“Quyết thu hồi dự án không triển khai!”
“Phải quyết liệt chấn chỉnh sử dụng đất sai mục đích, đảm bảo hiệu quả các dự án được triển khai. Những dự án doanh nghiệp không triển khai sẽ kiên quyết thu hồi”, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Vũ Văn Hậu khẳng định.
Bên lề cuộc họp HĐND thành phố ngày 3/12, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Vũ Văn Hậu trả lời báo chí làm rõ những vấn đề liên quan đến sử dụng đất còn lãng phí, nhiều dự án chậm triển khai, thậm chí doanh nghiệp còn tự ý chuyển thành sân bóng, bãi đỗ xe…
Giám đốc Sở TNMT Vũ Văn Hậu trả lời báo chí bên lề họp HĐND
Qua giám sát, HĐND Hà Nội phát hiện hàng loạt dự án chậm triển khai, để hoang hóa nhưng không có biện pháp khắc phục. Cá biệt có dự án vi phạm tới 10 năm không được phát hiện. Sở TNMT có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV chúng tôi có kiểm điểm nội dung này và đã nhận thấy còn một số hạn chế yếu kém. Điều đó được thể hiện qua việc quy hoạch sử dụng đất tính khả thi chưa cao. Hơn nữa, triển khai một số nội dung còn chậm, nhiều chủ đầu tư được chọn để thực hiện dự án cũng chưa đủ năng lực. Trong khi đó hậu kiểm lại không đạt chất lượng. Chúng tôi cũng đã rút kinh nghiệm những vấn đề này.
Năm nào Hà Nội cũng lập các đoàn kiểm tra đi kiểm soát nhưng tình trạng đất giao “không đúng người” vẫn xảy ra. Phải chăng việc giao đất cho chủ đầu tư đang quá dễ dàng, thưa ông?
Đây không thể nói chuyện giao đất quá dễ dàng bởi việc khuyến khích đầu tư xây dựng để phát triển kinh tế – xã hội là cần thiết. Còn theo luật, khi quy hoạch được duyệt, dự án được duyệt thì không lý gì ngành tài nguyên không giao đất. Trong quá trình thẩm tra đúng là có chuyện năng lực đầu tư còn yếu, điều này sẽ được giải quyết trong thời gian tới.
Đối với những dự án để hoang hóa quá lâu hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện, liệu thành phố có kiên quyết thu hồi không?
Tôi đã nói phải kiểm tra quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng sử dụng đất sai mục đích, đảm bảo tính hiệu quả của dự án và cũng có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Những trường hợp đã giải quyết thấu tình đạt lý rồi mà doanh nghiệp không triển khai tiếp chúng tôi sẽ dứt khoát trình thành phố thu hồi đem đấu giá hoặc giao cho làm các công trình công cộng.
Một dự án treo nhiều năm để cỏ mọc tốt um tùm (ảnh chụp tháng 3/2012)
Còn việc một số doanh nghiệp phản ánh họ bỏ ra chi phí lớn để có được dự án rồi lại bị thu hồi gây thiệt hại lớn là chuyện của họ, không thể trách Nhà nước được. Ở đây, doanh nghiệp đã sai sót ngay từ đầu, không nắm được khả năng tài chính, nghĩa vụ tài chính của mình mà cứ lao vào làm, đến khi không làm được thì phải tự trách mình.
Vậy, theo ông để khắc phục tình trạng lãng đất đai trên địa bàn, thời gian tới thành phố cần phải có những biện pháp gì?
Tôi nghĩ thành phố phải tìm ngay biện pháp khắc phục tình trạng lãng phí đất. Nhưng điều đó cũng không thể một sớm một chiều có thể làm được ngay. Còn khi nhìn vấn đề phải toàn diện, trong điều kiện khó khăn như hiện nay chúng ta phải thấy được khó khăn của doanh nghiệp vì họ đã đầu tư rất nhiều tiền vào dự án và khi bị thu hồi thì có quy định đền bù cho họ không, đền bù thế nào? Chúng tôi đã trình quy hoạch sử dụng đất năm đến 2020, đồng thời tham mưu cho Thành phố một số chính sách để sửa đổi, ví dụ khi chọn chủ đầu tư có năng lực về tổ chức thực hiện, đặc biệt là năng lực về tài chính.
