Quyết tăng thuế, tan tành mộng ôtô ngoại giá rẻ
Dự kiến mở rộng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu đang gặp làn sóng phản ứng dữ dội từ cả doanh nghiệp nhập khẩu lẫn lắp ráp xe trong nước. Cuộc họp kín gần đây của Bộ Tài chính vẫn chưa đi đến sự thống nhất nào.
Đâu là sự công bằng?
Thực ra, người khởi xướng cho việc thay đổi mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô lại không phải là Bộ Tài chính, mà chính là VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp xe trong nước).
Cách đây 2-3 năm, VAMA đã đệ trình kiến nghị này tới Bộ Tài chính cũng như ở các diễn đàn kinh tế lớn. Đó là việc thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước chuyển từ giá bán buôn hiện nay sang giá xuất xưởng. VAMA cho rằng, cách tính thuế dựa trên giá bán buôn hiện nay là không công bằng với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ở ô tô nhập khẩu.
Giá bán buôn đối với ô tô trong nước đã bao gồm cả chi phí tiếp thị, bán hàng, nhưng giá tính thuế đối với ô tô nhập khẩu chỉ là giá CIF, chưa bao gồm chi phí tiếp thị, bán hàng trên và lãi nhà nhập khẩu.
VAMA tính toán khoảng chênh lệch về giá tính thuế này lên tới 5%, doanh nghiệp sản xuất ô tô sẽ chịu thiệt hơn nhiều.
Trong văn bản gần đây nhất hồi đầu tháng 5, VAMA còn đề nghị lộ trình “giảm” giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trong nước, từ 100% xuống 80% giá xuất xưởng. 20 điểm phần trăm còn lại không tính do đây là khoảng chênh lệch cao hơn chi phí sản xuất trong nước so với chi phí sản xuất xe ô tô nhập khẩu, cần được hỗ trợ.
Giá tính thuế ô tô nhập khẩu sẽ không chỉ đánh trên giá CIF, sẽ còn tính trên giá bán lẻ tới người tiêu dùng, nhằm thu thêm thuế ở khâu tiêu thụ nội địa.
Tuy nhiên, ngay tại cuộc họp nội bộ tại Bộ Tài chính hôm 27/5, một đại diện lãnh đạo của Honda Việt Nam đã hé lộ ra rằng, thực ra, với ô tô nhập khẩu thì giá CIF về Việt Nam cũng đã bao gồm cả chi phí marketing, bán hàng được công ty mẹ hỗ trợ.
Song, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thuế tiêu thụ đặc biệt, thay vì lùi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt – từ giá bán buôn xuống giá xuất xưởng cho ô tô trong nước theo mong đợi của VAMA, Bộ Tài chính đã đưa ra cách khác là tăng cao hơn nữa cho ô tô nhập khẩu. Giá tính thuế ô tô nhập khẩu sẽ không chỉ đánh trên giá CIF, sẽ còn tính trên giá bán lẻ tới người tiêu dùng, nhằm thu thêm thuế ở khâu tiêu thụ nội địa.
Video đang HOT
Lý do được Bộ Tài chính đưa ra cũng là vì đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp ô tô trong nước và nhập khẩu.
Ô tô nội – ngoại đều phản ứng mạnh
Tại cuộc họp, đại diện của Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính khẳng định, đề xuất giá tính thuế mới như vậy đã nhận được sự thống nhất của 20 cơ quan liên quan gửi văn bản góp ý.
Song, thực tế là cộng đồng doanh nghiệp ô tô, cả VAMA lẫn các nhà nhập khẩu đều phản ứng dữ dội.
Cộng đồng doanh nghiệp ô tô, cả VAMA lẫn các nhà nhập khẩu, đều phản ứng dữ dội với đề xuất giá tính thuế mới.
Trong văn bản kiến nghị gửi Bộ Tài chính hôm 15/5, VAMA bày tỏ sự thất vọng khi “không thấy chính sách này góp phần hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô phát triển”. Thậm chí, còn “e ngại rằng, xe CBU – nhập khẩu sẽ chiếm lĩnh thị trường và ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ trở nên yếu hơn sau năm 2018. Điều đó cũng gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế do thâm hụt thương mại khổng lồ”, VAMA viết.
10 nhà nhập khẩu chính hãng xe sang và siêu sang đã cùng ký văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ để phản đối đề xuất này của Bộ Tài chính và kiến nghị, giữ nguyên như hiện nay.
Trong số này, có nhiều tên tuổi như Audi, Bentley và Lamborghini, BMW, Jaguar – Land Rover, Porche, Renault, Rolls-Royce, Subaru và Volkswagen.
Các nhà phân phối chính hãng cho rằng, nhận định của VAMA hay Hiêp hôi cơ khí Viêt Nam về sự chưa công bằng trong tính thuế đều là chưa chính xác và mang tính chủ quan.
Các doanh nghiệp này giải thích, hiện nay, các nhà nhập khẩu chính hãng đều là một nhà phân phối buôn đứt bán đoạn đối với nhà sản xuất chính hãng. Đây là cơ sở quan trọng thấy rằng, CIF đã bao đầy đủ các yêu tố giá vốn và chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng, nghĩa là có sự tương đồng với giá bán buôn của nhà sản xuấ lắp ráp trong nước.
