Quyết định của Trung Quốc đặt ra câu hỏi cấp bách với chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ
Quyết định gần đây của Trung Quốc về việc áp đặt hạn chế xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm – vốn đóng vai trò quan trọng trong công nghệ quân sự tiên tiến của Mỹ – đã gây chấn động trong lĩnh vực quốc phòng Mỹ, đặc biệt ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, được gọi là chương trình “Ưu thế Trên không Thế hệ mới” (Next Generation Air Dominance – NGAD).
Đất hiếm chuẩn bị xuất khẩu được bốc xếp tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này, theo chuyên trang quân sự Bulgarianmilitary.com, được Trung Quốc công bố như một phần của phản ứng rộng hơn đối với các mức thuế quan của Mỹ, nhắm vào những vật liệu thiết yếu cho hệ thống điện tử hàng không – hệ thống điện tử tinh vi giúp máy bay hiện đại định vị, liên lạc và tấ.n côn.g mục tiêu một cách chính xác.
Với việc Trung Quốc kiểm soát phần lớn hoạt động chế biến đất hiếm toàn cầu, các hạn chế này đặt ra những câu hỏi cấp bách về sự dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ, cũng như tương lai của tham vọng duy trì ưu thế trên không của nước này. Rủi ro rất cao vì những vật liệu này không chỉ là thành phần mà còn là xương sống của các hệ thống tiên tiến định hình nên chiến tranh hiện đại.
Các nguyên tố đất hiếm – nhóm gồm 17 kim loại – không thực sự hiếm như tên gọi, nhưng việc khai thác và tinh chế chúng rất phức tạp và gây hại đến môi trường. Những nguyên tố như neodymium, dysprosium, yttrium và gadolinium đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống điện tử của chương trình NGAD. Ví dụ, neodymium và dysprosium được dùng để tạo ra nam châm mạnh điều khiển động cơ điện và cơ cấu vận hành, cho phép kiểm soát chính xác các hệ thống máy bay. Yttrium cải thiện hệ thống laser quan trọng cho việc nhắm bắ.n và liên lạc, còn gadolinium nâng cao hiệu suất radar, đặc biệt là radar mạng pha chủ động (AESA) giúp phát hiện mối đ.e dọ.a từ khoảng cách xa.
Nếu thiếu những vật liệu này, khả năng hoạt động trong môi trường tác chiến khốc liệt – nơi yếu tố tàng hình, tốc độ và nhận thức tình huống là tối quan trọng – của NGAD sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. NGAD, hiện đang trong giai đoạn phát triển, được kỳ vọng sẽ vượt trội so với F-35 Lightning II, tích hợp cảm biến tiên tiến, trí tuệ nhân tạo, và có thể cả vũ khí năng lượng định hướng để đối phó với các mối đ.e dọ.a từ các đối thủ như Trung Quốc và Liên bang Nga.
Khác với các dòng máy bay trước, NGAD không chỉ là một máy bay mà là một hệ thống gồm nhiều thành phần, bao gồm máy bay có người lái, thiết bị bay không người lái (UAV) và các nền tảng được kết nối hoạt động cùng nhau. Hệ thống điện tử hàng không của nó sẽ xử lý lượng dữ liệu khổng lồ từ vệ tinh, trạm mặt đất và máy bay khác để tạo ra bức tranh chiến trường với thời gian thực. Radar của NGAD, có thể là bản nâng cấp của radar AN/APG-81 trên F-35, cũng sẽ phụ thuộc vào đất hiếm để đạt được độ phân giải cao và khả năng chống gây nhiễu.
