Quyết định mới của Nhật Bản tạo thế cân bằng cho khu vực
Vào đầu tháng 7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định chấp nhận cho phép quân đội nước này sử dụng vũ lực ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Một tuần sau, vào ngày 06/7, ông Abe nói, Nhật Bản sẽ thiết lập một cơ quan đặc biệt để chịu trách nhiệm việc thực hiện phòng thủ tập thể. Quyết định của chính phủ Nhật Bản cho phép lực lượng vũ trang có thể được hoạt động ở nước ngoài chỉ trong các hoạt động tập thể có nghĩa là nằm dưới sự chỉ huy và giám sát của quân đội Mỹ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hoan nghênh quyết định của chính phủ Nhật Bản. Trong một tuyên bố gần đây ông Hagel nói rằng: “Chính sách quân sự mới sẽ cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia hoạt động vào một phạm vi rộng hơn.” Theo ông, nó sẽ khiến liên minh Mỹ-Nhật hoạt động hiệu quả hơn nhiều.
Chúng ta biết rằng, hiện nay Nhật Bản và Nga vẫn chưa ký kết hiệp ước hòa bình. Một số khu vực biển đảo vẫn đang tranh chấp giữa Tokyo và Moscow. Chính quyền Nga cũng rất quan tâm đến quyết định dùng quân ra nước ngoài mới đây của Nhật Bản. Ngoài Nga, Trung Quốc và Triều Tiên cũng tỏ ra hết sức lo ngại đến hành động này của Nhật Bản.
Video đang HOT
Tân Hoa Xã nhấn mạnh, việc thông qua các nghị quyết của chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên kể từ Thế chiến II sẽ cho phép quân đội Nhật sử dụng vũ lực ở nước ngoài “có thể tái tham gia vào một cuộc chiến tranh đẫm máu.”
Ngày 05/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Seoul đã đề cập đến một số vấn đề về lịch sử giữa Nhật Bản và các nước láng giềng.
Ông nói rằng dưới lá cờ của chủ nghĩa quân phiệt, Nhật Bản theo đuổi một cuộc chiến tranh tàn nhẫn chống lại Trung Quốc và Hàn Quốc, sáp nhập bán đảo Triều Tiên và chiếm đóng một phần của Trung Quốc. Do đó, nhân dân hai nước đã trải qua những đau thương, mất mát khủng khiếp. Tập Cận Bình nhấn mạnh tuyên bố chung của hai nước chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ông cũng chỉ ra rằng cả hai quốc gia cần chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong tương lai. Nhật Bản đã chỉ trích gay gắt các lời nói của ông Tập và cho rằng mục đích của TQ là khui gợi lại quá khứ nhằm tạo ra các thế lực chống Nhật trong khu vực.
Nhìn chung, tất cả các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều không muốn xung đột xảy ra. Bởi nếu vậy, tất cả các bên đều bị tổn hại. Các chuyên gia cho rằng, chính sách thay đổi trên đây của Nhật Bản về mặt bản chất là tạo ra thế cân bằng chiến lược ở khu vực chứ không phải là Nhật Bản tỏ ra hiếu chiến.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Australia nhấn vai trò của Nhật ở châu Á-TBD
Tại Tokyo, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop khẳng định Nhật nên đóng một vai trò lớn hơn trong giải quyết các xung đột tại châu Á-Thái Bình Dương. Nhật triệu Đại sứ TQ về chuyến bay &'nguy hiểm'
Ảnh: Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tại Tokyo hôm 11/6. Ảnh: AP
Bà Bishop nói: "Quan điểm mà chúng tôi đưa ra trong mọi cuộc thảo luận dù là với Mỹ, Nhật hay TQ hoặc bất kỳ quốc gia ASEAN nào đều là phải có một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ. Chìa khóa để quản lý tranh chấp ở Biển Đông là đảm bảo rằng, các nước ASEAN sẽ tiếp tục theo đuổi đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử".
Theo Ngoại trưởng Australia, Nhật nên đóng một vai trò lớn hơn trong giải quyết các xung đột tại châu Á-Thái Bình Dương, khu vực đang căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ. "Chúng tôi thấy Nhật tham gia với vai trò ngày càng lớn trong một số lĩnh vực của xung đột, trong một số môi trường nhiều thách thức", bà Bishop trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Tokyo hôm 12/6.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang tìm cách cải tổ hiến pháp hòa bình của nước này để cho phép quân đội tham gia bảo vệ đồng minh. Theo giới phân tích, đây là một phần nỗ lực của Tokyo nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực khi TQ trỗi dậy ề sức mạnh kinh tế và quân sự. Nhật và TQ đang có tranh chấp về một quần đảo ở Hoa Đông. Tại Biển Đông, TQ đang yêu sách chủ quyền với hầu hết vùng biển.
Ngoại trưởng Bishop nói sau khi các cuộc gặp "2 2" (Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Australia) kết thúc hôm 12/6: "Chúng tôi ủng hộ mong muốn của Nhật là đạt được hòa bình và an ninh lâu dài ở khu vực của chúng ta. Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của Nhật để đóng vai trò lớn hơn với các vấn đề khu vực và toàn cầu".
Tháng trước, tại diễn đàn an ninh Shang-ri La, ông Abe tuyên bố lập trường phòng thủ của Nhật và cam kết hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á tăng cường khả năng phòng thủ.
Về phần mình, giống nhiều nước trong khu vực, Australia đang muốn tăng cường khả năng phòng thủ. Nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới này phải cân bằng các lợi ích giữa Mỹ - một đồng minh chiến lược có lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú ở thành phố Darwin phía bắc Australia - và đối tác thương mại hàng đầu TQ, nước mà bà Bishop đã lên tiếng chỉ trích năm ngoái vì đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
Australia đang trong quá trình thương thảo về khả năng sử dụng công nghệ tàu ngầm từ Nhật Bản, đã đạt được "tiến bộ đáng kể" tại các cuộc hội đàm ở Tokyo giữa quan chức ngoại giao, quốc phòng hai bên về chia sẻ thiết bị và công nghệ quốc phòng.
Thủ tướng Australia Tony Abbott hồi tháng 5 đã công bố gia tăng chi tiêu quốc phòng với mức 115 tỉ USD trong 4 năm tính tới tháng 6/2018.
Theo Vietnamnet
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể sẽ đi thăm Triều Tiên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể tới thăm Triều Tiên sau khi hai bên đạt được thỏa thuận về việc điều tra vụ bắt cóc các công dân nước này. Tờ Channel News Asia hôm 3/6 cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể tới thăm Triều Tiên. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Nhật Bản...