R-30 Bulava: Đó là điều cuối cùng bạn nhìn thấy!
Tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) của Nga R-30 Bulava đã khiến truyền thông Mỹ sợ hãi và coi đó là “điều cuối cùng mà bạn nhìn thấy”.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phóng từ trên biển (SLBM) R-30 Bulava là một trong những dòng SLBM tiên tiến nhất của Nga cũng như trên thế giới. Nó được cổng thông tin Mỹ “We are the mighty” đánh giá là một trong những vũ khí ấn tượng nhất trên thế giới hiện nay.
Theo tác giả bài báo, những quả tên lửa R-30 Bulava hợp cùng các tàu ngầm hạt nhân chiến lược (mang tên lửa đạn đạo liên lục địa) hình thành một tổ hợp quân sự vô cùng đáng sợ, chỉ một chiếc tàu này này có thể phá hủy toàn bộ các thành phố ở Hoa Kỳ.
Nhà báo đặc biệt chú ý đến tầm bắn của tên lửa, đạt tới hơn 8 nghìn km. Nó đủ xa để có thể từ tàu ngầm ở bờ biển phía nam Brazil bắn vào bất cứ nơi nào trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ. Và khi trúng mục tiêu, sức công phá sẽ rất mạnh – cổng thông tin cho biết.
Những thử nghiệm thành công của ICBM Nga khiến người Mỹ rợn người khi nghĩ rằng mỗi tổ hợp trên biển này có khả năng san bằng toàn bộ các vùng ở Hoa Kỳ, chuyên gia cho biết thêm.
R-30 Bulava (theo phân loại của NATO là SS-NX-30) là tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế 3 tầng. Hiện tên lửa này đã được lắp đặt trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của dự án (Project) 955, lớp Borei.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 955 lớp Borei có chiều dài 170 mét, chiều rộng 13,5 mét và tổng lượng giãn nước là 24 nghìn tấn. Những “quái vật dưới đáy biển” này có khả năng mang 16 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa trên biển R-30 Bulava.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei và tên lửa Bulava đã hợp thành một cặp song sát vô cùng đáng sợ
Tác giả của bài báo lưu ý rằng, Bulava có thể mang theo từ 6 đến 10 khối đầu đạn hạt nhân siêu thanh phân hướng tấn công, được dẫn đường độc lập. Tổng khối lượng đầu đạn tối đa là 1,15 tấn. Mỗi chiếc tàu ngầm có thể mang tới 16 quả tên lửa Bulava, tương đương 96 – 160 đầu đạn hạt nhân.
“Đây là công thức cho sự hủy diệt tuyệt đối. Mỗi chiếc tàu ngầm Borei có thể tấn công, theo ước tính khiêm tốn nhất là 72 mục tiêu với quy mô cấp một thành phố lớn” – tác giả bài báo viết và nhấn mạnh rằng: “Loại tên lửa Nga này có thể là thứ cuối cùng bạn nhìn thấy”.
Hồi tháng 3 vừa qua, Bộ chỉ huy Hải quân Liên bang Nga đang lên kế hoạch tăng số lượng nhóm tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei từ tám chiếc đã đặt đóng, lên tổng số mười chiếc.
Hiện tại, theo chương trình vũ trang nhà nước cho lực lượng Hải quân Nga, dự kiến sẽ chế tạo 8 tàu ngầm thuộc lớp này, trong đó chia làm 2 project.
Ba chiếc trong số đó thuộc Project 955 đã được chế tạo và được biên chế vào hạm đội, đó là tàu K-535 “Yuri Dolgorukiy”, K-550 “Alexander Nevsky” và K-551 “Vladimir Monomakh”.
Tàu K-549 “Knyaz Vladimir” – chiếc đầu tiên của Project 955A dự kiến sẽ được bàn giao cho hạm đội vào cuối năm 2019. Tiếp theo sẽ là các tàu Knyaz Oleg, Generalissimus Suvorov, Imperator Aleksandr III, Knyaz Pozharskiy sẽ được bàn giao đầy đủ vào năm 2023.
Xem clip vụ phóng thử tên lửa R-30 Bulava từ tàu ngầm lớp Borei trên biển Bạch Hải:
“Chúng tôi đang xem xét khả năng đặt thêm hai tàu ngầm chiến lược hạt nhân nữa thuộc lớp Borei, để đưa tổng số nhóm tàu lên thành mười chiếc” – người đối thoại với hãng thông tấn cho biết.
Hiện giờ, tên gọi và thời gian khởi đóng của những con tàu này vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo nguồn tin, trong trường hợp quyết định được thông qua, những chiếc tàu này sẽ được đưa vào chương trình trang bị vũ khí mới của nhà nước sau năm 2027.
Hiện nay, tàu ngầm hạt nhân lớp Borei và tên lửa Bulava đã hợp thành một cặp song sát vô cùng đáng sợ, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong Bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Nga (cùng với ICBM phóng từ mặt đất và máy bay ném bom chiến lược).
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Báo Anh: Ả Rập Saudi đang thèm khát vũ khí hạt nhân
Sau khi khởi động chương trình tên lửa đạn đạo (ICBM) nội địa, Ả Rập Saudi đang bị nghi ngờ muốn sở hữu vũ khí hạt nhân để làm đối trọng với các đối thủ trong khu vực.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty.
Theo tờ Express (Anh) dẫn lại bài viết của Washington Post (Mỹ), Ả Rập Saudi dường như đã xây dựng xong một nhà máy ICBM - động thái có thể dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang mới tại Trung Đông. Hiện tại, dù đã sở hữu các ICBM mua từ nước ngoài, Riyadh vẫn chưa thể tự chế tạo tên lửa của riêng mình. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy Ả Rập Saudi thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân.
Các bức ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 11.2018 cho thấy một nhà máy ICBM đã xuất hiện ở gần thị trấn Al-Watah của Ả Rập Saudi. Khu vực này nằm ngay bên cạnh một căn cứ tên lửa của Vương quốc Trung Đông.
"Chúng ta có thể đã đánh giá thấp khát vọng và khả năng hạt nhân của họ", chuyên gia hạt nhân Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury - người đã dẫn đầu nhóm thu thập ảnh vệ tinh về cơ sở ICBM của Ả Rập Saudi - nhận định.
Theo ông Fabian Hinz - cộng sự của ông Lewis, "rất khó để có thể xác định được" Ả Rập Saudi đang cố gắng sở hữu vũ khí hạt nhân hay không".
"Thông thường, nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, quốc gia còn phải sở hữu phương tiện phóng (tên lửa đạn đạo liên lục địa - PV)", ông Hinz đặt vấn đề
Được biết, vào năm ngoai, Thái tử Mohammad bin Salman từng tuyên bố Ả Rập Saudi sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân nếu đại kình địch Iran sở hữu loại vũ khí chết chóc này.
"Ả Rập Saudi không hề muốn sở hữu bất kỳ quả bom hạt nhân nào. Thế nhưng nếu Iran phát triển bom hạt nhân, chắc chắn chúng tôi sẽ theo đuổi việc này nhanh nhất có thể", Thái tử bin Salman cho hay.
Theo Danviet
Không quân Mỹ dự định đặt mua 'bản sao' S-300 của Nga Những mô hình bệ phóng tên lửa như vậy sẽ được dùng trong công tác huấn luyện kỹ năng cho quân đội Mỹ - theo truyền thông Mỹ. Không quân Mỹ dự định sẽ đặt mua hai mô hình bệ phóng vận tải có hình dáng bên ngoài và đặc điểm kỹ thuật giống với các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1...