Quyết định bất ngờ của Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia dự luật về sửa đổi Hiến pháp của Nga, đẩy nhanh việc cải tổ hệ thống chính trị của nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Theo Reuters, trong dự thảo luật về sửa đổi Hiến pháp vừa được công bố, ông Putin đã phác thảo phần nào những cải cách mà ông dự định tiến hành.
Theo dự thảo luật, một số quyền lực của tổng thống sẽ bị cắt giảm và quyền lực của quốc hội được mở rộng.
Trong số trong những thay đổi lớn nhất, vị thế của Hội đồng Nhà nước – hiện là một cơ quan cố vấn cho tổng thống – sẽ lần đầu tiên được ghi trong Hiến pháp của Nga.
Theo đó, Tổng thống Nga sẽ lựa chọn thành viên của Hội đồng Nhà nước – cơ quan sẽ được trao các quyền lực rộng lớn hơn để “xác định các hướng chính của chính sách đối nội và đối ngoại” của Nga.
Video đang HOT
Những thay đổi trong dự thảo luật cũng dự kiến ngăn chặn bất kỳ tổng thống nào tương lai nào phục vụ hơn 2 nhiệm kỳ.
Ngoài ra, ông Putin cũng thay thế Tổng công tố viên Yuri Chaika – người đã giữ vị trí này từ năm 2006. Động thái này được cho là cho thấy những thay đổi theo kế hoạch của ông Putin có thể vượt ra ngoài hệ thống chính trị và chính phủ.
Ông Chaika, 68 tuổi, từ lâu đã là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong hệ thống tư pháp Nga.
Ông này đã phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng từ phe đối lập – những cáo buộc mà ông luôn phủ nhận.
Điện Kremlin cho biết ông Chaika sẽ chuyển sang một công việc khác và đề cử ông Igor Krasnov – Phó trưởng Ủy ban điều tra của Nga, nơi thụ lý các vụ án nghiêm trọng – thay thế ông.
Ông Krasnov, 44 tuổi, đã dẫn đầu các cuộc điều tra hình sự cao cấp, bao gồm cả cuộc điều tra về vụ sát hại chính trị gia đối lập Vladimir Nemtsov – người bị bắn chết gần Điện Kremlin năm 2015.
Hà Dung
Theo baophapluat.vn
Ông Putin phản đối ý tưởng nhiệm kỳ tổng thống không giới hạn ở Nga
Theo RIA Novosti, trong cuộc giao lưu tại Saint-Peterburg với các cựu chiến binh thời Thế chiến 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ quan điểm phản đổi với ý tưởng nhiệm kỳ vô hạn cho quyền lực nguyên thủ quốc gia.
Tại cuộc gặp này, một cựu chiến binh Nga đã yêu cầu ông Putin giải quyết một số vấn đề gắn với Hiến pháp, trong đó có việc sửa đổi hoặc cải cách một trong những điều khoản để quyền lực của Tổng thống "không còn bị giới hạn" trong một nhiệm kỳ cụ thể.
Vị cựu chiến binh này cho rằng việc sửa đổi này là để người dân sau này có thể quyết định công việc của một tổng thống nên được kéo dài thêm hay nên bị bãi nhiệm.
Đáp lại, ông Putin cảm ơn vị cựu chiến binh về lời đánh giá cho những gì đã được thực hiện.
"Còn về thời hạn nắm quyền, tôi hiểu rằng điều đó gắn với mối lo lắng quan tâm của nhiều người trong chúng ta về sự bình ổn của xã hội, sự ổn định của Nhà nước: cả ổn định bên ngoài và bên trong", ông Putin nói.
Ông Putin cho rằng, sẽ rất đáng ngại nếu quay trở lại tình huống của những năm giữa thập niên 1980, khi các vị lãnh đạo Nhà nước hết người này đến người khác cứ nắm quyền cho đến ngày cuối cùng và khi rời bỏ chức vụ vẫn không đảm bảo được những điều kiện cần thiết cho việc chuyển giao quyền lực. Vì thế, xin cảm ơn quý vị, nhưng tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là không nên quay lại với tình hình đã diễn ra hồi giữa những năm 80.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA.
Trước đó, tại buổi đọc bản Thông điệp Liên bang năm 2020 hôm 15/1. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nước Nga không cần một bản hiến pháp mới. Tuy nhiên, ông đề xuất một số sửa đổi hiến pháp với ưu tiên bảo vệ quyền công dân. Ông Putin kêu gọi tăng cường vai trò của các thống đốc vùng với mỗi khu vực của nước Nga đều có đặc tính riêng.
Ông cũng cho biết tất cả các phái trong Hội đồng Liên bang đều tin rằng cơ quan này cần có vai trò lớn hơn trong việc bổ nhiệm các thành viên chính phủ. Điều này sẽ giúp tăng cường vai trò và tầm quan trọng của quốc hội trong hệ thống chính trị. Đồng thời, Tổng thống sẽ không có quyền bác bỏ các đề cử thành viên chính phủ do Quốc hội đưa ra nhưng có quyền bãi nhiệm các thành viên của chính phủ và xác định những ưu tiên của chính phủ.
Ông khẳng định Hội đồng Nhà nước mà ông tạo ra đã cho thấy tính hiệu quả của mình và cho rằng cần có quy chế phù hợp cho cơ chế này. Tổng thống cần duy trì sự chỉ đạo trực tiếp với hệ thống quốc phòng. Đồng thời, việc bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật cần có sự tham vấn với Hội đồng Liên bang. Điều này sẽ giúp hệ thống có sự minh bạch cao hơn.
Hệ thống tư pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm luật pháp và quyền công dân. Bởi vậy cần gia tăng hơn nữa tính độc lập của các văn phòng công tố địa phương đối với chính quyền địa phương vì lợi ích của người dân. Tăng cường vai trò của Tòa án Hiến pháp, cho phép cơ quan này có quyền xem xét tất cả các đạo luật lập pháp trước khi nó được phê chuẩn.
Ông Putin cũng khẳng định, tất cả những thay đổi được ông đề xuất không ảnh hưởng tới nền tảng cơ bản của Hiến pháp nước Nga. Đồng thời, cần phải đưa ra trưng cầu dân ý đối với những thay đổi Hiến pháp nếu có. Và kết quả cuộc trưng cầu dân ý này sẽ là kết quả cuối cùng.
Thanh Bình (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Dư luận tiếp tục suy đoán về thời điểm Tổng thống Nga Putin nghỉ hưu Một trong những chủ đề quan trọng được báo giới quan tâm trong cuộc họp báo marathon hàng năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19-12-2019 là: Liệu nhiệm kỳ thứ tư của nhà lãnh đạo Nga có phải là nhiệm kỳ cuối cùng hay không? Nhưng câu trả lời dường như vẫn chưa rõ ràng nên dư luận lại phải tiếp...