“Quyền làm chủ của dân thì phải công khai để dân giám sát”
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa nhấn mạnh quan điểm này khi Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
Căn cứ chương trình kỳ họp và ý kiến cử tri, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định thời gian, nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.
Trong trường hợp chưa đồng ý với việc trả lời chất vấn, đại biểu có thể chất vấn lại vấn đề mình quan tâm tại phiên chất vấn.
“Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định rõ về quy trình chất vấn, trả lời chất vấn và khi trả lời chất vấn bằng văn bản, người bị chất vấn phải trực tiếp mà không ủy quyền cho người khác trả lời”, ông Lý cho hay.
Đồng thời, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội quy định giảm thời gian trả lời chất vấn bằng văn bản từ 30 ngày xuống 20 ngày và bổ sung quy định các trường hợp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, HĐND, Thường trực Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản để đảm bảo công khai, minh bạch.
Thảo luận về nội dung này, Đại biểu Huỳnh Nghĩa – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.Đà Nẵng chỉ rõ, theo quy định luật hiện hành thì những đối tượng chịu sự chất vấn là chức danh cụ thể liên quan con người cụ thể.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua có nhiều đại biểu chất vấn Thủ tướng, Chủ tịch UBND các cấp, nhưng người được chất vấn lại giao cho cấp phó trả lời, vì pháp luật không bắt buộc đích danh trả lời hoặc không cấm uỷ quyền trả lời trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Ông Nghĩa nói thẳng: “Tôi đề nghị điều chỉnh theo hướng các chức danh chịu chất vấn không được uỷ quyền cho cấp dưới trả lời chất vấn. Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân chất vấn chức danh nào thì chức danh đó trực tiếp trả lời.
Video đang HOT
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Vì đại biểu là người đại diện cho cử tri và cử tri luôn mong muốn vấn đề được đích danh trả lời nhằm khắc phục hạn chế, tìm ra giải pháp tối ưu để quản lý điều hành đất nước, ngành mình, địa phương mình phát triển tốt hơn”.
Cũng theo ông Nghĩa, các phiên chất vấn ở Quốc hội đều truyền hình, phát thanh trực tiếp, nhưng chất vấn tại Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thì có một số địa phương không truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Vì vậy, dự thảo luật cần bổ sung thêm quy định bắt buộc các phiên chất vấn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh truyền hình trực tiếp; ở cấp huyện, xã truyền thanh trực tiếp nhằm tạo sự đồng bộ thống nhất trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, tạo điều kiện cho cử tri theo dõi, giám sát.
Ông Nghĩa nhấn mạnh: “Kỳ họp của cơ quan thể hiện ý chí và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân thì phải công khai để nhân dân giám sát”.
Cùng chung quan điểm này, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh yêu cầu, trả lời chất vấn là trách nhiệm của cấp trưởng chứ không thể ủy quyền cho cấp phó.
Ông Thuyền nói: “Ông trưởng ở nhà mà ông phó trả lời là vô lý. Tôi từng dự phiên họp mà giám đốc sở đang ngồi dưới mà phó lên trả lời chất vấn. Luật này không quy định thì tất cả giao cấp phó hết. Do đó nên nghiên cứu quy định chỉ khi nào cấp trưởng vắng mặt mới được uỷ quyền cho cấp dưới”.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Xuống trại giam ăn cơm xem có thiu không thì giám sát mới... trúng
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương đề nghị đi giám sát cần thực tế vì nếu chỉ đọc báo cáo thì mọi thứ đều hay. Giám sát oan sai phải xuống trại giam, ăn thử cơm xem có thiu không thì mới ra được vấn đề...
Chiều 24/8, các đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, thảo luận về thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Nói về cách thức tiến hành giám sát, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đặt vấn đề, sửa luật giám sát lần này phải khắc phục được tình trạng cưỡi ngựa xem hoa. Dự thảo luật vẫn giữ quá nhiều từ "xem xét" dù ông Hùng đã nhiều lần góp ý. Như thế thì việc "cưỡi ngựa" vẫn tiếp diễn.
