Quyết “xóa” tiêu cực tại các dự án giao thông có vốn ODA
Đó là quyết tâm của Việt Nam và Nhật Bản tại phiên thứ nhất cuộc họp Ủy ban hỗn hợp diễn ra ngày 3/4 tại Hà Nội, với những diễn biến liên quan đến nghi vấn hối lộ tại dự án đường sắt viện trợ vốn vay ODA.
Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản được Chính phủ 2 nước thiết lập sau khi có thông tin nhà thầu Tư vấn giao thông vận tải Nhật Bản (JTC) khai nhận “lại quả” 16,4 tỷ đồng cho một số quan chức ngành đường sắt Việt Nam được báo chí Nhật Bản đăng tải.
Đồng chủ trì cuộc họp, Việt Nam và Nhật Bản đã cập nhật, chia sẻ thông tin và trao đổi ý kiến về những biện pháp đã được thực hiện từ trước đến nay nhằm nâng cao tính minh bạch, phòng chống tham nhũng cũng như những biện pháp phòng ngừa sự việc tương tự xảy ra.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, tại cuộc họp, hai bên đưa ra những biện pháp mạnh mẽ phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng, các giải pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án giao thông vận tải sử dụng vốn ODA.
Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi thông tin và thảo luận những biện pháp phòng chống trong thời gian tới bao gồm cả biện pháp phòng ngừa vụ việc tương tự báo chí nêu và thảo luận về nghiên cứu đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong các dự án sử dụng vốn vay.
“Hai bên nhất trí sẽ tích cực triển khai kết quả cuộc họp để ngăn ngừa tiêu cực trong việc thực hiện các dự án giao thông vận tải sử dụng ODA” – Bộ Giao thông Vận tải cho hay.
Được biết, cuộc họp tiếp theo sẽ sớm được tổ chức vào một thời điểm thích hợp tùy theo tình hình điều tra sự vụ này của cả hai phía.
Trước luồng dư luận về vấn đề dự án ODA thường có tiêu cực, UBND TPHCM đã chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án ODA trên địa bàn thành phố khẩn trương rà soát lại các dự án do đơn vị quản lý.
Video đang HOT
Dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây ở TPHCM (nay là đường Mai Chí Thọ và Võ Văn Kiệt) cũng từng dính tiêu cực khi nhà thầu tư vấn giám sát Nhật “tố” đã từng hối lộ giám đốc Ban Quản lý dự án.
Theo đó, UBND TP chỉ đạo rà soát lại các khâu như: công tác tổ chức đấu thầu của các dự án, công tác đàm phán, ký kết và quản lý các hợp đồng với các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, mua sắm)… nhằm tăng cường công tác quản lý các dự án ODA của thành phố. UBND TP nhấn mạnh nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng thì người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm. UBND TP giao cho Sở Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án ODA thực hiện định kỳ công tác giám sát đánh giá đầu tư và tổng hợp đánh giá về tình hình triển khai dự án, công tác đấu thầu, công tác quản lý hợp đồng, tiến độ giải ngân dự án. UBND TP cũng giao giám đốc Công an TP phân công nhân sự tham gia phối hợp với chủ đầu tư, Ban Quản lý các dự án ODA trọng điểm của TP để thực hiện công tác đấu tranh, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Việt Nam thắng vụ kiện đòi bồi thường 4 tỉ USD
Tỉnh Bình Thuận đã bị nhà đầu tư Hoa Kỳ đòi bồi thường 4 tỉ USD nhưng Hội đồng trọng tại quốc tế đã bác bỏ yêu cầu này.
Ảnh minh họa: Pháp Luật TPHCM
Thắng vụ kiện đầu tiên bằng trọng tài
Ngày 18,1, tại Hội nghị triển khai công tác pháp chế các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2014, đại diện Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) cho biết từ năm 2010-2013 Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương giải quyết 17 vụ tranh chấp quốc tế có liên quan đến nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Xu thế dòng tiền: Ai đứng sau cao trào tuần qua?Đà tăng của giá vàng có thể còn tiếp tục trong tuần tớiAfghanistan: Hàng loạt nhân viên Liên hợp quốc tử nạnViệt Nam thắng vụ kiện đòi bồi thường 4 tỉ USD
Trong đó có vụ việc đã được giải quyết thông qua thương lượng hòa giải, như vụ việc ở Đại lộ Đông Tây (TPHCM) và vụ nhà đầu tư South Fork (Hoa Kỳ) kiện tỉnh Bình Thuận đòi bồi thường số tiền lên tới gần 4 tỉ USD.
