Ra mắt ban vận động thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam
Việc sớm thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) đặc biệt quan trọng khi Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, đối mặt với nhiều vấn đề quốc tế mới, phức tạp như tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP),…
Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Ngoại giao vừa tổ chức buổi lễ ra mắt Ban vận động thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL). Theo đó, ban vận động có nhiệm vụ quan trọng là vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia VSIL.
Theo dự thảo điều lệ hoạt động, Hội Luật quốc tế Việt Nam có mục tiêu phát triển khoa học pháp lý quốc tế; hỗ trợ việc giảng dạy và học tập luật quốc tế; tạo ra diễn đàn trao đổi về nghiên cứu và áp dụng luật quốc tế; nâng cao nhận thức và hiểu biết về luật quốc tế cho các tầng lớp quần chúng trong xã hội; hợp tác với Hội Luật quốc tế của các nước và khu vực nhằm thúc đẩy việc thực hiện những mục tiêu đã xác định.
Video đang HOT
Việc sớm thành lập VSIL đặc biệt quan trọng khi Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng và phải đối mặt với nhiều vấn đề quốc tế mới, phức tạp (Ảnh minh họa).
VSIL sẽ là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những công dân, tổ chức Việt Nam đã hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực luật quốc tế trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hóa, tổ chức giáo dục, đơn vị vũ trang nhân dân; những người có trình độ pháp lý quốc tế, có uy tín, say mê và mong muốn nghiên cứu về pháp luật quốc tế, tự nguyện thành lập.
Theo ông Nguyễn Bá Sơn – Trưởng Ban vận động thành lập VSIL, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có VSIL nên bây giờ Việt Nam mới đặt ra vấn đề này là muộn nhưng hết sức cần thiết. Khi Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như đối mặt, phải giải quyết nhiều vấn đề quốc tế mới, phức tạp như tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đầu tư, thương mại quốc tế… Chính vì thế rất cần có một tổ chức tập hợp những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật quốc tế, nơi tập trung trí tuệ pháp lý quốc tế của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định sự ra đời của Ban vận động thành lập VSIL có mục đích chính là giúp đất nước phát triển khoa học luật quốc tế. Bên cạnh việc hỗ trợ việc thực hiện đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước, VSIL sẽ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy khoa học luật quốc tế. Ông Cường hi vọng trong quý III/2015 VSIL sẽ được thành lập và ra mắt.
Thế Kha
Theo Dantri
Nga ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật quốc tế
Trong cuộc tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo Quốc hội Nga ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình và tuân theo luật quốc tế.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) cùng Chủ tịch Duma Quốc gia Nga I.Melnikov. Ảnh: TTXVN
Bà Valentina Ivanovna Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện) cùng ông I. Melnikov, quyền Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) hôm qua trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng các tranh chấp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (LHQ), theoTTXVN.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức Nga nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.
Việt Nam và Nga năm tới sẽ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầu năm tới. Dự kiến hai bên sẽ tổ chức chung nhiều hoạt động ý nghĩa, nhìn lại chặng đường gắn bó trong suốt thời gian qua. Việt - Nga nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện từ tháng 7/2012. Hai nước đang đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, dầu khí và quốc phòng.
Khánh Lynh
Theo VNE
Obama nói Trung Quốc không nên phá hoại luật quốc tế "Khi Trung Quốc phát triển, chúng tôi muốn họ là đối tác ủng hộ luật quốc tế, không phải phá hoại nó", Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama nói tại Bắc Kinh. Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị APEC - Ảnh: Reuters Khi nói về mối quan tâm của Mỹ và các quốc gia...