Quyết ở lại tâm dịch Covid-19 thay vì về nước, nữ du học sinh chia sẻ lý do được nhiều người ủng hộ
Châu Âu hiện được coi là tâm dịch mới của Covid-19, theo số liệu cập nhật, tổng số ca nhiễm hiện đã lên tới hơn 150.000 ca, phần lớn các nước có dịch là nơi có đông du học sinh Việt Nam đang theo học.
Tuy nhiên, thay vì quyết định nhanh chóng trở về nước thì nhiều du học sinh đã quyết định sẽ ở lại Châu Âu vào thời điểm này.
“Về Việt Nam lúc này có thể mang mầm bệnh cho mọi người…”
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những ngày qua Pháp đã thiết lập tình trạng y tế khẩn cấp trong thời gian 2 tháng. Tính đến tối 22/3, Pháp đã ghi nhận 674 trường hợp tử vong do Covid-19, tăng 112 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm virus là 16.018, tăng 1.559 bệnh nhân.
Nhiều thành phố tại Pháp vắng người sau lệnh phong tỏa do dịch Covid-19.
Trong số 7.240 người nhập viện, có 1.746 trường hợp trong tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên giới chức y tế xác nhận rằng số lượng bệnh nhân được phát hiện qua xét nghiệm thấp hơn thực tế vì Pháp không xét nghiệm đại trà. Tình cảnh này khiến nhiều người phải lưu tâm. Nguyễn Đình Đăng Thư (19 tuổi) – du học sinh Việt Nam tại Pháp và các bạn cũng tương tự.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc, Đăng Thư cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp, gia đình nhắn tin khuyên cô nên trở về Việt Nam. Mặc dù cũng rất lo lắng nhưng sau đó cô và nhiều du học sinh khác đang học tập tại Pháp vẫn quyết định ở lại.
Nguyễn Đình Đăng Thư, du học sinh ở Pháp quyết định ở lại thay vì về nước trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Lý giải cho quyết định của mình, Đăng Thư cho hay: “Thành phố ở vùng Tây Nam nước Pháp nơi mình đang sống được xem là thành phố lớn nhưng chủ yếu là sinh viên nước ngoài và khách du lịch. Thời điểm này, những người này đều đã về nhà nên khu vực trung tâm khá vắng.
Từ tuần trước, khi có lệnh phong tỏa, mọi người đều chấp hành khá nghiêm túc, chỉ ra đường nếu có việc cần thiết. Ở đây thực phẩm vẫn được bổ sung liên tục, siêu thị và nhà nhà thuốc luôn mở cửa nên không cần phải quá lo lắng. Thành phố hiện đang khá an toàn dù một số thành phố khác trong vùng số ca bị bệnh đang tăng nhanh.
Thêm nửa, tôi thấy mình còn trẻ, chỉ cần cẩn trọng và đề phòng tốt thì sẽ không lo sợ dịch. So với ở yên một chỗ và tự cách ly tại nhà, việc di chuyển đến sân bay và mất hơn 12 tiếng ngồi máy bay về Việt Nam, tiếp xúc với hàng trăm người khác thì nguy cơ bị nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Trở về nước vào thời điểm này rất có thể mình sẽ mang theo mầm bệnh và lây sang cho mọi người”.
Đăng Thư chia sẻ thêm: “Theo dõi tin tức ở quê nhà, mình thấy công tác dịch tễ hiện tại quá tốt, bộ phận y tế dự phòng làm việc quá tuyệt vời, từ phòng tốt mới chống tốt như vậy. Không phải đất nước nào cũng có đội ngũ bộ đôi lăn xả như Việt Nam, phục vụ cả mấy nghìn con người cách ly, mà còn cách ly miễn phí. Chữa bệnh cũng miễn phí. Chính phủ thì luôn chào đón người dân từ xa trở về.
Bản thân mình ban đầu cũng khá hoang mang và muốn trở về nhà. Nhưng bây giờ thì khác, mình cảm thấy khỏe mạnh, ở đây vẫn đang rất an toàn. Mình nghĩ, trở về Việt Nam thời điểm này là không cần thiết và cũng chính là thêm một phần gánh nặng cho đất nước. Tính ra, quyết định ở lại là bản thân đã góp chút việc có ích rồi”.
Thích nghi với cuộc sống trong tâm dịch
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp ở khắp nơi, hoàn cảnh khó khăn chung. Là thành viên Ban đối ngoại hội Sinh viên Việt Nam tại Toulouse, Đặng Thư cũng kêu gọi các du học sinh “ở đâu thì nên ở yên đó” nếu vẫn khỏe mạnh và thành phố các bạn đang sống ở vẫn an toàn. Về Việt Nam hay ở lại vùng dịch đều có nguy cơ như nhau, các bạn du học sinh nên cân nhắc thật kỹ và làm những gì có thể để bảo vệ mình.
Nhiều trường học tại Pháp tạm nghỉ vì dịch Covid-19.
“Đây là cuộc chiến y tế cho nhà nước nhưng cũng là cuộc chiến tâm lý cho mỗi người, dù lo lắng nhưng đừng đừng hoảng loạn. Chỉ là trong giai đoạn này chúng ta cần cẩn trọng hơn, sống trách nhiệm hơn và vì cộng đồng nhiều hơn những ngày thường”, Thư nói.
