắc kẹt giữa sự trưởng thành và sự non nớt. Đó là một trạng thái gây bối rối và hỗn loạn trong tâm trí trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ phải đối mặt với thách thức để giải quyết các vấn đề của trẻ một cách cẩn thận và hợp lý.
Những thay đổi trong gia đình
Trước đây, các gia đình có nhiều thế hệ chung sống tạo điều kiện cho nhiều cuộc trò chuyện thân mật, vì thế các thành viên trở nên gắn kết hơn, và thanh thiếu niên cũng thích trở thành một phần không thể thiếu của ngôi nhà.
Nhưng hiện nay, hình mẫu "gia đình hạt nhân" đã dẫn đến sự xa cách giữa cha mẹ và con cái.
"Hãy kiên nhẫn và bình tĩnh"
Hãy kiên nhẫn và bình tĩnh khi đối thoại với con tuổi teen. (Ảnh: ITN).
Đây là câu thần chú cực kỳ quan trọng mà cha mẹ cần nhớ trong giai đoạn này. Sự tức giận và thất vọng không dành cho các bậc cha mẹ vì con trẻ đã có sẵn những điều này trong tâm trí và sẽ phản ứng với mọi thứ không phù hợp với chúng cũng như nhu cầu của chúng. Một trong các bên cần giữ bình tĩnh để tránh xung đột.
Điều tự nhiên là cha mẹ cũng có thể trở thành con mồi của sự tức giận, thế nên vào những lúc này, tốt nhất hãy thiền, tập thể dục hoặc tập yoga. Những bộ môn này có thể giúp bạn suy ngẫm về nhiều điều và quan trọng hơn là làm thế nào để tìm ra giải pháp cho những vấn đề trước mắt.
Hãy nghĩ về khoảng thời gian bạn còn là một thiếu niên và phân tích các sự cố từ quan điểm của con bạn.
5 thói quen tư duy có thể thay đổi cuộc đời bạn Cuộc sống không hề dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi được bằng chính là lối suy nghĩ của mình. Trong nhiều trường hợp, không phải môi trường hay hoàn cảnh cản trở sự thành công của bạn mà chính là lối suy nghĩ của chính bạn. Hãy thay đổi cách tư duy, đừng cố bám riết vào suy nghĩ...