Ra giá một triệu USD để ‘chạy án’
Đặng Thị Tuấn Anh bị tuyên phạt 15 năm tù vì hứa “ chạy án” cho nhóm bị can buôn lậu xăng dầu nhưng nhận 300.000 USD rồi bỏ trốn.
Chiều 26/4, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Tuấn Anh, 55 tuổi mức án trên về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản , theo điểm a, khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, phiên toà mở ngày 30/3 từng bị hoãn vì lý do sức khoẻ bị cáo.
Cáo trạng xác định, tháng 8/2012, bị khởi tố điều tra về hành vi buôn lậu xăng dầu cùng một số người nước ngoài, Nguyễn Văn Thành, 50 tuổi bỏ trốn sang Hải Nam (Trung Quốc) và bị cơ quan điều tra phát lệnh truy nã.
Thành liên lạc với vợ để nhờ người quen giúp “chạy án” cho mình và đồng bọn được tại ngoại.
Lệnh truy nã Đặng Thị Tuấn Anh.
Qua quan hệ xã hội, vợ Thành đến gặp Đặng Thị Tuấn Anh, người chỉ là lao động tự do song nói dối quen biết lãnh đạo Bộ Công an. Tuấn Anh hứa sẽ giúp được việc của vợ chồng Thành, chi phí một triệu USD.
Video đang HOT
Hai bên thoả thuận, Tuấn Anh sẽ giúp Thành không bị xử lý hình sự trong vụ án, đồng phạm được thả sau khi hết thời hạn tạm giam, tức hết tháng 12/2012. Đổi lại, vợ Thành sẽ phải chuyển tiền “chạy án” mỗi khi Tuấn Anh yêu cầu.
Vợ Thành sau đó ba lần đưa tiền cho Tuấn Anh, tổng 300.000 USD (tương đương 6,2 tỷ đồng tại thời điểm diễn ra vụ án) và đều có biên nhận. Tháng 3/2013, vợ Thành bốn lần đến đòi lại tiền do thấy “không được việc” song Tuấn Anh không trả và bỏ trốn.
Sau bảy năm, Tuấn Anh tới cơ quan điều tra đầu thú, tháng 6/2020.
Tại phiên xét xử hôm nay, bị cáo nhiều lần phủ nhận hành vi, nói không chiếm đoạt 300.000 USD của vợ Thành, cũng không hứa hẹn gì “chạy án”. Tuấn Anh khai số tiền trên vay của vợ Thành để “làm ăn buôn bán” và đã trả đầy đủ.
“Nhưng vì tình chị em thân thiết, tin tưởng, khi trả tiền, bị cáo không viết giấy biên nhận”, Tuấn Anh khóc, đổ lỗi cho bị hại “nguỵ tạo tài liệu” đổ oan cho mình.
Khi VKS công bố lời khai trong bản đầu thú, cho thấy đã thừa nhận toàn bộ hành vi như truy tố, Tuấn Anh ban đầu nói “khi đó quá bối rối, khai gì không nhớ”. Sau đó, bị cáo phủ nhận, nói “đó là ai khác, chứ chưa bao giờ khai như vậy”. Được cho xem chữ ký trong biên bản, Tuấn Anh im lặng.
Về cáo buộc trốn truy nã, Tuấn Anh khai có nhận được giấy triệu tập lên làm việc với cơ quan điều tra song không tới do “thấy không làm gì sai” và “do sức khoẻ kém”. Trước thái độ của bị cáo, HĐXX nhắc nhở khai báo thành khẩn, nhất quán, để được hưởng các tỉnh tiết giảm nhẹ.
Vợ chồng Thành có mặt tại phiên xét xử với tư cách bị hại, xác nhận chưa được trả lại 300.000 USD như bị cáo khai. “Nếu chị ấy trả rồi, tôi mất công đi lại, đi kiện cáo làm gì nữa”, vợ Thành nói, yêu cầu được trả số tièn đã chiếm đoạt.
Tháng 12/2017 trong phiên phúc thẩm tại TAND cấp cao tại Hà Nội, Thành bị tuyên phạt 3 năm tù treo về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
HĐXX nhắc nhở, vụ án xảy ra một phần do lỗi của bị hại. Việc đưa tiền nhờ “chạy án” là không đúng với quy định pháp luật, tiếp tay cho các hành vi lừa đảo. “Nếu bị hại đường đường chính chính chịu trách nhiệm trước pháp luật, từ chối việc dùng tiền để “lo lót” thì hôm nay, không ai có mặt trong phiên toà này”, chủ toạ phân tích.