Để so sánh, chỉ riêng F-35 đã sử dụng khoảng 920 pound (hơn 400kg) đất hiếm, còn NGAD có khả năng sẽ cần nhiều hơn nữa do tính năng tiên tiến hơn. Việc Trung Quốc hạn chế các nguyên tố như samarium, gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium và yttrium ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất các hệ thống này, bởi Mỹ không có đủ năng lực chế biến đất hiếm trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu.
Nguyên nhân sâu xa của sự phụ thuộc này đã hình thành từ hàng thập kỷ trước. Vào những năm 1980, Mỹ từng dẫn đầu sản xuất đất hiếm, với mỏ Mountain Pass ở California cung cấp phần lớn nhu cầu thế giới. Nhưng đến những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu thống lĩnh thị trường nhờ chi phí lao động thấp và tiêu chuẩn môi trường chưa đủ khắt khe. Đến năm 2002, Mountain Pass phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi. Hiện nay, Trung Quốc chế biến gần 90% lượng đất hiếm toàn cầu, nắm giữ lợi thế vượt trội.
Dù mỏ Mountain Pass đã được khai thác trở lại và thuộc sở hữu của công ty MP Materials, Mỹ vẫn thiếu cơ sở hạ tầng để tinh chế hầu hết đất hiếm nặng. Điều này không phải ngẫu nhiên mà là hệ quả của việc ưu tiên lợi ích kinh tế ngắn hạn thay vì an ninh chiến lược dài hạn.
Theo nhà phân tích David Merriman từ Project Blue, quyền kiểm soát đất hiếm nặng của Trung Quốc đặc biệt chặt chẽ, với chỉ một nguồn cung thay thế nhỏ ở Myanmar – cũng bị ảnh hưởng bởi Bắc Kinh.
Việc NGAD phụ thuộc vào đất hiếm thể hiện rõ tham vọng công nghệ của nó. Chiếc máy bay này được thiết kế để hoạt động trong môi trường khốc liệt – nơi đối phương có các hệ thống phòng không và tác chiến điện tử tiên tiến. Các tính năng tàng hình, vượt trội cả F-22 Raptor, sẽ dựa vào lớp phủ và vật liệu composite chứa đất hiếm. Hệ thống động cơ có thể là động cơ chu trình thích ứng, cần hợp kim nhôm-scandium nhẹ và chịu nhiệt.
So với Su-57 của Liên bang Nga hay J-20 của Trung Quốc, NGAD nhắm đến khả năng hợp nhất cảm biến và kết nối vượt trội, cho phép phối hợp với các UAV “trung thành” – mở rộng tầm hoạt động và hỏa lực. Trong khi J-20 có hệ thống điện tử hiện đại nhưng động cơ kém, còn Su-57 lại gặp nhiều trục trặc sản xuất, thì lợi thế của NGAD nằm ở việc tích hợp công nghệ mới. Nhưng nếu thiếu đất hiếm, lợi thế đó có thể mất.
Không chỉ NGAD, mà cả tên lửa siêu vượt âm (hypersonic), sún.g điện từ hải quân, và vệ tinh – tất cả đều cần đất hiếm – cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các hạn chế từ Trung Quốc. Các tấm pin mặt trời, cảm biến vệ tinh và nam châm công nghiệp cũng phụ thuộc vào những nguyên tố này.
Video đang HOT
Sún.g điện từ của Hải quân Mỹ, vẫn đang trong giai đoạn nguyên mẫu, sử dụng nam châm phụ thuộc vào các vật liệu này. Ngay cả vệ tinh, rất quan trọng đối với truyền thông và giám sát, cũng kết hợp đất hiếm vào tấm pin mặt trời và cảm biến của chúng. Hiệu ứng lan tỏa cũng mở rộng sang các ngành công nghiệp thương mại, từ xe điện đến tua bin gió, nhưng nhu cầu của ngành quốc phòng là vô cùng cấp thiết.
Bộ Quốc phòng Mỹ có dự trữ đất hiếm, nhưng như một số nguồn tin công nghiệp nói với hãng tin Reuters rằng, lượng dự trữ này không đủ để duy trì lâu dài. Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Mỹ (AIA), đại diện cho các hãng như Lockheed Martin và Northrop Grumman, đã nhiều lần cảnh báo về rủi ro chuỗi cung ứng, song tiến độ tự chủ vẫn rất chậm.
