Quyết hạn chế xe cá nhân
Trước áp lực giao thông quá tải tại nhiều đô thị, Chính phủ đã cho phép các TP lớn được tự lập phương án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phát triển giao thông công cộng.
Sáng 29-12, trả lời kiến nghị của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về lộ trình hạn chế xe cá nhân, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng khẳng định Chính phủ đã phân quyền cho địa phương. Vì vậy, TP Hà Nội và TP HCM chủ động lập phương án hạn chế xe cá nhân, Bộ GTVT sẽ phối hợp thực hiện.
Áp dụng từ năm 2020
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết khi cho ý kiến về đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải cho các TP lớn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao các địa phương lập đề án. Theo đó, Hà Nội và TP HCM cần xây dựng đề án để trình HĐND địa phương. Thời điểm hạn chế phương tiện cá nhân sẽ từ năm 2020.
Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu ở TP HCM – Ảnh: Hoàng Triều
Thực tế, áp lực do gia tăng phương tiện giao thông đã “ nóng” từ nhiều năm qua. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng bình quân mỗi tháng, Hà Nội có số đăng ký mới với xe máy là 18.000-22.000 chiếc, ô tô là 6.000-8.000 xe.
Với tốc độ này, chưa tính đến yếu tố giảm thuế cho ô tô vào năm 2018 thì đến năm 2020, Hà Nội sẽ có gần 1 triệu ô tô (chưa tính phương tiện của lực lượng vũ trang và các địa phương đến Hà Nội) và 7 triệu xe máy. Đó là lý do Hà Nội đề xuất lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Trước đó, cuối năm 2013, Bộ GTVT đã xây dựng đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải ở các TP lớn theo hướng đẩy mạnh giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân theo từng tuyến phố, từng khu vực, từng thời điểm. Mục tiêu của đề án là vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội và TP HCM phải đảm nhận từ 20%-25%; vận tải cá nhân chiếm 75%-80%.
Các TP lớn khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, vận tải hành khách công cộng đảm nhận từ 10%-15%; vận tải cá nhân chiếm 85%-90%. Đề án cũng nêu việc bảo đảm quỹ đất dành cho giao thông đô thị, trong đó có tỉ lệ hợp lý cho giao thông tĩnh từ 5%-7%, đất dành cho người đi bộ ở mức hợp lý là 2%.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Một trong những mục tiêu để phát triển giao thông đô thị bền vững được Bộ GTVT chú trọng là đến năm 2020, phát triển hợp lý hệ thống vận tải công cộng. Đối với các TP lớn, cần phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, góp phần kiểm soát sự phát triển của xe máy, ô tô cá nhân; kiềm chế tai nạn, cải thiện an toàn giao thông đô thị và vùng phụ cận; giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các đô thị.
Video đang HOT
Cũng theo đề án, đến năm 2020, tại Hà Nội, đường sắt đô thị đáp ứng từ 2%-3% và TP HCM là 4%-5% nhu cầu đi lại. Mục tiêu đến năm 2030, vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đáp ứng khoảng 40% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị khoảng 17%; tại TP HCM, hành khách công cộng đáp ứng khoảng 35%, trong đó đường sắt đô thị khoảng 18%.
Bộ GTVT cũng đề nghị nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng với chi phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh trong các đô thị từ loại 1 trở lên; phát triển phương tiện vận tải công cộng sức chứa nhỏ và taxi để gom khách cho xe buýt và đường sắt đô thị.
Hà Nội: Giao thông sẽ còn phức tạp Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đánh giá tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn sẽ còn diễn biến phức tạp, nhất là khu vực nội đô từ đường Vành đai 3 trở vào và trên một số tuyến đường trục hướng tâm. Vì vậy, UBND TP đề xuất HĐND tiếp tục thực hiện mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, giảm tối thiểu 40 điểm ùn tắc giao thông và không để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, mỗi năm giảm tai nạn giao thông từ 5%-15% trên cả 3 tiêu chí. Đặc biệt, TP Hà Nội sẽ lập đề án từng bước hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn để xác định rõ lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng phát triển quá nhanh phương tiện giao thông cá nhân, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không kịp. UBND TP Hà Nội cũng đưa ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện di chuyển các cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện ra ngoài trung tâm TP theo đúng quy hoạch, đúng lộ trình và ưu tiên bố trí quỹ đất này cho mục đích giao thông cũng như các mục đích công cộng khác. Dự kiến tổng kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 là 2.167 tỉ đồng và được phân bổ chi tiết theo từng năm. Nội dung này đã được HĐND TP thông qua tại kỳ họp HĐND vào đầu tháng 12-2015.
