Quyết định kiểm toán đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Kiểm toán Nhà nước vừa có Quyết định số 1879/QĐ-KTNN kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, Di sản nhà nước năm 2017 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Theo đó, nội dung kiểm toán gồm: Kiểm toán Báo cáo tài chính (tải sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước… ); Kiểm toán công tác quản lý tài chính – kế toán, hoạt động đầu tư tài chính. mua – bán tài sản, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, việc thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020; việc thực hiện Quy chỉ giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Phạm vi kiểm toán là niên độ tài chính năm 2017 và các thời kỳ trước, sau có liên quan của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên được kiểm toán. Thời hạn kiểm toán là 60 ngày kể từ ngày công bố Quyết định kiểm toán tại đơn vị.
Danh sách các đơn vị thuộc PVN được kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2017 gồm: Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP; Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP; Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí; Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau; Tổng công ty Cổ phần Vận tải dầu khí và Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn.
Theo baovephapluat.vn
Chứng khoán bất ngờ giảm sâu, thanh khoản tăng vọt
Chốt phiên giao dịch hôm nay (5/10), thị trường chứng khoán trong nước bất ngờ giảm sâu. Trong đó, chỉ số Vn-Index rơi xuống sát mốc 1.000 điểm kèm thanh khoản tăng vọt.
Video đang HOT
Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường khoán trong nước đã quay đầu giảm điểm. Giao dịch rơi vào trạng thái bi qua, khiến lực bán ra gia tăng mạnh. Bảng điện tử bao phủ sắc đỏ, trong đó nhóm cổ phiếu lớn giảm đỏ chiếm tỷ trọng lớn.
Không những thế, nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí như VCB, BID, CTG, GAS... cũng nằm trong danh sách giảm điểm. Động thái này khiến số cổ phiếu giảm đỏ bao chìm trên bảng điện tử, trong khi đó thanh khoản lại tăng vọt.
Tạm chốt phiên sáng, trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giảm tới 8,1 điểm, tương đương 0,79% xuống 1.015,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 120,11 triệu đơn vị, giá trị hơn 3.025 tỷ đồng.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 0,53 điểm, tương đương 0,45% xuống 115,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27,75 triệu đơn vị, giá trị 409,48 tỷ đồng.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, đà đi xuống tiếp tục là xu hướng chủ đạo. Hoạt động bán tháo diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các cổ phiếu niêm yết. Bảng điện tử ghi nhận số cổ phiếu giảm điểm gấp hơn 2 lần mã tăng giá, trong đó nhóm VN30 cũng ghi nhận tới 22 mã đi xuống.
Khoảng cách đi xuống của các chỉ số không ngừng nới rộng trên bảng điện tử. Thanh khoản tăng vọt, trong đó đóng góp chính là cổ phiếu MSN với giao dịch lớn từ nhà đầu tư nước ngoài (với gần 6.000 tỷ đồng mua và bán là hơn 5.500 tỷ đồng).
Đặc biệt, nhóm cổ phiếu bluechips, ngân hàng và dầu khí cũng chìm trong sắc đỏ, khiến các chỉ số không tạo được đột phá. Theo đó, ở nhóm ngân hàng BID giảm 1.250 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 600 đồng/cổ phiếu; EIB giảm 400 đồng/cổ phiếu; HDB giảm 750 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 300 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 900 đồng/cổ phiếu; ACB giảm 400 đồng/cổ phiếu...
Ở nhóm cổ phiếu bluechips và dầu khí, GAS giảm 4.000 đồng/cổ phiếu; HCM giảm 2.300 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 2.900 đồng/cổ phiếu; MWG giảm 2.400 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 2.500 đồng/cổ phiếu; PNJ giảm 1.300 đồng/cổ phiếu; SCS giảm 2.000 đồng/cổ phiếu; SSI giảm 700 đồng/cổ phiếu; VCF giảm 3.500 đồng/cổ phiếu; VPB giảm 350 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch, trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index rơi xuống mức 1.008,39 điểm, giảm 15,23 điểm, tương đương 1,49 %. Khối lượng giao dịch đạt 294,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 11.589,015 tỷ đồng. Toàn thị trường có 93 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 201 mã giảm giá.
Chỉ số VN30-INDEX giữ ở mức 980,75 điểm, giảm 12,86 điểm, tương đương 1,29%. Khối lượng giao dịch đạt 74,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.476,074 tỷ đồng. Toàn thị trường có 5 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 22 mã giảm giá.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-INDEX giữ ở mức 114,67 điểm, giảm 1,6 điểm, tương đương 1,37%. Khối lượng giao dịch đạt 62,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 902,881 tỷ đồng. Toàn thị trường có 75 mã tăng giá, 55 mã đứng giá và 91 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30-INDEX giữ ở mức 211,74 điểm, giảm 5,16 điểm, tương đương 2,38%. Khối lượng giao dịch đạt 32,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 645,256 tỷ đồng. Toàn thị trường có 75 mã tăng giá, 55 mã đứng giá và 91 mã giảm giá.
Theo Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS, thanh khoản vẫn duy trì khá tốt cho thấy động lực phục hồi của chỉ số vẫn tích cực, do đó chỉ số có thể sẽ tiếp tục đi lên các vùng cao hơn trong thời gian tới nhờ khi báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2018 lộ diện.
Cũng theo Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu trong danh mục, đồng thời tham gia vào các cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh khả quan và tiềm năng tăng trưởng.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Lực bán dồn dập trên toàn thị trường, Vn-Index tiếp tục mất hơn 10 điểm Trong khi hầu hết toàn thị trường giảm điểm thì nhóm dệt may và đặc biệt cảng biển vẫn tăng điểm khá tốt, thậm chí khá nhiều mã trong đó tăng trần như PHP, HAH, DXP. Phiên giao dịch buổi chiều diễn ra với áp lực bán khá mạnh. Tại thời điểm 13h50', chỉ số Vn-Index giảm 10,48 điểm (1,02%) xuống 1.013,14 điểm...