Chính quyền Biden đã sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) để tài trợ cho các dự án đất hiếm trong nước, bao gồm khoản tài trợ 120 triệu USD cho Lynas Rare Earths xây dựng cơ sở chế biến đất hiếm nặng tại Texas. MP Materials cũng đang mở rộng, dự kiến sản xuất nam châm tại Fort Worth vào cuối năm 2025. General Motors đã hợp tác với MP để đảm bảo nguồn cung cho xe điện – một mô hình mà ngành quốc phòng có thể học hỏi.
Dù vậy, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh – từ khai thác, chế biến đến sản xuất – cần nhiều năm. Australia với mỏ Mount Weld có tiềm năng, nhưng công suất chế biến còn hạn chế. Canada và châu Âu mới chỉ bắt đầu tìm kiếm phương án thay thế. Tái chế đất hiếm từ thiết bị điện tử cũ là một hướng đi, nhưng hiện còn kém hiệu quả và chi phí cao.
Những thách thức này đặt ra câu hỏi chiến lược sâu sắc hơn: Làm thế nào một quốc gia có thể cân bằng giữa đổi mới công nghệ và khả năng tự cường? Việc phát triển công nghệ tiên tiến của Lầu Năm Góc dựa trên giả định về chuỗi cung ứng ổn định, nhưng giả định ấy giờ đây không còn chắc chắn.
Việc siết chặt kiểm soát đất hiếm của Trung Quốc không đơn thuần là trả đũa thuế quan, còn giúp Bắc Kinh tăng ảnh hưởng ở châu Á thông qua cung cấp ưu đãi cho các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản, đồng thời gây áp lực với các nước khác. Chiến lược này từng xuất hiện năm 2010, khi Trung Quốc ngừng xuất đất hiếm sang Nhật, làm chao đảo thị trường thế giới cho đến khi WTO can thiệp. Nhưng hiện tại, lệnh hạn chế rộng hơn nhiều, không chỉ áp dụng cho khoáng sản thô mà cả sản phẩm tinh chế như nam châm vĩnh cửu.
Ông Mark A. Smith – Giám đốc điều hành NioCorp – gọi hành động của Trung Quốc là “đòn đán.h chính xác” vào năng lực quốc phòng Mỹ, khai thác điểm yếu bị phớt lờ quá lâu. Tuy nhiên, phải thấy rằng việc Mỹ đã buông lơi vị thế của mình trong ngành đất hiếm từ nhiều thập kỷ trước cũng là nguyên nhân khiến nước này khó khăn hơn.
Bản vẽ phác họa máy bay chiến đấu thế hệ sáu F-47. Ảnh: Không quân Mỹ
Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng dùng đất hiếm từ nguồn nội địa để chế tạo radar, máy tính, vũ khí. Nhưng đến thập niên 1990 – thời kỳ đỉnh cao toàn cầu hóa – các hãng Mỹ đã chuyển sản xuất ra nước ngoài để tiết kiệm chi phí. Sau năm 2001, sự tập trung của Lầu Năm Góc vào chống khủn.g b.ố khiến các rủi ro dài hạn như phụ thuộc tài nguyên bị bỏ qua. Dù có báo động từ vụ Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản vào năm 2010, nhưng những nỗ lực như tái mở cửa mỏ Mountain Pass năm 2012 sau đó lại thất bại vì áp lực thị trường.
Lịch sử cho thấy để vượt qua khủng hoảng hiện nay, cần không chỉ đầu tư mà còn là ý chí chính trị bền vững.
Việc phát triển NGAD vẫn tiếp tục, với nguyên mẫu được cho là đang thử nghiệm. Các đối thủ như J-20 của Trung Quốc vẫn gặp hạn chế, như phải phụ thuộc động cơ Nga. Su-57 của Liên bang Nga bị trừng phạt nên khó cạnh tranh về điện tử hàng không. Nhưng sự thành công của NGAD không chỉ nằm ở công nghệ mà còn phụ thuộc vào cách Mỹ đảm bảo nguồn lực. Vật liệu tổng hợp có thể giảm phụ thuộc đất hiếm đang trong giai đoạn nghiên cứu. Khai thác tài nguyên ngoài vũ trụ như trên tiểu hành tinh dù còn xa vời, những cũng đang được các công ty như AstroForge xúc tiến.