Được biết, tính đến nay từ sau lệnh phong tỏa, Nguyễn Đình Đăng Thư đã thực hiện tự cách ly tại nơi sinh sống được 9 ngày. Cùng ở với Thư còn có 2 du học sinh Việt Nam khác. Quyết định không trở về nước của Thư và các bạn cũng được phụ huynh và nhiều người hết sức ủng hộ.
Thư cho hay, do dịch bệnh nên lịch học và thi của nhiều du học sinh cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, để nâng cao sức khỏe cũng như đảm bảo việc học tập, hàng ngày Thư cùng bạn vẫn tập thể dục đều đặn và ôn bài qua mạng. Đây cũng là lúc tận dụng thời gian để nghỉ ngơi, học thêm tiếng Anh, tham gia khóa học online, đọc sách…
Trong thời gian tự cách ly, Đăng Thư cùng bạn mình làm những món ăn Việt Nam để “giết thời gian” và để đỡ nhớ nhà.
Thư cùng những du học sinh khác ở lại cũng thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh tại nước sở tại và ở Việt Nam thông qua page Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp và tại nơi mình sinh sống.
“Ở đây hay nhất là 19 đến 20 giờ hàng ngày mọi người sẽ cùng mở cửa sổ đứng ở ban công vỗ tay cảm ơn các y bác sỹ đang chiến đấu vì dịch. Sắp tới Hội sinh viên Việt Nam tại nơi mình sinh sống còn dự kiến tổ chức một cuộc thi chia sẻ ảnh cuộc sống thường nhật trong những ngày bị phong tỏa để giúp mọi người có tinh thần hơn.
Bố mẹ mình hôm nào cũng gọi điện sang để động viên, nhưng nhiều lúc mình còn động viên ngược lại “Bố mẹ yên tâm, con gái vẫn tự cách ly được, không cần phải về Việt Nam!”", Đăng Thư vui vẻ kể.
Lê Chung
40 du học sinh Việt Nam mắc kẹt ở sân bay Mỹ
Khoảng 40 du học sinh Việt Nam ở sân bay Dallas, Mỹ, vừa gửi cầu cứu đến Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện tại Mỹ vì vừa chuẩn bị lên máy bay đi Narita, Nhật Bản, thì nhận được thông báo người Việt Nam không được lên máy bay do chuyến bay từ Narita về Việt Nam bị huỷ.
Nhóm sinh viên mắc kẹt kêu cứu vì bị huỷ chuyến khi chuẩn bị lên máy bay
Theo thông tin được gửi tới Tổng lãnh sự quán tại Houston, hiện ở sân bay Dallas, các hành khách bay về Việt Nam quá cảnh tại Nhật Bản chưa được làm các thủ tục để lên máy bay do phía Nhật Bản (một số hãng hàng không như Japan Airlines) chưa khẳng định việc tiếp tục thực hiện các chuyến bay tới Việt Nam đã bị huỷ trước đó. Do đó, Tổng lãnh sự quán khuyến cáo để công dân biết và xem xét việc tiếp tục hoặc đổi hành trình bay để đảm bảo lịch trình về Việt Nam.
Tổng lãnh sự quán đã cùng Vietnam Airlines tại San Francisco trao đổi với American Airlines và Japan Airlines.
Japan Airlines nói nếu Việt Nam cho mở lại đường bay từ Nhật Bản về Việt Nam thì Japan Airlines cần có lệnh từ Tokyo mới tổ chức lại các chuyến bay. Nhưng Japan Airlines nói Tokyo chắc sẽ không thể tổ chức ngay chuyến bay được (vì vừa huỷ xong), họ cần bán đủ lượng vé nhất định để bảo đảm hiệu quả kinh tế cho chuyến bay. Do đó không thể có ngay chuyến bay trong ngày 1 ngày.
Ngày 24/3 có một chuyến bay của All Nippon Airlines từ Narita về TP HCM. Tổng lãnh sự quán đã thông báo cho các bạn sinh viên mắc kẹt ở sân bay Dallas biết để cân nhắc xem xét.
Đường bay qua Hong Kong về Việt Nam vẫn hoạt động nhưng sẽ hơi đông vì mọi ngả về Việt Nam hiện nay đều qua Hong Kong.
Nhóm du học sinh đang phải ở lại trong sân bay Dallas
Thông tin mới nhất cho biết 6 bạn du học sinh tuổi nhỏ nhất đã được giải quyết mua vé qua Hong Kong.
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston (gần Dallas nhất) cho biết sẽ cố gắng có mặt sớm tại sân bay để hỗ trợ các bạn trong khả năng có thể.
BÌNH GIANG
Du học sinh Việt tại Đức đối phó với Covid-19 thế nào? Khi xuất hiện triệu chứng liên quan đến Covid-19, du học sinh cần liên lạc với dịch vụ y tế khẩn cấp theo số 116117 để được hướng dẫn. Đến ngày 22/3, Đức ghi nhận 22.364 ca nhiễm nCoV, 84 người chết. Chính phủ đang xem xét phong tỏa đất nước do số ca nhiễm tăng nhanh. Các trường học đóng cửa từ...