Ông Đinh La Thăng chấp nhận 11 năm tù, Trịnh Xuân Thanh làm đơn kháng cáo
Trong khi cựu Chủ tịch PVN chấp nhận mức án 11 năm tù và bồi thường 200 tỷ đồng thì bị cáo Trịnh Xuân Thanh làm đơn xin kháng cáo toàn bộ bản án.
Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa nhận được đơn kháng cáo của 7 bị cáo và 1 đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ.
Bị cáo Đinh La Thăng (SN 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) không làm đơn kháng cáo.
7 bị cáo làm đơn kháng cáo gồm: Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC), Vũ Thanh Hà (SN 1962, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB), Phạm Xuân Diệu (SN 1960, nguyên Tổng Giám đốc PVC), Nguyễn Xuân Thủy (SN 1961, nguyên Phó Trưởng phòng Đầu tư dự án, PVB), Khương Anh Tuấn (SN 1975, nguyên Phó Trưởng phòng Thương mại, PVB), Lê Thanh Thái (SN 1960, nguyên Trưởng phòng Kinh doanh, PVB), Hoàng Đình Tâm (SN 1981, nguyên Kế toán trưởng PVB).
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh kháng cáo tòan bộ bản án, còn 6 bị cáo còn lại đều xin tòa án cấp phúc thẩm xem xét miễn trách nhiệm dân sự cho các bị cáo.
Bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. (Ảnh: TTXVN)
Ngoài ra, 3 bị cáo Vũ Thanh Hà, Phạm Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Thủy còn kháng cáo xin giảm khung hình phạt tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" từ khoản 3 xuống khoản 1 (Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015). Bị cáo Lê Thanh Thái xin hưởng án treo.
Ngoài các bị cáo trên, Công ty TNHH đầu tư Mai Phương (bên có quyền và nghĩa vụ liên quan) cũng làm đơn kháng cáo để đề nghị tòa án cấp phúc thẩm xem xét trả lại 3.400 m2 đất tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho doanh nghiệp này. Trước đó, tòa sơ thẩm đã tuyên trả lại khu đất này cho PVC.
Chiều 15/3, TAND TP Hà Nội tuyên án bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 10 bị cáo khác trong vụ án thất thoát 543 tỷ đồng xảy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ.
HĐXX tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp với các bản án trước đó là 30 năm tù tính từ ngày 18/12/2017.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị tuyên phạt 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", 8 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ". Tổng hợp với 2 bản án trước, Trịnh Xuân Thanh phải chấp hình phạt chung là tù chung thân.
Cùng tội danh "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", TAND Hà Nội tuyên phạt Vũ Thanh Hà (cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB), 6 năm 6 tháng tù, Nguyễn Xuân Thủy (cựu Phó Phòng đầu tư dự án PVB), Khương Anh Tuấn (cựu Phó Phòng thương mại PVB), Hoàng Đình Tâm (cựu Kế toán trưởng PVB) cùng 30 tháng tù, Lê Thanh Thái (cựu Trưởng Phòng kinh doanh PVB) 24 tháng, Phạm Xuân Diệu (cựu Tổng giám đốc PVC) 3 năm 6 tháng, Nguyễn Ngọc Dũng (cựu Phó tổng giám đốc PVC) 3 năm, Đỗ Văn Quang (cựu Trưởng Ban kinh tế kế hoạch PVC) 28 tháng, Trần Thị Bình (cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Đỗ Văn Hồng lĩnh 4 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, theo khoản 3 điều 356; tổng hợp hình phạt với bản án trước ông Hồng phải chấp hành hình phạt chung là 17 năm tù.
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng phải bồi thường 200 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh 143 tỷ đồng, Hà 100 tỷ đồng, Bình, Diệu, Dũng, Quang, Thuỷ, Tuấn, Thái, Tâm và 2 người khác mỗi người 10 tỷ đồng.
Về xử lý vật chứng, PVC Kinh Bắc phải hoàn trả cho PVC hơn 1 tỷ đồng, trả lại cho PVC thừa đất ở Tam Đảo đã được Vĩnh Phúc cấp sổ đỏ cho PVC. PVC liên hệ để xác nhận quyền sử dụng đất, kiến nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc, thị trấn Tam Đảo xác nhận quyền sử dụng đất cho PVC theo quy định pháp luật. Tòa buộc Trịnh Xuân Thanh truy nộp hơn 3 tỷ đồng cho nhà nước.
Bắt đối tượng tự xưng nhà báo nhận tiền chạy án Đỗ Xuân Tuấn tự xưng mình là nhà báo, có nhiều mối quan hệ với công an, viện kiểm sát...nên có thể giúp chạy án cho đối tượng trộm cắp tài sản. Ngày 24-3, Công an TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết đang tạm giữ Đỗ Xuân Tuấn (sinh năm 1978, quê Thanh Hoá) để điều tra về hành vi lừa...