Theo Văn Duẩn – Thùy Dương (Người lao động)
TS Lương Hoài Nam nói về chuyện cấm xe máy ở Hà Nội, TPHCM
TS Lương Hoài Nam cho rằng, nếu thực hiện được các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân phát triển giao thông công cộng, Hà Nội sẽ giảm được ùn tắc, giảm tai nạn giao thông.
Mới đây, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đề xuất lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông. Ông Chung cho rằng, đến năm 2020, Hà Nội sẽ có gần 1 triệu ô tô; 7 triệu xe máy. Như vậy, khoảng 4-5 năm tới tình hình giao thông thủ đô sẽ rất phức tạp nếu không có giải pháp quyết liệt từ lúc này.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS Kinh tế Lương Hoài Nam về vấn đề này.
Quan điểm của ông về đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông dự kiến áp dụng tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. HCM?
Vấn đề giao thông đô thị đang trở thành bức xúc đối với người dân ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 4,9 triệu xe máy và hơn 0,5 triệu xe ô tô. Nếu lấy 4,9 triệu xe máy chia cho 7.000km đường thì bình quân 1km đường ở TP.Hà Nội đang "gánh" khoảng 700 xe máy và khoảng 70 ô-tô.
Vào giờ cao điểm, giao thông tại Thủ đô Hà Nội thường xảy ra ùn tắc giao thông
Ở TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 5,5 triệu xe máy. Nếu lấy số xe máy chia cho 3.600 km đường thì bình quân ở TP.HCM, 1 km đường "gánh" hơn 1.500 xe máy.
Như vậy, đường ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang gồng mình "gánh" số lượng xe máy khổng lồ, trong khi đó số ô tô trên 1 km đường còn rất thấp (70 ô tô/01 km đường).
Ở Hồng Kông có khoảng 300 ô tô/01 km đường, còn ở Singapore khoảng 200 ô-tô/01 km đường, cao gấp nhiều so với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu cấm xe máy lâu rồi và khoảng 150 thành phố khác ở Trung Quốc cũng đã có lộ trình cấm xe máy. Yangon (Myanmar) đã cấm xe máy mấy năm nay rồi. Người dân Yangon vẫn sống tốt khi không có xe máy đấy thôi!
Do vậy, tôi cho rằng, đề xuất hạn chế phương tiện hoàn toàn đúng đắn và cần sự phối hợp quyết liệt của các địa phương, bộ ban ngành, cũng như sự ủng hộ của người dân.
Trong bối cảnh mật độ giao thông tại 2 thành phố Hà Nội dày đặc như hiện nay, vậy có thế áp dụng ngay giải pháp hạn chế phương tiện giảm ùn tắc giao thông?
Tôi cho rằng đây là việc cần phải làm quyết liệt, có lộ trình rất rõ ràng. Lộ trình 10-15 năm đến khi loại bỏ hoàn toàn xe máy là phù hợp. Ở Trung Quốc lộ trình cấm xe máy phổ biến dài 7-10 năm, ta chậm gấp đôi họ cũng không sao, miễn là làm được.
Khi giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân được áp dụng, giao thông Hà Nội có thay đổi?
Tôi tin rằng giao thông ở các thành phố lớn sẽ bớt ùn tắc, tai nạn sẽ giảm. Nếu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mỗi nơi có 20.000-30.000 xe buýt (lớn và nhỏ) thì sẽ phủ kín được đô thị và đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Tất nhiên người dân phải đi bộ một đoạn ra bến xe chứ không ở đâu trước mỗi nhà dân có một bến xe buýt. Những người sống trong hẻm sâu có thể đi xe đạp ra bến xe buýt.
Giao thông công cộng phát triển nó đồng nghĩa với việc con người sẽ văn minh hơn, khỏe khoắn hơn, ứng xử với nhau tốt hơn. Không còn cảnh người dân chen nhau đi trên vỉa hè, vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu trên đường. Thêm nữa các quán cóc vỉa hè, thực phẩm bẩn cũng sẽ bớt, ô nhiễm không khí giảm...