Các hãng như Lockheed Martin và Raytheon đang thích nghi, dù chưa tiết lộ chi tiết. Một số đã dự trữ nguyên liệu, số khác tìm nguồn cung thay thế. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đa dạng hóa, ký hợp đồng với các công ty tại Australia, Canada. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời.
Chuỗi cung ứng quốc phòng quá phức tạp. Một chiếc máy bay cần hàng nghìn linh kiện từ nhiều nhà cung cấp, cho nên, việc tách hoàn toàn khỏi Trung Quốc là thách thức lớn.
Một nguồn tin trong ngành nói với Reuters rằng các hãng hàng không vũ trụ phụ thuộc duy nhất vào Trung Quốc về đất hiếm đang đối mặt với rủi ro cực lớn, nhất là khi chuỗi cung ứng thiếu minh bạch.
Hệ lụy từ lệnh hạn chế của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà còn đ.e dọ.a sự ổn định kinh tế. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính việc cấm hoàn toàn một số đất hiếm có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD, chưa tính đến ảnh hưởng trong quốc phòng.
Việc hiện đại hóa của Lầu Năm Góc – từ vũ khí siêu vượt âm đến chiến tranh mạng – đều cần những nguyên liệu này. Nếu thiếu, các chương trình có thể bị trì hoãn, đội chi phí, hoặc giảm tính năng. Với NGAD, điều này có thể đồng nghĩa với việc phải cắt giảm tham vọng như giảm số UAVtrong mạng lưới hoặc phải dùng công nghệ cũ, mất lợi thế trước đối thủ.
Tương lai đặt ra hai lựa chọn cho Mỹ: tăng tốc phát triển sản xuất nội địa, hoặc chấp nhận sống trong một thế giới nơi Trung Quốc kiểm soát tương lai quân sự của mình. Phương án đầu cần đầu tư không chỉ cho khai thác mà cả đào tạo kỹ sư, nhà khoa học và công nhân để tái thiết một ngành công nghiệp đã ngủ quên hàng chục năm.
Nó cũng cần sự đồng lòng của cả hai đảng – điều không dễ trong bối cảnh chính trị phân cực. Phương án còn lại là từ bỏ lợi thế chiến lược, để Trung Quốc dùng đất hiếm làm đòn bẩy định hình liên minh toàn cầu.
Người lạc quan tin vào đổi mới – vật liệu thay thế, công nghệ tái chế, hay thậm chí khai thác trên Mặt trăng. Người bi quan cảnh báo thời gian không còn nhiều, và Trung Quốc đang siết rất chặt.
Hiện tại, NGAD vẫn là biểu tượng cho trí tuệ và tham vọng của nước Mỹ – một chiến đấu cơ được thiết kế để làm chủ bầu trời tương lai. Nhưng đôi cánh của nó đang bị trói buộc vào một chuỗi cung ứng kéo dài tới Thái Bình Dương – nơi một quyết định ở Bắc Kinh có thể khiến mọi tiến bộ ở Washington bị chững lại.
Cuộc khủng hoảng này phơi bày một sự thật bị phớt lờ quá lâu: công nghệ thôi là chưa đủ để đảm bảo tương lai. Phải có sự tự cường, tầm nhìn và khả năng thích nghi để làm nên sức mạnh. Liệu Mỹ có thể vượt qua thách thức này hay lại tiếp tục trì hoãn công cuộc tự chủ vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, và sẽ định hình cán cân quyền lực trong nhiều năm tới.
Mỹ chật vật tìm cách hạn chế phụ thuộc vào nam châm đất hiếm Trung Quốc để chế tạo vũ khí
Sau ba thập kỷ phi công nghiệp hóa hậu Chiến tranh Lạnh, việc xây dựng lại ngành này - chống lại ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc - là một cuộc chiến khó khăn, ngay cả khi có sự trợ giúp của Chính phủ Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ tại căn cứ ở bang Texas. Loại máy bay hiện đại này cũng cần nam châm đất hiếm để hoạt động. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngành sản xuất vũ khí của Mỹ phụ thuộc vào những miếng kim loại rất nhỏ, một số chỉ bằng đồng xu, đó là nam châm đất hiếm. Nam châm đất hiếm cần thiết cho máy bay chiến đấu F-35, hệ thống dẫn đường cho tên lửa, phương tiện bay không người lái và cả tàu ngầm hạt nhân, theo tờ Wall Street Journal ngày 5/5.
