Quyền lực ngầm trên thị trường chứng khoán
Với sự hỗ trợ của robot và quỹ cổ phiếu lớn, đa dạng, một số “ông lớn” trên thị trường có thể can thiệp vào chỉ số chứng khoán một cách tương đối chuẩn xác mà không cần mất quá nhiều chi phí.
Giao dịch loại này dù không trái quy định pháp luật, nhưng khiến cuộc chơi chứng khoán, nhất là chứng khoán phái sinh, trở nên bất lợi cho nhiều nhà đầu tư đại chúng.
“Cứ nhìn những giao dịch nhỏ, thậm chí chỉ vài chục cổ phiếu trên thị trường, nhưng có thể tác động không nhỏ đến Index, nhà đầu tư nghi ngờ đó là các giao dịch mang tính điều chỉnh chỉ số được tính toán một cách tự động”, lãnh đạo phụ trách đầu tư của một công ty quản lý quỹ thuộc nhóm 5 công ty đang quản lý tài sản lớn nhất tại Việt Nam nói và cho biết, đặc thù giao dịch nhỏ giọt của một số mã lớn đã tạo điều kiện cho một số nhà đầu tổ chức – những người có vị thế về nguồn dữ liệu và kỹ thuật giao dịch tự động, đạt được lợi thế trong điều chỉnh Index, một loại quyền lực mới trên thị trường.
Cổ phiếu SAB của Sabeco hiện đứng thứ 6 thị trường về quy mô vốn hóa, với vốn hóa thị trường gần 160.000 tỷ đồng. Thế nhưng, với thanh khoản rất thấp, vốn hóa của Sabeco lại có thể “phồng lên, xẹp xuống” cả nghìn tỷ đồng mỗi phiên chỉ bằng vài trăm, hoặc vài nghìn cổ phiếu giao dịch đúng thời điểm.
Video đang HOT
SAB chính là một trong những cổ phiếu dễ tác động nhất khi muốn ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index, VN30-Index. Ngoài cổ phiếu này, còn một số cổ phiếu nữa có vốn hóa áp đảo thuộc VN30 cũng trong hoàn cảnh: Vốn hóa lớn, cổ phiếu lưu hành tự do nhiều, nhưng thanh khoản (theo khối lượng) chẳng bao nhiêu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/3/2019, ngày chốt hợp đồng phái sinh, phiên đóng cửa (ATC), VN-Index rơi theo chiều thẳng đứng trong sự ngỡ ngàng của hàng nghìn nhà đầu tư cá nhân. Có ý kiến đổ cho tại phái sinh, có ý kiến bảo không phải. Thị trường có nhiều tranh cãi, nhưng điều cần chú ý hơn là sự xuất hiện của những giao dịch khối lượng nhỏ, đặt giá bất thường của vài mã lớn trong thời gian vừa qua.
Nhà quản lý từng chia sẻ, trong quá trình làm việc tại công ty chứng khoán đã quan sát được hành vi giao dịch thông qua robot. Việc này không sai luật hiện hành và cũng từng thấy trên TTCK quốc tế. Thế nhưng, trong giai đoạn đầu tại Việt Nam, máy tính, robot chắc chắn có lợi thế hơn nhà đầu tư cá nhân trong việc tính toán phương án tác động để “lái” chỉ số. Với quỹ cổ phiếu lớn, việc nhờ máy tính tính toán đường đi của VN-Index và các phương án giao dịch để diễn biến theo một kịch bản cụ thể là có thể xảy ra.
TTCK vốn rất nhạy cảm. Khi đại đa số nhà đầu tư là nhà đầu tư cá nhân thì tâm lý thị trường càng dễ bị tác động. Quyền lực trên thị trường đã không chỉ còn là những nhà đầu tư lớn với quy mô tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng, mà còn có công nghệ giao dịch tự động trên nền tảng nguồn hàng gồm nhiều mã cổ phiếu lớn.
Vậy xử lý tình trạng trên như thế nào? Nếu quy mô thị trường lớn hơn, thanh khoản trở nên đồng đều hơn và đặc biệt, công nghệ dùng robot tính toán giao dịch được sử dụng rộng rãi hơn, thì khả năng chỉ số thị trường bị can thiệp bằng các giao dịch tự động sẽ giảm bớt? Cho đến thời điểm “pha loãng” đó, thị trường Việt Nam sẽ còn xuất hiện những giao dịch bất ngờ xuất phát từ một số robot tự động âm thầm đua lệnh với nhà đầu tư.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Trong tháng 2/2019, giá trị giao dịch bình quân trên TTCK đạt 4.766 tỷ đồng/phiên
Theo thông báo của Bộ Tài chính, thị trường chứng khoán tính đến ngày 28/2, chỉ số VN-Index đạt 965,47 điểm, tăng 6% so với cuối tháng trước. Quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 77,7% GDP năm 2018.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, ổn định. Trong tháng 2, giá trị giao dịch bình quân đạt 4.766 tỷ đồng/phiên, tăng 43,4% so với tháng trước.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán phái sinh có sự tăng trưởng về giá trị giao dịch, số lượng tài khoản va khối lượng hợp đồng.
Tính từ đầu năm đến ngày 28/2, khối lượng giao dịch bình quân đạt 120.565 hợp đồng/phiên, tăng 53% so với bình quân năm 2018. Tuy nhiên, trong tháng 2, khối lượng giao dịch bình quân đạt 91.898 hợp đồng/phiên, giảm 30% so với bình quân tháng trước.
Theo tapchitaichinh.vn
HNX-Index giảm nhẹ, VN-Index lấy lại mốc 990 điểm Phiên giao dịch ngày 27-2, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục có sự phân hóa rất mạnh. Trong đó, sắc đỏ bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu trụ cột như: VCB, VJC, PLX, MSN, HPG,... Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu như: VNM, VIC, HSG, GAS... vẫn duy trì được đà đăng đã trợ giúp VN-Index giữ vững mốc...