Đi xe máy tạo ra nếp sống xề xòa, cẩu thả. Người dân ngồi trên ô tô thì sẽ tư duy kiểu khác. Những nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia... đường nội đô của họ cũng có rộng hơn Việt Nam lắm đâu, nhưng vì ít xe máy nên trông văn minh hơn nhiều.
TS Kinh tế Lê Hoài Nam
Giao thông công cộng ở Hà Nội hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân chưa thưa ông?
Giao thông công cộng của Việt Nam mình quá tồi, kém. Xe buýt quá quá ít, chất lượng thấp. Tàu điện ngầm chưa có. Hiện mới đang xây dựng tàu điện trên cao, hệ thống xe buýt nhanh... Tuy nhiên tầm nhìn quy hoạch và cách quản lý còn quá yếu kém dẫn đến các dự án đều chưa thể đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ, gây thất thoát rồi tăng vốn đầu tư.
Thậm chí tôi thấy nhiều người hào hứng với việc đầu tư tàu điện ngầm, tàu điện trên cao (gọi chung là MRT) và cho rằng lúc đó loại phương tiện này sẽ giúp giảm phương tiện xe máy. Không nên nghĩ lấy MRT thay thế xe máy. Xe buýt mới là phương tiện để thay thế xe máy, còn MRT là phương tiện thay thế xe buýt trên các tuyến trục. Không có cách gì để MRT phủ kín được hết các ngóc ngách của đô thị cả. Đó là việc của xe buýt là phương tiện giao thông rất linh hoạt.
Chi phí bình quân đầu tư cho 01 km MRT hết khoảng 100-150 triệu đô la. Nếu đầu tư làm 200 km đường tàu điện trên cao phải đầu tư từ 20-30 tỷ đô la. Trong khi đó, nếu đầu tư 20.000-30.000 xe buýt thì chỉ mất 2-3 tỷ đô la.
Hạ tầng giao thông ở Hà Nội có đáp ứng được số lượng lớn (20.000-30.000 xe) xe buýt hoạt động không?
Nếu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có 30.000 xe buýt, thì số xe ô-tô trên 01 km đường tăng thêm 5-10 chiếc so với hiện nay (70 chiếc/01 km), đã là gì so với 200-300 ô-tô/01 km đường ở Singapore, Hồng Kông?
Hạ tầng đường sá ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về cơ bản là đủ để phát triển xe buýt. Việc nói thiếu đường để phát triển xe buýt là không đúng. Tôi đã có nghiên cứu và so sánh Hà Nội và TP. HCM với Hồng Kông. Tôi thấy rằng, mật độ đường trên dân cư và trên diện tích đô thị ở Hà Nội và TP. HCM là tốt hơn Hồng Kông nhiều. Việt Nam mình thiếu xe buýt chứ không phải thiếu đường dành cho xe buýt. Hiện nay mình nhiều xe máy quá nên xe buýt không thể phát triển mạnh được.
Do vậy phải hạn chế xe máy thì xe buýt mới chạy được. Nếu cứ để 700 xe máy/01 km đường như ở Hà Nội bây giờ thì rất khó phát triển xe buýt. Với mật độ xe máy như vậy, xe buýt vừa khó chạy, vừa dễ gây tai nạn cho người đi xe máy.
Giao thông công cộng ở nước ngoài rất phát triển. Hà Nội cần có lộ trình hạn chế, tiến tới cấm hoàn toàn xe máy sau 10 năm, tối đa là 20 năm.
Xin cám ơn ông!
Theo Nguyễn Đức (danviet.vn)
Hàng ngàn xe tải vào cảng, xa lộ Hà Nội kẹt cứng từ 4 giờ sáng Hàng ngàn xe container ùn ùn đổ vào cụm cảng thuộc phường Trường Thọ, quận Thủ Đức (TPHCM) để bốc dỡ hàng hóa dịp cuối năm. Do lưu lượng xe tăng đột biến, khiến giao thông trên Xa lộ Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng hàng giờ liền. Từ 4h sáng ngày 30/12, Xa lộ Hà Nội đã rơi vào cảnh ùn tắc...