Quyết định giúp thay đổi số phận 8 người đang chấp chới giữa lằn ranh sinh tử
Hai người đàn ông được đưa vào Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng hôn mê sâu, não không thể phục hồi.
Quyết định đồng ý hiến tạng của gia đình họ đã giúp hồi sinh cuộc đời của 8 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Từ tối 3/1 đến chiều 4/1, trong gần 24 giờ, 6 phòng mổ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức luôn sáng đèn “như ngày hội”. Ở đó, hàng trăm thầy thuốc chạy đua với thời gian, vừa lấy tạng của 2 người cho chết não, vừa tiến hành ghép tạng cho 6 sinh mệnh đang đếm từng ngày.
Hành trình đó bắt đầu vào những ngày cuối năm 2023, Đơn vị Tư vấn và Điều phối ghép tạng tại Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tiếp nhận được thông tin từ phòng khám cấp cứu về 2 người bị chấn thương sọ não nặng.
Đó là anh N.T.T (25 tuổi, Thái Nguyên) và anh P.V.G (32 tuổi, Phú Thọ). Họ đều bị tai nạn giao thông xe máy và được cơ sở y tế tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khi đã hôn mê sâu.
Sau lời giải thích của bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân, gia đình anh G. ở Phú Thọ có ý định xin đưa bệnh nhân về nhà. Khi nghe cán bộ đơn vị Tư vấn và Điều phối ghép tạng chia sẻ, hai gia đình biết được rằng việc hiến tạng có thể cứu sống nhiều cuộc đời khác nên đã quyết định đồng ý hiến mô, tạng của người thân.
Hai cuộc đại phẫu được tiến hành liên tiếp trong vòng 24 giờ vào 20h40 ngày 3/1 và 9h30 ngày 4/1. Tạng và mô hiến của 2 bệnh nhân bao gồm 2 tim, 2 gan, 4 thận, 2 tĩnh mạch chủ chậu, 2 khí quản, 4 giác mạc, 11 đoạn gân. Hàng trăm thầy thuốc được huy động để phục vụ ca lấy – ghép tạng đặc biệt.
Ngoài ra, giác mạc và một gan nhanh chóng được đưa sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Mắt Trung ương để kịp thời hồi sinh nhiều cuộc đời mới. Kết quả, từ nguồn tạng hiến của hai người chết não, hai bệnh nhân được ghép tim, hai người được ghép gan và bốn bệnh nhân được ghép thận và 4 người được thay giác mạc.
Video đang HOT
Trong 8 bệnh nhân được hồi sinh từ nguồn tạng hiến này có một bé gái 8 tuổi, chỉ nặng 18kg. Bé được phát hiện cơ tim giãn cách đây 1 năm, suy tim. Cô bé đã chờ đợi được ghép tim trong nửa năm nay. Trước khi được ghép tim 2 ngày, bé gái vừa kết thúc đợt điều trị nội khoa kéo dài lần thứ 3.
“Điều đặc biệt của trường hợp này là bé gái có anh trai ruột mắc cùng bệnh, cũng được ghép tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cách đây 3 năm. Lúc đó, bé trai chỉ 7 tuổi, nặng 17kg và trở thành bệnh nhân nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam được ghép tim thời điểm đó. Hiện sức khỏe của bé trai ổn định, đi học bình thường”, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Trung tâm Tim mạch, cho biết.
Ngày 10/1, Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chia sẻ: “Hiếm có gia đình nào ở Việt Nam có hai con nhỏ cùng được ghép tim”. Với bệnh lý này, thường trẻ chỉ sống được đến 15 tuổi bởi hậu quả của suy tim. Thời điểm bé trai chuẩn bị được ghép (tháng 2/2021), bệnh viện đã thực hiện xét nghiệm tìm yếu tố gia đình, phát hiện có đột biến gene liên quan cơ tim.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng cho hay hiếm có gia đình nào ở Việt Nam có 2 con cùng được ghép tim. Ảnh: Võ Thu
Từ thời điểm đó, bác sĩ và gia đình đã xác định bé gái mắc bệnh giãn cơ tim. Khi bé gái có biểu hiện suy tim mất bù, bé đã được chăm sóc y tế chuyên sâu và có những hình dung về việc ghép tim, liệu pháp cứu bé cuối cùng, do thuốc không thể dùng lâu dài.
Thách thức lớn nhất của bác sĩ thực hiện ca ghép tim cho bệnh nhi này đó là làm sao đưa trái tim của một thanh niên nặng 45kg vào lồng ngực của một em bé 8 tuổi chỉ nặng 18kg. Nhưng bằng kinh nghiệm, ca ghép tim đã hoàn thành. Hiện gần một tuần sau mổ, bé đang trong quá trình hồi sức với những tiến triển thuận lợi. Các bệnh nhân được nhận gan, thận cũng hồi phục rất tốt, giao tiếp bình thường.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết dù chuyên ngành ghép tạng Việt Nam đi sau thế giới 30-40 năm nhưng những năm gần đây, nước ta làm chủ được hầu hết các kỹ thuật, chất lượng tương đương thế giới.
