Quyền lực trong ngân hàng AIIB được phân chia thế nào?
Ngày 16/1, lễ khai trương Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) diễn ra tại Bắc Kinh với sự tham gia của đại diện 57 nước thành viên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại buổi lễ. Các hoạt động trong khuôn khổ Lễ khai trương sẽ diễn ra đến ngày 18/1 và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ có bài phát biểu tại Đại hội thành lập Ban Giám đốc AIIB.
Lễ ký điều lệ hoạt động của AIIB hồi tháng 6/2015
Ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng, sẽ chính thức đi vào hoạt động sau lễ khai trương, với việc tiến hành Đại hội thành lập Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị, bầu ra Chủ tịch và các chức danh quản lý khác theo khu vực, xem xét thông qua các văn kiện chính sách quan trọng như nghiệp vụ, tài chính và nhân sự.
Theo thông lệ, AIIB cũng được quản lý theo ba nấc gồm Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị và Tầng quản lý. Trong đó mọi quyền lực của ngân hàng đều thuộc về Ban giám đốc, mỗi nước thành viên đều cần có một đại diện. Ban này tiến hành họp thường niên. Hội đồng quản trị gồm 12 thành viên, họp định kỳ.
Cuối cùng là Tầng quản lý, bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và vận hành ngân hàng thường ngày.
Tính đến ngày 25/12/2015, đã có 17 thành viên sáng lập phê chuẩn Hiệp định AIIB, chiếm 50,1% tỷ lệ góp vốn, đáp ứng điều kiện có hiệu lực của Hiệp định.
Tổng vốn cổ phần của AIIB là 98,1514 tỷ USD, Trung Quốc đóng góp 29,7804 tỷ USD (chiếm 30,34% tổng số vốn), có 26,06% tổng số quyền biểu quyết.
Video đang HOT
Mục tiêu hoạt động của AIIB là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực, tập trung vào các dự án trong lĩnh vực: giao thông, năng lượng, viễn thông, nông nghiệp, môi trường, phát triển đô thị…
Ngân hàng này được coi là đối thủ tiềm năng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Trong những năm đầu hoạt động, AIIB được kỳ vọng cho vay 10-15 tỷ USD mỗi năm. Sự ra đời của AIIB là một trong những thành công lớn nhất về mặt chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Bất chấp việc AIIB được coi là công cụ thách thức quyền lực của Mỹ, nhiều đồng minh lớn của Mỹ như Australia, Anh, Đức, Italy, Philippines và Hàn Quốc đều đã gia nhập tổ chức này.
Việt Nam tham gia AIIB với tư cách là cổ đông sáng lập, điều này sẽ giúp Việt Nam được bổ sung một nguồn quan trọng để thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao nước Mỹ luôn phải có Thông điệp Liên bang?
Vào đầu năm, đương kim Tổng Thống Mỹ có trách nhiệm thực hiện một bài diễn văn trước Thượng viện và Hạ viện, được gọi là Thông điệp Liên Bang. Đây là một truyền thống thú vị đã có từ thời lập quốc của Hoa Kỳ cho đến nay.
1. Vì sao phải có Thông Điệp Liên Bang?
Tổng thống là chế định chính trị quyền lực nhất của Hoa Kỳ, và ở một góc nhìn rộng hơn - quyền lực nhất thế giới, vậy nên có thể nói rằng bất kỳ bài diễn văn nào của họ đều đáng để được chú ý. Vậy điều gì làm cho Thông Điệp Liên Bang trở nên đặc biệt và đáng được chú ý.
Vì Thông Điệp Liên Bang là nghĩa vụ pháp lý của Tổng Thống Hoa Kỳ được quy định tại Khoản 3, Điều II của Hiến Pháp với nguyên văn yêu cầu Tổng Thống "theo từng thời điểm phải thông tin tới Nghị Viện Hoa Kỳ thực trạng của Liên Minh, và kiến nghị Nghị Viện xem xét các định hướng, phương án giải quyết mà Tổng Thống đương nhiệm đánh giá là cần thiết và thích hợp".
Hiểu một cách đơn giản, đây là bản "báo cáo" ghi nhận về những thành tựu và khó khăn mà quốc gia đang gặp phải, kèm theo đó là những vấn đề cần phải đối mặt và giải quyết. Thông Điệp Liên Bang có thể là cách mà Hiến Pháp Hoa Kỳ tạo sự tương tác giữa hai nhánh quyền lực năng động nhất của hệ thống, vừa được xem là nghĩa vụ báo cáo của người đứng đầu nhánh quyền lực hành pháp trước hệ thống lập pháp; nhưng cũng vừa thể hiện tầm ảnh hưởng nhánh hành pháp đến phương án lập pháp của Nghị Viện (ND).