Video đang HOT
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu, công tác kiểm tra xử lý vi phạm về đất đai được triển khai tích cực. Thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về đất đai, đặc biệt các dự án chậm triển khai, sử dụng sai mục đích và thời gian quy định; qua đó, thu hồi 807 ha đất của 7 tổ chức, đơn vị; đồng thời, đang xem xét xử lý thu hồi đối với 23 chủ đầu tư đang bỏ hoang hóa 33 khu đất với diện tích 48,8 ha.
Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tiếp tục được đẩy mạnh. Trong tổng số 10.600 ha đất tại 1.092 dự án liên quan đến thu hồi đất, GPMB, dự kiến hoàn thành 213 dự án; thu hồi và bàn giao là 1.338 ha đất; chi trả cho 28.592 hộ dân 9.513 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư 1.220 hộ dân.
Theo Dantri
Hà Nội lại nở rộ bãi giữ xe tự phát
Tạm lắng xuống một thời gian ngắn sau "chiến dịch" rầm rộ của UBND thành phố Hà Nội xóa sổ các bãi xe tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại 262 tuyến phố, nay các bãi xe này lại hoạt động trở lại công khai và tiếp tục "chặt chém" khách.
Hiện rất nhiều bãi giữ xe tự phát này không chỉ sử dụng vỉa hè mà còn chiếm luôn cả một phần của lòng đường làm nơi trông giữ xe. Các tuyến đường thuộc khu phố cổ ở quận Hoàn Kiếm như Hàng Giầy, Hàng Đường, Hàng Bạc... theo quy định thì vỉa hè, lồng đường cấm đậu xe, nhưng đây lại đang được coi là điển hình của việc lấn chiếm. Trên dọc các tuyến đường thuộc những khu phố này nhan nhản những điểm trông giữ xe tự phát. Như tại ngã tư giao nhau giữa Hàng Cá với Hàng Đường, không chỉ lòng đường mà hai bên vỉa hè cũng bị bịt kín, không còn chỗ cho người đi bộ, do bị chiếm dụng làm nơi giữ xe máy.
Còn dọc phố Hàng Giầy có rất nhiều cửa hàng tạp hóa lẫn ăn uống. Những cửa hàng kinh doanh này chiếm dụng hầu như toàn bộ vỉa hè phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Họ sử dụng gần như toàn bộ diện tích vỉa hè phía trước quán làm bãi giữ xe cho khách. Vào những giờ cao điểm khách hàng tới mua sắm, ăn uống, những người kinh doanh ở đây còn chiếm luôn một phần lòng đường để làm chỗ giữ xe. Nhiều hôm đường tại khu vực này tắc hàng tiếng đồng hồ bởi một phần đường đã bị chiếm dụng làm nơi trông giữ xe.
Ngoài chiếm vỉa hè và lòng đường, nhiều cá nhân còn tân dụng luôn khu vui chơi cộng cộng tại các chung cư để kinh doanh. Rất nhiều sân chơi ở các khu chung cư đang bị bảo vệ căng dây khoanh vùng làm bãi giữ xe. Anh Nguyễn Văn Hùng, sống tại chung cư 24T1, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, chia sẻ : "Ở chung cư đã bị giới hạn diện tích nhà, muốn tìm một không gian để vui chơi, tập thể dục sau những giờ làm việc mệt mỏi cũng không được, vì sân chung cư giờ thành bãi giữ xe. Chúng tôi đã làm đơn trình lên ban quản lý khu chung cư nhưng sự cứ việc đâu lại vào đấy."
