Ra lệnh chặt hàng nghìn cây đa, 10 quan chức Trung Quốc bị cách chức, kỷ luật
10 quan chức tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), trong đó có phó thị trưởng, đã bị cách chức hoặc kỷ luật do ra lệnh chặt hàng nghìn cây đa.
Cây đa trong công viên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ảnh: Shutterstock
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 13/12 cho biết trên 4.000 cây đa trưởng thành tại Quảng Châu đã bị chặt hạ mặc dù người dân thủ phủ tỉnh Quảng Đông lên tiếng phản đối.
Trong nhóm bị cách chức có Phó Thị trưởng Quảng Châu Lin Daoping. Bên cạnh đó, Phó Bí thư thành ủy Quảng Châu Luo Jijing nhận cảnh cáo từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hãng thông tấn Xinhua dẫn thông báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) đánh giá động thái của các quan chức thành phố Quảng Châu “đã gây ảnh hưởng tiêu cực và thiệt hại không thể bù đắp đồng thời đây là lỗi nghiêm trọng và là bài học để rút kinh nghiệm”.
Video đang HOT
CCDI cho biết việc chặt hạ hàng nghìn cây đa đã “phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên cũng như văn hóa và lịch sử của thành phố đòng thời gây tổn hại đến ký ức đẹp của người dân địa phương và tổn thương sâu sắc tình cảm của người dân với thành phố”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời nhiều nhà quan sát cho rằng việc ra lệnh cách chức và kỷ luật nhiều quan chức ở Quảng Châu phản ánh tín hiệu mạnh mẽ về ưu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình trong bảo vệ môi trường.
Trong tháng 12, Quảng Đông đã ban hành chính sách yêu cầu các bộ ngành liên quan bảo vệ chặt chẽ cây cổ thụ và nổi tiếng trên địa bàn tỉnh. Quảng Đông cũng dự kiến tham khảo ý kiến chuyên gia và dư luận về bảo vệ cây cối trong các dự án xây dựng thành thị tương lai. Theo chính sách này, bất kể hành vi vi phạm nào cũng sẽ đối mặt với hình phạt nghiêm khắc.
Cây đa thường được trồng tại các thành phố như Quảng Châu và Phúc Châu bởi đặc tính tạo bóng râm của loài cây này.
Người dân Quảng Châu phàn nàn trên mạng xã hội rằng chính quyền địa phương đã chặt bỏ nhiều cây đa cổ thụ từ cuối năm 2020 và thay thế bằng cây phượng. Việc chặt hạ cây nằm trong dự án nâng cấp thành thị được thi hành từ tháng 11/2020.
Giáo sư dự bị Alfred Wu tại Đại học Quốc gia Singapre cho rằng quyết định cách chức, kỷ luật 10 quan chức liên quan đến việc chặt hạ cây là “chưa từng có tiền lệ”. Theo ông Alfred Wu, đây là thông điệp rõ ràng từ Chủ tịch Tập Cận Bình gửi đến chính quyền địa phương rằng không nên đưa ra quyết định khinh suất, đặc biệt là khi liên quan đến các dự án xanh.
Trung Quốc bắt cựu chủ tịch tập đoàn vũ khí lớn bậc nhất
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc ngày 25/10 phê chuẩn việc bắt giữ ông Yin Jiaxu, cựu chủ tịch tập đoàn vũ khí Norinco, với cáo buộc tham nhũng.
Ông Yin Jiaxu, cựu chủ tịch tập đoàn vũ khí Norinco (Ảnh: Weibo).
Theo báo South China Morning Post, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc ngày 25/10 ra thông cáo cho biết, cơ quan này quyết định chính thức bắt giữ ông Yin Jiaxu vì ông này "bị nghi ngờ nhận hối lộ, thu lợi bất chính cho bạn bè và người thân".
Quyết định bắt giữ được đưa ra 7 tháng sau khi ông Yin bị Cơ quan Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) điều tra cáo buộc "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp" - một cụm từ thường dùng để chỉ tham nhũng ở Trung Quốc.
Ông Yin, 65 tuổi, lãnh đạo Norinco đến khi về hưu vào năm 2018. Ông trở thành cựu lãnh đạo cấp cao mới nhất trong ngành quốc phòng Trung Quốc "sa lưới" trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông bị cáo buộc đã nhận "những khoản tiền lớn" và những món quà hối lộ có giá trị cũng như lợi dụng chức quyền để trục lợi cho người khác. Ngoài ra, ông này còn bị cáo buộc có tư cách thành viên câu lạc bộ golf một cách bất hợp pháp
Ông chính thức bị bàn giao cho cơ quan công tố hôm 30/9 sau khi bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, bị cách chức toàn bộ chức vụ và chế độ.
Ông Yin là lãnh đạo cấp cao thứ hai của Norinco "ngã ngựa". Hồi tháng 1, CCDI thông báo khai trừ đảng đối với ông Hu Wenming, cựu bí thư đảng ủy và chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC), do nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực. Ông Yin thay ông Hu trở thành phó tổng giám đốc Norinco vào năm 2010 và trở thành bí thư đảng ủy vào năm 2014. Ông Hu bị khai trừ khỏi đảng. Ông đã ra hầu tòa hồi tháng 2 và đang chờ phán quyết. Hiện chưa rõ hai vụ án có liên quan đến nhau hay không.
Trước ông Hu và ông Yin, cựu Tổng giám đốc CSIC Sun Bo cũng bị kết án 12 năm tù vì tội danh nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực năm 2019.
Norinco cung cấp vũ khí và trang thiết bị quốc phòng cho tất cả các binh chủng của quân đội Trung Quốc cũng như cảnh sát vũ trang. Một báo cáo hồi tháng 12/2020 của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, cho biết đây là tập đoàn sản xuất vũ khí lớn thứ 9 thế giới và là một trong những tập đoàn vũ khí lớn nhất ở Trung Quốc.
Năm 2015, Norinco được ủy quyền giám sát sự phát triển và ứng dụng công nghiệp của hệ thống nâng cấp trên mặt đất cho mạng vệ tinh Beidou - câu trả lời của Trung Quốc cho Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Mỹ.
Vào năm đó, Norinco chi 1,5 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 228 triệu USD) thành lập công ty tại Thượng Hải để xây dựng nền tảng dịch vụ định vị trên toàn quốc và phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống Beidou.
Tuy nhiên, tập đoàn này đã chịu sức ép lớn từ cuối năm ngoái sau khi Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump ban hành một sắc lệnh hành pháp cấm nhà đầu tư Mỹ sở hữu cổ phần ở 31 doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có Norinco, do có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
'Cha hùm mẹ hổ' Trung Quốc đã đi đâu? Chuẩn mực nuôi dạy con cái của phụ huynh Trung Quốc đã thay đổi, không còn quá tập trung vào các hình phạt hay ám ảnh bởi sự vâng lời, theo Sixth Tone. Trở về Trung Quốc sau thời gian sinh sống, làm việc ở Mỹ, Xu Jing, nhà nhân chủng học tại ĐH Washington (Mỹ), khá bất ngờ trước quan niệm giáo...