2. Vì sao Thông Điệp Liên bang diễn ra vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai hằng năm?
Hiến Pháp Hoa Kỳ không ghi nhận cụ thể thời gian diễn ra Thông Điệp Liên Bang. Tuy nhiên, do Tu Chính Án thứ 20 ghi nhận thời điểm chính thức hoạt động của một nhiệm kỳ Nghị Viện và nhiệm kỳ Tổng Thống đều bắt đầu vào cuối tháng Một, thời điểm này trở thành thông lệ chung.
3. Thông Điệp Liên Bang nói về những điều gì?
Các bài thông điệp thường có thể kéo dài lên đến hơn một giờ đồng hồ, một điều lạ so với văn hóa chung của Tây phương. Song lý do là bởi vì có rất nhiều nội dung được bao hàm trong thông điệp, bao gồm:
Tình trạng của nền kinh tế Hoa Kỳ, số công việc được tạo ra và số người bị mất việc làm, tình trạng lạm phát, nợ quốc gia cũng như các thâm hụt ngân sách nếu có;Các chương trình xã hội hỗ trợ công dân Hoa Kỳ, cũng như công dân, các quốc gia khác trên thế giới và các vấn đề toàn cầu;Giáo dục và hệ thống chăm sóc y tế;Sự tiến bộ, thất bại và các thành quả hoạt động quân sự của quân đội Hoa Kỳ trên toàn thế giới.Thông điệp gần như chắc chắn sẽ được lồng vào các ý tưởng lập pháp mới nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và lời đề nghị của Tổng Thống tới Nghị Viện xem xét những dự án luật này.
4. Đã có vị tổng thống không đọc Thông điệp Liên Bang?
Bạn sẽ nhận ra rằng trong Điều II, Mục 3 của hiến pháp Mỹ không nhắc gì đến bài phát biểu này. Tổng thống chỉ cần thông báo với Quốc hội về những gì xảy ra trong nước suốt năm qua. Khi Thomas Jefferson nắm quyền năm 1801, ông cho rằng ý tưởng phát biểu trước Quốc hội quá phô trương, vì thế, năm đó ông quyết định không tiến hành đọc Thông điệp liên bang. Thay vào đó, hàng năm, ông viết một báo cáo gửi đến Quốc hội, ở đó, một thư ký của ông đọc to cho tất cả các nhà lập pháp cùng lắng nghe.
5. Ai có mặt tại Thông Điệp Liên Bang và "người sống sót chỉ định"
Trong đám đông tham dự buổi diễn văn Thông Điệp Liên Bang, hầu như tất cả các vị trí quyền lực nhất của Nhà nước Hoa Kỳ bao gồm Chính Phủ, thành viên Hạ Viện, thành viên Thượng Viện cũng như 9 thẩm phán từ Tối Cao Pháp Viện. Tuy nhiên, điều này cũng tăng rủi ro "rắn mất đầu" nếu một cuộc tấn công dưới bất kỳ hình thức nào vào buổi diễn văn này thành công hoặc có thiên tai diễn ra tại địa điểm tổ chức.
Vì vậy, chính thức trở thành một thông lệ từ thời Chiến Tranh Lạnh, một thành viên nội các thuộc chính phủ đương nhiệm sẽ được bảo vệ tại một địa điểm không tiết lộ - còn được gọi là "Người sống sót chỉ định". Nếu có điều đáng tiếc xảy ra dẫn đến cái chết của toàn bộ các lãnh đạo cấp cao, "Người sống sót chỉ định" sẽ kế nhiệm vị trí tổng thống cũng như duy trì hoạt động bộ máy nhà nước.
6. Có phản đối chính trị nào diễn ra ngay sau Thông Điệp Liên Bang?
Có. Tuy nhiên không phải trực tiếp tại buổi lễ. Năm 1966, truyền thông đã đề nghị Đảng Cộng Hòa một khoảng thời gian là nửa giờ đồng nhằm bác bỏ và phản đối thông điệp của Tổng Thống Lyndon B. Johnson. Thượng Nghị Sĩ Everett Dirksen và Hạ Nghị sĩ Gerald Ford thực hiện bài phản luận này. Kể từ năm 1976, phản ứng của đảng đối lập được soạn thảo trong lúc diễn ra Thông Điệp và công bố ngay sau đó.
7. Ai là người có bài diễn văn Thông Điệp Liên Bang dài nhất và ngắn nhất trong lịch sử?
Theo thống kê của Văn phòng thư ký Hạ Nghị Viện, Tổng Thống Harry Truman có bài thông điệp dài nhất với hơn 25.000 từ (so với trung bình 5.000 từ). Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ - George Washington là người có Thông Điệp Liên Bang ngắn nhất với vỏn vẹn 833 từ.
Minh Anh (Tổng hợp)
Theo Infonet
Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhất người phụ nữ quyền lực suốt đời không xuất giá Là một trong 9 vị nữ hoàng của nước Anh, Elizabeth I trị vì đất nước 45 năm. Ngày 17 tháng 11 năm 1558, Nữ hoàng Mary qua đời, không có con cái. Kỳ tích cuối cùng đã xuất hiện, Công chúa Elizabeth người kế thừa thứ ba trong di chúc của Enjoy VIII, năm bà 25 tuổi, nhờ vận may được đội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Australia công bố nội các mới