Đến cuối năm 2013, Hội đồng trọng tài quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ tất cả các lập luận và yêu cầu đòi bồi thường của nhà đầu tư Hoa Kỳ, buộc nhà đầu tư này phải trả cho Chính phủ Việt Nam toàn bộ chi phí vụ kiện, trong đó có cả chi phí dịch vụ pháp lý và phí trọng tài. Đây là vụ kiện đầu tư quốc tế đầu tiên mà Việt Nam giành chiến thắng thông qua đàm phán của Hội đồng trọng tài quốc tế.
Về bồi thường nhà nước, thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trong năm 2013 nhà nước đã phải bồi thường là gần 38,5 tỉ đồng (tăng gấp 5 lần số tiền bồi thường trung bình 3 năm trước đây). Các vụ bồi thường chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án,
Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số cơ quan áp dụng chưa đúng, chưa thống nhất quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, gây khó khăn cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường và gây bức xúc cho người bị hại.
Làm pháp chế không có "màu"
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Tôi nói thật, làm pháp chế là không có 'màu' gì đâu. 'Màu' tập trung hết vào đầu tư, hạ tầng, tài chính, kế hoạch....rồi. Ở các bộ khổ nhất là những người làm công tác pháp chế và tổng hợp".
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải quan tâm nhiều hơn tới chính sách đãi ngộ cho các cán bộ làm pháp chế. Theo ông Phúc, lãnh đạo nhiều vụ, cục trong các bộ ngành thoải mái ký duyệt, ban hành văn bản "vượt mặt" mà không cần thông qua vụ pháp chế thẩm định. Điều này đã dẫn tới việc ban hành văn bản trái luật và có dấu hiệu tiêu cực.
Cạnh đó ông Phúc cho rằng công tác xây dựng văn bản thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều văn bản ban hành chậm đi vào cuộc sống hoặc ngay từ khi ra đời đã gặp phải phản ứng của dư luận nhân dân.
Đồng tình ông Chu Hồng Thanh, Phó Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho biết rất nhiều văn bản được các bộ ngành ban hành trái luật gây thiệt hại không nhỏ cho người dân và doanh nghiệp nhưng lại chưa có chế tài thích đáng khi mới chỉ dừng lại ở việc cắt thi đua, khen thưởng. Ông Thanh đề xuất phải xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu những người ban hành văn bản trái luật đó phải bồi thường thiệt hại do ký văn bản gây ảnh hưởng tới người dân.
Cuối năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho Công ty TNHH South Fork được đầu tư vào khu du lịch tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) với diện tích 600 ha. Sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định giao hơn 3,3 triệu m2 đất giai đoạn 1 cho dự án này.Khi giao đất, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu sau ba tháng South Fork phải hoàn thành việc góp vốn pháp định; sau năm tháng kể từ ngày ký quyết định giao đất mà công ty chưa triển khai thực hiện dự án tỉnh sẽ thu hồi quyết định giao đất đợt 1 (dù có hoàn thành việc góp vốn).
Tuy nhiên, đến tháng 5-2010, tỉnh kiểm tra, thấy South Fork vẫn chưa triển khai đầu tư. Vào tháng 10-2007, UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép cho Công ty Đường Lâm khai thác titan trên diện tích hơn 120 ha đất trong diện tích 600 ha nói trên. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc cho phép Đường Lâm khai thác titan là dựa vào ba biên bản thỏa thuận giữa Đường Lâm với South Fork.
Lấy lý do tỉnh đã giao đất nhưng lại cho công ty khác khai thác titan nên tháng 9-2010, South Fork ra thông báo dừng mọi hoạt động để chuẩn bị thủ tục khởi kiện UBND tỉnh ra Trọng tài Quốc tế.
Theo Song Sa
Một Thế Giới
CSGT chạy xe ngược chiều trên đại lộ Võ Văn Kiệt "Làm việc" với phụ xe thay vì tài xế, không chào theo điều lệnh ngành, 2 CSGT còn chạy mô tô công vụ đi ngược chiều trong ánh mắt ngỡ ngàng của người dân Khoảng 16h10 ngày 14/6, trên đại lộ Võ Văn Kiệt (đoạn dưới dạ cầu Calmette, thuộc phường Nguyễn Thái Bình, quận 1-TP.HCM) một chiếc xe tải BKS 54Y-5127 đang...