Vấn đề đang đặt ra với Mỹ là: Trung Quốc sản xuất hầu hết nam châm đất hiếm trên thế giới, với 92% thị phần toàn cầu.
Giờ đây, Washington đang chi hàng trăm triệu USD và hỗ trợ thuế để vực dậy ngành sản xuất nam châm đất hiếm ở Mỹ. Một đạo luật của Mỹ năm 2018 đã hạn chế việc sử dụng nam châm sản xuất tại Trung Quốc trong thiết bị quân sự của Mỹ, thu hẹp danh sách các nhà cung cấp tiềm năng xuống còn một số ít ở Nhật Bản và phương Tây. Đến năm 2027, các hạn chế sẽ mở rộng tới nam châm được sản xuất ở bất kỳ đâu có chứa nguyên liệu được khai thác hoặc chế biến tại Trung Quốc, chiếm gần như toàn bộ nguồn cung toàn cầu hiện nay.
Trên thực tế, sau ba thập kỷ phi công nghiệp hóa hậu Chiến tranh Lạnh, việc xây dựng lại ngành này - chống lại ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc - là một cuộc chiến khó khăn, ngay cả khi có sự trợ giúp của Chính phủ Mỹ. Chỉ có một công ty ở Mỹ sản xuất loại nam châm đất hiếm.
Anthony Di Stasio, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, cho biết: "Chúng tôi sẽ không thể chỉ cần phát động là đạt được điều mình muốn". Văn phòng do ông Stasio đứng đầu thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đang đi sâu vào chuỗi cung ứng để đầu tư vào các bộ phận giúp quân đội nước này hoạt động hiệu quả, phần lớn những gì họ đầu tư vào là chế biến khoáng sản và sản xuất nam châm đất hiếm.
Bộ Quốc phòng Mỹ trong vài năm qua đã cam kết đầu tưhơn 450 triệu USD cho đất hiếm và nam châm đất hiếm. Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ cũng đang đưa ra các biện pháp khuyến khích riêng vì nam châm trên cũng rất quan trọng đối với xe điện.
Khoản tài trợ trên đang giúp một nhà sản xuất nam châm của Đức thành lập nhà máy đầu tiên ở Bắc Mỹ, được khởi công vào tháng 3 năm nay, hai thập kỷ sau khi nhà máy cuối cùng ở Mỹ đóng cửa. Cơ sở ở Sumter, Nam Carolina này sẽ mua đất hiếm tại địa phương. Những nguồn cung đó có thể đến từ các dự án khác đang nhận được tài trợ của Chính phủ Mỹ, chẳng hạn như các nhà máy chế biến sắp xây dựng ở California và Texas, lần lượt thuộc sở hữu của các công ty khai thác Mỹ và Australia.
Nhưng rào cản lớn nhất của họ là giá mặt hàng này từ Trung Quốc thấp. Một cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ vào năm 2022 cho thấy vị thế thống trị của Trung Quốc đã cho phép nước này định giá đủ thấp để khiến hoạt động sản xuất "không bền vững" đối với các đối thủ cạnh tranh.
Ở phương Tây, các mỏ và cơ sở chế biến đất hiếm phải đối mặt với nhiều quy định hơn. Ngoài ra, Mỹ cũng còn lại một số ít chuyên gia trong lĩnh vực này, đòi hỏi những giải pháp tốn kém như tuyển dụng nhân sự nước ngoài, đưa người Mỹ ra nước ngoài đào tạo và đầu tư vào tự động hóa.
Moshe Schwartz, thành viên cấp cao về chính sách mua sắm tại Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia Mỹ, cho biết việc thúc đẩy các nhà thầu quốc phòng mua nam châm đắt tiề.n hơn được sản xuất tại Mỹ sẽ làm tăng chi phí và có tác động dây chuyền, có khả năng ảnh hưởng đến số lượng hệ thống phòng thủ như tàu ngầm và máy bay chiến đấu mà Bộ Quốc phòng Mỹ có thể mua.