Bãi đậu xe tự phát trên đường Ngô Thì Nhậm
Đường Hàng Bạc vỉa hè bị chiếm dụng làm bãi giữ xe, người đi bộ đành phải chen xuống lòng đường
Vỉa hè đường Hàng Cá cũng không còn lối đi vì đã bị chiếm dụng làm bãi giữ xe
Không ai nhận ra đây là là vỉa hè, lòng đường của phố Hàng Giầy
Sân chơi chung tại chung cư 24T1, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy bị bảo vệ giăng dây làm bãi giữ xe
Biển cấm ô tô trên đường Giảng Võ nhưng cả đoạn đường lại biến thành nơi đỗ ô tô
Trong khi đó, những bãi giữ xe được cấp phép hoạt động thì vô tư thu tiền giữ xe của khách vượt quá mức quy định. Anh Hà Văn Long ( Láng Thượng - Đống Đa) cho biết: "Hôm thứ 7 vừa rồi, tôi ra chợ Đồng Xuân mua sắm, đến lúc về mới giật mình khi nhân viên một bãi xe của tại chợ này thu 5.000 đồng/ lần giữ xe gắn máy. Tôi thắc mắc vì sao giá cao so với giá ghi trong vé chỉ có 2.000 đồng, nhân viên bãi xe thản nhiên trả lời: "Giá trong vé là giá cũ, vì bây giờ cái gì cũng tăng, giữ xe 2.000 đồng thì lấy gì mà sống!." Chị Lê Thúy Ngà - Ngõ 1194 Chùa Láng, Đống Đa, bức xúc hơn: " Tôi đưa mẹ ra Hồ Hoàn Kiếm chơi, gửi xe máy tại bãi gửi xe trên phố Đinh Tiên Hoàng. Khi gửi xe nhân viên bãi xe thông báo mức giá giữ xe máy đến 10.000 đồng/lần, nhưng họ lại đưa cho tôi tấm vé giữ xe ghi giá 2.000 đồng, với lời giải thích: vì thuê mặt bằng rất cao.
Cũng vậy, tại đường Đoàn Trần Nghiệp, do nằm kề Trung tâm thương mại Vincom nên thường ngày lượng người tới mua sắm, vui chơi rất lớn. Nhiều người vì ngại đưa xe xuống tầng hầm gửi nên gửi ngay bên ngoài tiện cho việc lấy xe. Hiểu được tâm lý này, mỗi khi thấy khách là đội quân trông giữ xe dọc tuyến đường ùa ra chèo kéo, giành giật, và giá giữ xe máy luôn là 10.000 đồng/xe, cao gấp 5 lần so với quy định.
Điều đáng nói là hàng ngày, trên các tuyến phố Hà Nội, đội trật tự đô thị vẫn luôn kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng dường như việc xử phạt chưa có tác dụng răn đe. Vì phạt hôm nay ngày mai việc lấn chiếm lại tái phát, hoặc lúc nào xe tuần tra công an đến thì trật tự, vắng công an thì đâu lại vể đấy.
Bãi xe có phép hoạt động trên phố Đinh Tiên Hoàng thu phí giữ xe với mức giá 5.000 đồng/lần gửi xe máy, gấp 2,5 lần so với quy định.
Khu vực vườn thú Thủ Lệ, nhiều bãi xe tự phát mọc lên và tự in giá vé giữ xe đạp là 2.000 đồng/lượt, xe máy 3.000 đồng/lượt, nhưng khách hàng phải trả 5.000 đồng/xe đạp, 10.000 đồng/lần gửi xe máy
Giá vé giữ xe tại chợ Đồng Xuân chỉ 2.000 đồng/lượt, trong khi theo phản ánh của nhiều khách gửi xe, họ phải trả 5.000 đồng/lượt.
Các điểm giữ xe trên đường Đoàn Trần Nghiệp luôn chèo kéo, thu phí trông giữ xe cao gấp nhiều lần so với quy định của nhà nước
Nghị định 71/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10-11-2012, quy định hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 30 triệu đồng, trong đó:
- Hành vi họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hoá, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5m2 làm nơi trông, giữ xe bị phạt tiền từ 2 triệu - 3 triệu đồng.
- Hành vi bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hoá trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 5m2 đến dưới 10m2 làm nơi trông, giữ xe bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
- Hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
- Hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe hoặc dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Theo 24h
Hà Nội quyết làm bãi đỗ xe "tai tiếng" Dự án xây dựng bãi đỗ xe tĩnh tại Đầm Trấu (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mặc dù vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân, thế nhưng, UBND quận Hai Bà Trưng và chủ đầu tư cũng kiên quyết thực hiện. Dân mời luật sư vào cuộc Như đã phản ánh, dự án bãi đỗ xe...