Quyền lợi của người lao động khi mất việc
Điều 49 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 quy định, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc, mỗi năm làm việc trả một tháng tiền lương.
ảnh minh họa
Được nhận trợ cấp nào khi mất việc?
Đối với tình huống của bạn, có 2 câu hỏi về quyền lợi mà bạn được hưởng:
1. Quyền lợi khi mất việc làm: Khoản 10, điều 36 Bộ luật Lao động quy định, vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước.
Theo quy định tại điều 49 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45, mỗi năm làm việc trả một tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
2. Quyền lợi về hưởng trợ cấp thất nghiệp: Căn cứ Thông tư 04/2013/TT- BLĐTBXH ngày 1/3/2013, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi:
a) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất một ngày trong tháng đó.
b) Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
c) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản này, ngày thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc.
Đăng ký thất nghiệp theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung như sau:
Trong 3 tháng kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp.
Trường hợp người lao động có nhu cầu đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm không phải là nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì khi đăng ký thất nghiệp phải có xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp của Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Người lao động đề nghị xác nhận chưa đăng ký thất nghiệp theo mẫu 1a ban hành kèm theo Thông tư này, Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có trách nhiệm xem xét và xác nhận việc chưa đăng ký thất nghiệp cho người lao động theo mẫu số 1b ban hành kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, bao gồm:
a) Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, người lao động phải xuất trình sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp hoặc bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động phải trực tiếp nộp đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn 15 ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp).
Trung tâm Giới thiệu việc làm chỉ nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đã đầy đủ các giấy tờ theo quy định, sau khi nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải trao lại cho người lao động phiếu hẹn trả lời kết quả theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mức trợ cấp thất nghiệp được hưởng căn cứ theo điều 16, Nghị định 127/2008 ngày 12/12/2008 được hiểu là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Chúc bạn sức khỏe và thành công.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Công ty Luật TNHH Đức An, Hà Nội
Theo VNE
Người làm vườn "khoắng sạch" tài sản khi ông chủ vắng nhà
Lợi dụng lòng tin của gia chủ, người làm vườn đã thuê xe tải đến "dọn sạch" số tài sản có giá trị trong nhà khi ông chủ đi công việc xa.
Ngày 1/11, cơ quan CSĐT công an quận 9, TP.HCM, cho biết đã khởi tố vụ án, truy nã đối với Huỳnh Ngọc Hùng (SN 1965, ngụ tỉnh Vĩnh Long) về hành vi "trộm cắp tài sản".
Đối tượng Huỳnh Ngọc Hùng
Theo cơ quan điều tra, vào tháng 5/2013 thông qua trung tâm giới thiệu việc làm, ông Bùi Tiến D (SN 1953, ngụ phường Phước Long, quận 9) có thuê ông Hùng về làm vườn và cho ăn ở tại nhà.
Ông Hùng thể hiện tính siêng năng, cần cù nên rất được lòng ông chủ. Vào tháng 9/2013, ông D có công việc phải đi xa và giao lại việc trông coi nhà cửa cho Hùng. Nổi lòng tham, Hùng thuê xe tải đến chở hết vật dụng, đồ đạc có giá trị trong nhà gia chủ. Trước khi bỏ trốn Hùng quay lại trung tâm giới thiệu việc làm thủ tiêu thông tin cá nhân được lưu giữ tại đây.
Đến ngày 15/10, ông D trở về nhà thì phát hiện đồ đạc trong nhà đã "đi theo" người làm vườn. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an quận 9 xác định Hùng cư ngụ tại xã Mỹ Thuận, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên gia đình của Hùng cho biết người này đã đi khỏi nhà từ lâu và không cũng có liên lạc.
Cơ quan Công an quận 9, TP.HCM yêu cầu Hùng sớm ra đầu thú để được hường sự khoan hồng của pháp luật.
Anh Phương
Theo ANTD
Ôsin kiện chủ vì bị đuổi vào ban đêm TAND TP.HCM vừa sửa án sơ thẩm và tuyên buộc bà LBN phải bồi thường cho bà VTH (người giúp việc nhà) tổng cộng 12,3 triệu đồng vì đã chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật. Tòa xử ôsin thắng kiện vì người chủ không chứng minh được có sự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. Vụ kiện gây chú ý vì...