Quýt ngọt, gạo Séng Cù, bưởi Múc Mường Khương “đổ bộ” về Thủ đô, người dân háo hức mua ăn thử
Sáng nay, 21/11, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (Hà Nội), UBND tỉnh Lào Cai phối hợp Trung tâm Thương mại Big C Thăng Long tổ chức Tuần lễ quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai.
Ông Nguyễn Trường Giang – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Ca i cho biết, tuần lễ quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai diễn ra từ ngày 21/11 đến ngày 25/11/2020 tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (Hà Nội).
Các đại biểu cắt băng khai mạc tuần lễ quýt Mường Khương tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội.
Người dân Thủ đô thích thú và ấn tượng với sản phẩm tại tuần lễ quýt Mường Khương.
Tuần lễ có quy mô 16 gian hàng, trưng bày giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tiêu biểu của tỉnh Lào Cai như: Sản phẩm quýt Mường Khương, Gạo Séng Cù, tương ớt Mường Khương, chè các loại, mật ong các loại, miến đao Thành Sơn, bưởi Múc, tinh bột nghệ, dưa lưới, thịt trâu sấy, bánh chưng đen, các loại rượu, các sản phẩm dược liệu, các sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai…
Theo ông Giang, đây là lần đầu tiên “Tuần lễ giới thiệu quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai” được tổ chức tại Hà Nội. Trong 5 năm diễn ra sẽ có nhiều nội dung, chương trình phong phú, có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và thương nhân.
“Việc tổ chức Tuần lễ là cơ hội để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai nói chung, quả quýt Mường Khương nói riêng đến với đông đảo nhân dân Thủ đô Hà Nội, cũng như cơ hội hình thành các liên kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tỉnh Lào Cai kết nối và phát triển thị trường, mở rộng liên doanh, liên kết, gắn kết sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị” – ông Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh.
Video đang HOT
Quýt Mường Khương được gắn tem truy xuất nguồn gốc.
Trong khuôn khổ của Tuần lễ sẽ diễn ra các hoạt động quan trọng: Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa Trung tâm Thương mại Big C và một số cơ quan, đơn vị của tỉnh Lào Cai; Triển lãm, giới thiệu và bán sản phẩm.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều đặc sản như: lạp sườn, mật ong rừng, tương ớt…Mường Khương được mang đến tuần lễ.
Ông Lê Ngọc Dương – Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết, từ gần 10 năm nay, huyện Mường Khương đã hình thành và phát triển vùng quýt hàng hóa hơn 650 ha, trong đó có hơn 200 ha quýt theo tiêu chuẩn VietGap, tập trung ở các xã biên giới, cho sản lượng hằng năm gần 3.000 tấn quả.
Quýt Mường Khương được trồng trên vùng đất ở độ cao trung bình gần 1.000 m so với mực nước biển nên quả to, vỏ dày, vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng.
Đặc biệt, quýt Mường Khương được người dân chăm sóc, thu hái và bảo quản tự nhiên, không dùng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất, bảo đảm sạch, an toàn cao.
Năm 2017, sản phẩm quýt của huyện Mường Khương đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Quýt Mường Khương” và được cấp giấy chứng nhận phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lĩnh vực trồng trọt (VietGAP). Năm 2020, quýt ngọt Mường Khương được cấp chứng chỉ OCOP loại 3 sao của tỉnh Lào Cai.
“Tuần lễ quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp Lào Cai tại Hà Nội là dịp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm quýt đến với người dân Hà Nội, du khách trong và ngoài nước. Thông qua đó giúp liên kết tiêu thụ sản phẩm quả quýt Mường Khương; giúp người dân yên tâm về đầu ra sản phẩm, từ đó tích cực phát triển, hình thành vùng nông sản hàng hóa đặc hữu địa phương” – ông Lê Ngọc Dương – Chủ tịch UBND huyện Mường Khương chia sẻ.
Cà Mau: Nông dân rủ nhau trồng thứ lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh, gạo lắm người mua, tôm còn bán đắt hơn
Đưa sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở quê mình thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tiến đến đột phá trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân nâng cao thu nhập là mục tiêu mà xã Trí Lực (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) hướng đến qua sản phẩm gạo sạch hữu cơ được đăng ký sản phẩm OCOP năm 2020.