10 nhà nhập khẩu xe sang đều e ngại, nếu thay đổi giá tính thuế sẽ tạo ra sự phức tạp trong cách tính thuế, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp, trong việc báo cáo thuế cũng như xây dựng chính sách bán hàng của các doanh nghiệp.
“Chắc chắn, việc tính thuế theo cách mới sẽ giúp tăng thu thuế, nhưng sẽ đẩy giá bán xe ô tô lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu chính hãng lên cao. Người tiêu dùng không được lợi vì giá xe quá cao”, công văn của nhà nhập khẩu phân tích.
Chưa kể, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô sẽ không có động lực để tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm lắp ráp trong nước, tác động tiêu cực đến thị trường ô tô của Việt Nam.
Chưa biết Bộ Tài chính sẽ tiếp thu ý kiến các doanh nghiệp quá trái chiều nhau như thế nào, nhưng hiện có nhiều thông tin cho rằng, dù có làn sóng phản đối, Bộ này sẽ vẫn giữ nguyên đề xuất thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô để trình chính thức lên Chính phủ.
Năm 2014, Việt Nam nhập 31.566 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kim ngạch 363 triệu USD. 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập 14.047 xe dưới 9 chỗ ngồi với giá trị kim ngạch là 164 triệu USD.
Nếu tới đây, giá tính thuế cho xe ô tô nhập “nới” thêm phần bán hàng ở nội địa, nghĩa là khoảng 20-30% trong giá bán xe, thì chắc chắn, ngân sách sẽ tăng thu tới cả nghìn tỷ. Doanh nghiệp có thể vẫn bảo toàn được lãi nhưng giá ô tô Việt Nam trong lộ trình giảm thuế nhập khẩu, chắc chắn không dễ chịu chút nào.
Theo Phạm Huyền
Vef
Ô tô Hàn Quốc sẽ chưa giảm giá ngay
Một số thông tin cho rằng xe Hàn Quốc sẽ giảm giá mạnh trong thời gian tới đây nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã được ký kết hồi đầu tháng, khiến khá nhiều người tiêu dùng Việt Nam khấp khởi mừng. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy.
Hiện cả Hyundai và KIA đều có liên doanh lắp ráp xe tại Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức được ký kết ngày 5/5 với một nội dung đáng quan tâm là một số mặt hàng nhập khẩu về Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế, trong đó có xe tải, xe con từ 3.000 cc trở lên và linh kiện ôtô.
Chính điều khoản này đã tập trung sự chú ý của dư luận với hy vọng sẽ có một làn sóng xe Hàn lần thứ hai với thị trường Việt Nam.
Để giải thích rõ những điều khoản trong hiệp định này, bà Đào Thu Hương - Trưởng phòng Hội nhập tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết: Đối với việc cắt giảm thuế quan với xe tải (trên 10 tấn đến 20 tấn) và ôtô du lịch có dung tích xi-lanh trên 3.000cc không quá thu hút sự quan tâm bởi đối tượng sử dụng chưa lớn, nhu cầu chưa cao, trong khi việc đối với việc cắt giảm thuế nhập khẩu với linh kiện lắp ráp sẽ có ảnh hưởng nhất định.
Đại diện bộ Tài chính khẳng định việc cắt giảm thuế nhập khẩu linh kiện cho việc lắp ráp ôtô Hàn Quốc chưa thể ảnh hưởng ngay lập tức đến giá bán xe trong nước.
Việc ôtô Hàn Quốc lắp ráp tại Việt Nam chưa thể rẻ ngay được, bởi theo lộ trình kí kết, việc cắt giảm thuế nhập khẩu linh kiện như hiện nay (từ 20 - 25%) sẽ chỉ được cắt giảm từng phần, mỗi năm khoảng 2% và trong năm 2016 tới đây, theo lộ trình này sẽ giữ ở mức 18%. Và dự định cho đến năm 2026 mức thuế nhập khẩu sẽ về mức 0%, đây là khoảng thời gian cần thiết mà theo các nhà quản lí, sẽ tạo cơ hội để các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước tự điều chỉnh để cạnh tranh và phát triển.
Mẫu Hyundai SantaFe lắp ráp trong nước
Như vậy, đối với các mẫu xe Hàn Quốc hiện đang lắp ráp tại Việt Nam sẽ có rất ít thay đổi về giá bán trong thời gian tới đây. Hiện ở Việt Nam đang có các sản phẩm lắp ráp trong nước bao gồm Huyndai SantaFe, Hyundai Avante và các dòng xe KIA bao gồm Morning, K3, Sorento...
Như Phúc
Theo Dantri
Vì sao doanh nghiệp bỏ sản xuất ô tô tại Việt Nam? Vấn đề sản xuất ô tô trong nước đang nóng lên, và người ta thường đặt trách nhiệm cho các cơ quan chức năng vì đã không quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, nhưng liệu đó có phải là nguyên nhân chủ yếu? Một chiếc xe mang thương hiệu Việt nhưng lại có toàn chi tiết nhập khẩu, thiết...