Tổng thống Venezuela lên tiếng về đề xuất đàm phán hòa bình với Ukraine của Tổng thống Nga

Cuba và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác Nam - Nam

Lý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngày

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Ai Cập nỗ lực thúc đẩy sự ổn định ở khu vực Nam Á

Căng thẳng Algeria - Pháp chưa hạ nhiệt

Thông điệp đầu tiên của Giáo hoàng Leo XIV gửi tới các lãnh đạo thế giới

Argentina: Tìm thấy hơn 80 thùng tài liệu của phát xít Đức

Jordan tái khẳng định ưu tiên ngăn chặn việc di dời người Palestine

Chuyên gia JPMorgan nêu lý do khiến giá vàng có thể biến động mạnh

Taliban nêu lý do bất ngờ khi ban hành lệnh cấm cờ vua

Chuyên gia Anh: Thúc đẩy Ukraine gia nhập EU quá nhanh có thể phản tác dụng
Có thể bạn quan tâm

Sau bữa sáng tại nhà Bí thư Hà Nội, Thuận An được làm cầu Vĩnh Tuy 2
Pháp luật
1 phút trước
Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ
Tin nổi bật
5 phút trước
Ý Nhi xoay 15 vòng ở MW vẫn tươi, dì Ly thích, anti fan lo lắng lên bài dìm hàng
Sao việt
7 phút trước
Hendrio tìm được bến đỗ mới?
Sao thể thao
13 phút trước
Yến Xuân có dấu hiệu trầm cảm sau khi sinh con cho Văn Lâm, cứ tưởng khoe dáng sexy nuột nà là ổn, nhưng không!
Netizen
15 phút trước
Xúc động chăm sóc người bệnh những giây phút sinh tử
Sức khỏe
17 phút trước
Minh tinh Amber Heard chào đón cặp song sinh ở tuổi 39
Sao âu mỹ
35 phút trước
Quầng Mặt trời xuất hiện ở nhiều khu vực
Lạ vui
44 phút trước
6 mẹo trữ đông thực phẩm không dính chùm lấy từng phần dễ dàng, khỏi cần rã đông cả đống
Sáng tạo
48 phút trước
Tiết lộ mới về iOS 19
Thế giới số
51 phút trước