Xã Trí Lực hiện có 2 hợp tác xã (HTX) lúa - tôm hữu cơ, đó là HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực và HTX Dịch vụ nông nghiệp - thuỷ sản Đoàn Phát. HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực có 11 thành viên, với diện tích gần 750 ha sản xuất lúa - tôm an toàn.
Xã viên sản xuất theo quy trình sạch để đảm bảo cho tôm phát triển tốt và lúa phát triển song song mà không sử dụng hoá chất, phân bón hoá học để tạo nguồn gạo sạch, chất lượng, đạt tiêu chuẩn.
Các thành viên HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực chuẩn bị gạo hữu cơ bán ra thị trường.
Xã Trí Lực có hơn 24.000 ha sản xuất lúa ST24 cho năng suất từ 4,2 tấn/ha trở lên, với giá lúa thu tại ruộng từ 7.000-8.000 đồng, tuỳ theo sản xuất đạt các chỉ tiêu chất lượng hữu cơ, đem về thu nhập cho người dân từ các sản phẩm lúa và tôm càng xanh hơn 150 triệu đồng/ha/năm. Đây là điều kiện thuận lợi để xã Trí Lực đạt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người 50 triệu đồng vào năm 2020.
Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực Lê Văn Mưa chia sẻ: "Bà con thấy được hiệu quả khi vào HTX, mỗi ký lúa bán ra thị trường với giá cao gần gấp đôi so với lúa những vùng chuyên canh lúa; sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu hữu cơ nên con tôm cũng phát triển tốt và bền vững. Vì thế, bà con gắn bó với mô hình này lắm".
Vụ mùa năm 2019-2020 vừa qua, sau khi bán lúa cho công ty, các thành viên HTX Dịch vụ lúa - tôm Trí Lực giữ lại 17 tấn, chà gạo, đóng gói, xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Trí Lực và chào hàng ở nhiều nơi với giá bán từ 27.000-30.000 đồng/kg.
Tính đến nay, HTX đã bán được hơn 5 tấn gạo, khách hàng rất ưa chuộng, góp phần nâng cao danh tiếng cho sản phẩm đặc sản của địa phương. Đây cũng là tiền đề để thương hiệu gạo sạch hữu cơ Trí Lực tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực Hà Minh Sữa phấn khởi: "Trên địa bàn xã có 2 HTX lúa - tôm hữu cơ. Đây là 2 HTX tham gia vào OCOP. Hiện tại, địa phương có vùng sản xuất lớn và đa phần người dân phát triển theo hướng hữu cơ, an toàn nên việc mở rộng diện tích không khó.
Các HTX này cũng đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đại diện sản phẩm chủ lực cho xã tham gia chương trình OCOP".
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thuỷ sản Đoàn Phát có 18 thành viên, với 70 ha sản xuất theo quy trình lúa sạch hữu cơ, đem lại thu nhập ổn định cho bà con với giá lúa bao tiêu đầu ra hơn 7.200 đồng/kg. Đây là tiền đề để các sản phẩm lúa sạch vươn tầm ra thị trường sản phẩm chủ lực OCOP.
Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp thuỷ sản Đoàn Phát Huỳnh Minh Triều cho biết: "Địa phương trước giờ sản xuất theo hướng hữu cơ. Sản phẩm mình làm ra thì để ăn trong nhà và cho bà con họ hàng ăn, thấy chất lượng tốt do không dùng phân, thuốc hoá học.
Nay có chương trình OCOP nên tôi muốn tham gia để quảng bá sản phẩm cho nhiều người biết. Đồng thời, tạo được đầu ra cho nông sản để từ đó người nông dân gắn bó với phương thức sản xuất này hơn".
Việc nông dân xã Trí Lực (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) đang hướng đến sản xuất gắn với chế biến và nhu cầu thị trường, chú trọng sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ông Đặng Xuân Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai được Ban Chấp hành bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khóa XVI, nhiệm kì 2020 - 2025. Sáng nay (16/10), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI, nhiệm kì 2020 - 2025 gồm 50 Ủy viên đã ra...