Cả nước có 25 trung tâm ghép tạng, 1/4 ca ghép tạng ở Việt Nam được thực hiện ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Mỗi năm cơ sở này ghép tới 300 ca. Tiến sĩ Dương Đức Hùng cho hay tới đây bác sĩ của viện sẽ ghép khí quản, phổi, bộ phận tim (như van tim).
Theo Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, hiện nước ta có hàng chục nghìn người đang cần ghép mô, tạng để duy trì sự sống, song chưa thể thực hiện được vì không có đủ nguồn mô, tạng để ghép. Đơn cử tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 5 năm, chỉ 107 người cho chết não hiến tạng, trên cả nước con số này là 154 người.
Bác sĩ chạy đua với thời gian, lập kỳ tích ca ghép tim xuyên Việt
Sau 1 giờ 19 phút phẫu thuật ghép tim, lúc 23h39 ngày 6/7, quả tim đã đập lại trong lồng ngực bệnh nhân T.V.G.
Một ngày sau ca ghép tim, bệnh nhân T.V.G được rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt.
Tối 7/7, thông tin từ Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, các bác sĩ Bệnh viện vừa thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt, mang lại sự sống cho bệnh nhân T.V.G (SN 1992, trú tại tỉnh Thừa Thiên-Huế).
Trước đó, lúc 14h14 ngày 5/7, ngay khi tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, kíp ghép tạng Bệnh viện T.Ư Huế lập tức được kích hoạt. 17h30 cùng ngày, các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế mang theo mẫu máu của bệnh nhân xuất phát đi Hà Nội, khởi hành trên chuyến bay Vietnam Airlines.
Quả tim của người hiến tạng được vận chuyển từ TP Hà Nội về Huế trên chuyến bay của Hãng hàng không Bamboo Airways.
Theo lãnh đạo Bệnh viện T.Ư Huế, do phải tính toán sự phù hợp giữa thời điểm lấy tim và các chuyến bay trong ngày 6/7 nên phương án điều phối tạng liên tục thay đổi. Ngay khi chính thức có kế hoạch phẫu thuật lấy tạng lúc 17h20 cùng ngày thì chuyến bay Hà Nội - Huế chỉ còn một chuyến cuối cùng cất cánh vào lúc 19h35. Do thời gian lấy tim ra khỏi lồng ngực thực tế dài hơn dự kiến nên Hãng hàng không Bamboo Airways phải cáo lỗi với 159 hành khách khi hành khách chờ đợi thêm 23 phút để cùng chờ "trái tim" bay về TP Huế.
Các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế thực hiện ca ghép tim cho bệnh nhân T.V.G.
"Tim đang ra", "Tim đã lên xe", "Tim đã xuất phát ra sân bay chưa?", "Hy vọng kịp"... là những tin nhắn vội vàng, lo lắng của Ban Giám đốc và kíp ghép tạng Bệnh viện T.Ư Huế khi các bác sĩ từng phút, từng giây nỗ lực để đưa tim ra sân bay Nội Bài kịp thời gian.
Đến 21h25 tối 6/7, kíp ghép tạng Bệnh viện T.Ư Huế mang theo quả tim được hiến cho bệnh nhân về đến sân bay Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sau đó quả tim được vận chuyển về Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện T.Ư Huế vào lúc 21h48 tối cùng ngày.
Bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế sử dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ ca phẫu thuật ghép tim.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân T.V.G mắc bệnh cơ tim giãn - suy tim cách đây 13 năm, được điều trị nội khoa tối ưu nhưng đến nay EF giảm nặng, chức năng tim không cải thiện và đang chờ đợi cơ hội để được ghép tim.
Sau 1 giờ 19 phút phẫu thuật ghép tim, lúc 23h39 ngày 6/7, quả tim đã đập lại trong lồng ngực bệnh nhân T.V.G. Một ngày sau ca ghép tim, bệnh nhân T.V.G được rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt.
Bệnh nhân T.V.G được rút nội khí quản, tỉnh táo sau ca ghép tim thành công.
"Bệnh viện xin gửi lời tri ân sâu sắc đến người hiến tạng và gia đình, lãnh đạo Bộ Y tế, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Đơn vị tư vấn & điều phối ghép tạng - Bệnh viện Việt Đức, Hãng hàng không Bamboo Airways, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để các bác sĩ Bệnh viện dốc hết tâm sức, góp phần ghép tạng thành công cứu sống người bệnh", GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế chia sẻ
Hai bệnh viện trắng đêm ghép tạng xuyên Việt Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phối hợp thực hiện ghép ca tim, 2 ca ghép thận và ca ghép da từ người hiến chết não là nam bệnh nhân 35 tuổi. Rạng sáng 26.2 các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) đã thực...