Tàu ngầm USS Annapolis lớp Los Angeles của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Các khoản đầu tư mới
Các nhà khoa học Mỹ đi đầu trong nghiên cứu nam châm đất hiếm vào những năm 1960. Vào cuối những năm 1980, Mỹ là một trong những nước sản xuất đất hiếm hàng đầu, chỉ đứng sau Nhật Bản. Các khoáng chất này được khai thác và chế biến ở California và được sản xuất thành nam châm ở vùng Trung Tây nước Mỹ và bán cho ngành công nghiệp ô tô, điện tử và quốc phòng.
Kể từ đó, Trung Quốc đã bước vào cuộc cạnh tranh. Sự bùng nổ khai thác đất hiếm của Trung Quốc cùng với chi phí lao động châu Á thấp hơn đã làm xói mòn lợi thế của Mỹ. Gần đây hơn, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng giai đoạn đại dịch COVID-19 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với Mỹ. Nguồn tài trợ trong thời kỳ đại dịch đã cho phép chính phủ Mỹ hỗ trợ Noveon Magnets có trụ sở tại Texas, một công ty khởi nghiệp đã bắt đầu sản xuất nam châm đất hiếm quy mô nhỏ vào năm 2018. Công ty đã nhận được khoảng 29 triệu USD để thúc đẩy sản xuất tại cơ sở ở San Marcos, Texas.
Nam châm đất hiếm chế tạo ở đó được sử dụng trong tên lửa hành trình, hệ thống phòng thủ tên lửa và máy bay trực thăng.
Khi căng thẳng thương mại với Trung Quốc gia tăng, Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 2020 đến năm 2022 đã công bố tài trợ 45 triệu USD cho MP Materials - công ty khai thác đất hiếm của Mỹ - để thiết lập các cơ sở chế biến loại khoáng sản này ở Mỹ.
Cơ sở đầu tiên như vậy đã đi vào hoạt động vào năm ngoái. Công ty có kế hoạch bắt đầu sản xuất nam châm đất hiếm ở Texas vào năm tới.
Khoảng 250 triệu USD cũng được chuyển tới Lynas Rare Earths của Australia để xây dựng khu phức hợp xử lý đất hiếm ở Seadrift, Texas. Năm ngoái, Chính phủ Mỹ đã công bố gần 100 triệu USD cho công ty VAC của Đức để xây dựng cơ sở sản xuất nam châm đất hiếm ở Nam Carolina.
VAC đã tồn tại trong nhiều thập kỷ với tư cách là một trong số ít nhà sản xuất nam châm đất hiếm ở phương Tây và hiện có kế hoạch sản xuất hàng loạt nam châm tại cơ sở ở Mỹ. Họ đã cử công nhân Mỹ sang Đức đào tạo và sẽ tự động hóa để tiết kiệm chi phí. Nhưng các nam châm của hãng sẽ đắt hơn khoảng 50% so với nam châm của Trung Quốc tùy thuộc vào thông số kỹ thuật, các giám đốc điều hành cho biết.
Mặc dù vậy, các công ty đã gặp phải những thách thức bất ngờ. Ví dụ, sau khi một nhà sản xuất người Australia, công bố nhà máy ở Texas, một loạt bài đăng trực tuyến từ các tài khoản tự nhận là người dân địa phương lập luận rằng dự án sẽ tàn phá môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Gần đây hơn, giá đất hiếm giảm, một phần do việc mở rộng sản xuất của Trung Quốc, đã làm dấy lên mối lo ngại về các dự án mới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi tối hậu thư về Kênh đào Panama tới Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuyên bố: "Trung Quốc không xây dựng kênh đào này. Trung Quốc không vận hành kênh đào này. Và Trung Quốc sẽ không được phép vũ khí hóa kênh đào này". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth. Ảnh: REUTERS/TTXVN Đài RT của Liên bang Nga tối 8/4, theo giờ địa phương dẫn lời Bộ trưởng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

