Quyền Tổng thống Hàn Quốc cam kết ổn định tình hình nhà nước
Ngày 14/12, Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck Soo tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức trong điều hành nhà nước.
Phát biểu của ông Han Duck Soo được đưa ra sau khi Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu thông qua việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol và trao ông Han Duck Soo trách nhiệm quyền Tổng thống.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo phát biểu với báo giới tại Seoul. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN
Phát biểu với báo giới, quyền Tổng thống Hàn Quốc nêu rõ: “Tôi sẽ dành hết tâm sức và nỗ lực để điều hành các công việc nhà nước một cách ổn định vào thời điểm khó khăn hiện nay”. Trước mắt, ông đã ra chỉ thị khẩn cấp yêu cầu quân đội Hàn Quốc tăng cường cảnh giác và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khủng hoảng có thể xay ra. Quyền Tổng thống cũng yêu cầu cơ quan ngoại giao duy trì kênh liên lạc chặt chẽ với Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời thông báo rộng rãi thông qua các đại sứ quan rằng đường lối đối ngoại của Hàn Quốc sẽ không thay đổi.
Theo kế hoạch, ông Han Duck Soo sẽ triệu tập cuộc họp nội các để thảo luận về các vấn đề an ninh cấp bách và có bài phát biểu trước công chúng.
Trước đó cùng ngày, quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Nghị quyết luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận trong tổng số 300 nghị sĩ có mặt. Nghị quyết nêu rõ lý do luận tội là “vi phạm Hiến pháp và luật pháp khi ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp”. Tổng thống Yoon là nguyên thủ quốc gia thứ ba bị đình chỉ chức vụ do bị luận tội trong lịch sử lập hiến Hàn Quốc, sau cựu Tổng thống Roh Moo Hyun năm 2004 và cựu Tổng thống Park Geun Hye năm 2016.
Video đang HOT
Trung Quốc lên tiếng về khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc
Trung Quốc đã từ chối đưa ra lập trường về cuộc khủng hoảng chính trị tại nước láng giềng Hàn Quốc, cho rằng tình hình này là vấn đề nội bộ của Hàn Quốc.
Phát biểu trước các phóng viên tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 5/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm, cho biết Trung Quốc "sẽ không bình luận" về "công việc nội bộ" của Hàn Quốc.
"Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Bán đảo Triều Tiên không thay đổi", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh khi được hỏi về sự ổn định tổng thể của bán đảo.
Trước đó, trong phát biểu gây bất ngờ trên truyền hình vào tối 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập "có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn".
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1980, Hàn Quốc áp dụng biện pháp này.
Rạng sáng 4/12, chỉ vài giờ sau khi lệnh được ban bố, Quốc hội Hàn Quốc đã tổ chức phiên họp khẩn cấp với tỷ lệ đồng thuận 100%, thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật.
Khoảng 6 tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành lệnh thiết quân luật, Nội các Hàn Quốc sau đó phê chuẩn chấm dứt thiết quân luật.
Sáng 4/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật.
Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia này, vốn là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Ngày 5/12, đảng Dân chủ (DP), lực lượng đối lập chính ở Hàn Quốc cho biết họ đang thúc đẩy việc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol về việc tuyên bố thiết quân luật vừa qua.
DP và 5 đảng đối lập khác đã đệ trình việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol với lập luận rằng tuyên bố thiết quân luật của Yoon cấu thành hành vi vi phạm Hiến pháp và các luật khác. Đề xuất luận tội trên do 191 nhà lập pháp đối lập đưa ra.
Phó phát ngôn viên của DP Cho Seung Rae cho biết đang thúc đẩy kế hoạch tổ chức bỏ phiếu luận tội ông Yoon vào khoảng 7 giờ tối ngày 7/12 để các nhà lập pháp của đảng cầm quyền có đủ thời gian cân nhắc về quyết định đối với hành động của vị Tổng thống đương nhiệm.
Phe đối lập đã báo cáo Quốc hội Hàn Quốc trong phiên họp toàn thể vào sáng ngày 5/12. Theo luật, việc luận tội phải được đưa ra bỏ phiếu trong vòng 72 giờ sau khi được báo cáo và cần phải có đa số 2/3 để thông qua.
Hiện nay, Quốc hội Hàn Quốc có 300 ghế, do đó để được thông qua cần có thêm ít nhất 8 nhà lập pháp của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền đồng ý luận tội ngoài 191 nhà lập pháp đã đồng ý hiện nay.
Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell nhận định việc Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật vừa qua là một "phán đoán sai lầm", nhất là khi nhìn lại quá khứ chính trị bất ổn trước đây tại nước này.
Phát biểu tại Diễn đàn A ninh Aspen hôm 4/12, ông Kurt Campbell cho rằng: "Những gì đã xảy ra trong 24 giờ qua tại Hàn Quốc ... hoàn toàn không thể đoán định trước và không hoàn toàn nghĩ đến, và tôi nghĩ Tổng thống Yoon đã đánh giá sai lầm nghiêm trọng".
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Tổng thống Hàn Quốc đã thực hiện một việc được xem là "vô cùng có vấn đề" và "vô cùng bất hợp pháp". Bên cạnh đó, ông cũng bảy tỏ "hết sức an tâm" về vị thế của nền dân chủ Hàn Quốc khi các đảng phái chính trị phản đối việc áp đặt sắc lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc.
Những diễn biến 'nóng' trong chính trường Hàn Quốc sau khi thiết quân luật được dỡ bỏ Phe đối lập nắm đa số tại Quốc hội Hàn Quốc đang ráo riết xúc tiến luận tội Tổng thống Yoon, cho rằng, Tổng thống đã ban lệnh thiết quân luật trong khi hoàn toàn không thỏa mãn điều kiện quy định là vi phạm Hiến pháp và Luật thiết quân luật. Trong khi Chánh văn phòng Tổng thống và hơn 10 thư...