DeepSeek len lỏi mọi ngóc ngách của Trung Quốc

Trước sức ép thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ

Thăm Smolensk "Quảng Trị" của nước Nga

Saudi Arabia lên kế hoạch trả hết nợ cho Syria tại WB, đẩy nhanh quá trình tái thiết

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và đặc phái viên Mỹ là 'hữu ích và hiệu quả'

Xác nhận mới nhất của Phó Thủ tướng Ukraine về thoả thuận khoáng sản với Mỹ

Giá gạo tại Nhật Bản lập đỉnh mới

Nga xác nhận tấ.n côn.g Sumy, nhưng cung cấp thông tin hoàn toàn khác

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phủ nhận cáo buộc nổi loạn

Bí ẩn toà tháp hình tam giác tại 'Khu vực 51' của Không quân Mỹ

Vấn đề chống khủn.g b.ố: Hy Lạp điều tra vụ đán.h bom tại Athens

Malaysia tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm địa phương bên lề AFMGM-12
Có thể bạn quan tâm

Các khu du lịch sinh thái ở Hà Tĩnh chuẩn bị gì khi hè sang?
Du lịch
10:49:14 15/04/2025
Jack Ma muốn AI phục vụ, không phải 'chúa tể' con người
Thế giới số
10:38:42 15/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 26: Cả nhà biết bí mật, càng thương Việt hơn
Phim việt
10:32:38 15/04/2025
Đẹp hơn với 4 kiểu chân váy sành điệu
Thời trang
10:32:21 15/04/2025
Phim "Địa Đạo" đạt 130 tỷ đồng, doanh thu vẫn chưa hòa vốn?
Hậu trường phim
10:28:31 15/04/2025
Giá nhà Thủ đô đắt đỏ, đôi vợ chồng trẻ quyết định về tỉnh lẻ mua nhà 46m2: Nhìn căn bếp thôi ai cũng mê
Sáng tạo
10:26:22 15/04/2025
Diễm My 9X sau khi sinh: Sắc vóc gợi cảm, mẹ chồng hỗ trợ chăm con
Sao việt
10:25:52 15/04/2025
Một người đàn ông đi vào hang động và vô tình phát minh ra cả một lĩnh vực sinh học
Lạ vui
10:25:29 15/04/2025
"Bỗng nhiên" thành... Giám đốc!
Pháp luật
10:16:26 15/04/2025
Vụ 600 loại sữa giả gây rúng động: Dân tình rỉ tai 5 mẹo phân biệt sữa, đơn giản đến mức ai cũng làm được
Netizen
10:15:59 15/04/2025