"Chẳng hạn, giám sát tối cao của Quốc hội có 7 việc thì 6 việc là xem xét, trong khi dự thảo không đề cập xem xét thực tiễn mà chỉ xem xét báo cáo. Trong khi đúng ra, giám sát là phải xem xét, kiểm tra rồi mới đánh giá, nghe báo cáo rồi kết luận thì đánh giá sẽ chủ quan. Kết luận giám sát nếu không chính xác thì có khi còn hợp thức hóa cho sai phạm" - đại biểu Hùng nhận xét.
Đại biểu Đỗ Văn Đương: "Giám sát chỉ qua đọc báo cáo thì mọi thứ đều hay cả" (ảnh: Lao động).
Tán thành quan điểm giám sát cần thực tế, đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) cũng cho rằng, nếu chỉ giám sát qua báo cáo thì mọi thứ đều hay lắm, vì "chẳng ai dại gì mà bôi khuyết điểm của mình ra".
Vì thế, theo ông Đương, vẫn cần nghe báo cáo nhưng cũng cần trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ việc và đi thực tế.
"Chúng tôi xuống trại giam còn ăn thử rau muống, cơm xem có thiu hay không thì mới ra được vấn đề", ông Đương nói về cuộc giám sát tình hình oan sai trong tố tụng hình sự UB Thường vụ Quốc hội đã thực hiện vừa qua.
Cũng theo ông Đương, mọi cuộc giám sát đều phải ban hành kết luận, làm rõ đúng sai và cơ quan được giám sát cũng được phép cung cấp tài liệu giải trình trước khi đoàn giám sát ra kết luận.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì nhấn mạnh giá trị pháp lý của kết luận giám sát. Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là điểm then chốt của luật này bởi hiện nay chất lượng giám sát, kể cả giám sát tối cao của Quốc hội cũng chưa thật tốt, kết quả giám sát "cứ trôi đi đâu mất".
Để khắc phục sự hình thức trong giám sát, đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cho rằng sau mỗi cuộc giám sát đều nên ra nghị quyết, bắt buộc các tổ chức cá nhân có liên quan phải thực hiện. Đồng thời báo cáo kết quả giám sát cần được gửi cho cả cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của của cơ quan được giám sát.
Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) phân tích, không chỉ nhìn mà phải nghe cử tri nghe nhân dân thì hiệu quả giám sát mới cao. Báo cáo giám sát phải nói rõ trách nhiệm, đặc biệt trách nhiệm cá nhân người đừng đầu và thời gian khắc phục vấn đề báo cáo nêu.
Chất vấn chuyện bôi trơn làm sổ đỏ - cả năm trời chưa có câu trả lời
Chuyển sang nội dung giám sát qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Huỳnh Thành Lập (TPHCM) nêu lại câu chuyện "mỗi con gà, quả trứng cõng 14 loại phí" từng làm nóng phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 9 vừa qua của Quốc hội. Ông Lập cho biết, trước đó đoàn đại biểu TPHCM đi giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm và phát hiện vấn đề này nhưng không được trả lời.
"Kết luận giám sát gửi về Trung ương từ 20/4/2015 nhưng mãi khi gần diễn ra phiên chất vấn tại kỳ họp cũng chẳng có ai trả lời. Tại phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Văn Đương hỏi và sau đó Chủ tịch Quốc hội phát biểu ý kiến thì vấn đề mới rõ, mới công khai" - ông Huỳnh Thành Lập cho biết.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đề xuất quy định, đại biểu Quốc hội có thể gửi thẳng chất vấn đển đối tượng chất vấn chứ không nhất thiết phải gửi qua UB Thường vụ như quy định tại dự thảo luật.
Ông Cương cũng khuyến cáo, nên quy định đối tượng được chất vấn sau khi nhận được chất vấn thì 30 ngày phải trả lời chứ không nên chỉ chất vấn ở kỳ họp Quốc hội và phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội vì nếu đi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, cử tri nêu vấn đề mà đại biểu thấy đúng thì có thể chất vấn ngay cho kịp thời.
Một điều nữa ông Cương cũng cho là vô lý nếu cứ chất vấn là hỏi bằng chứng đâu, vì đại biểu không có văn phòng giúp việc cũng không có cơ chế để đi điều tra. Mà cho dù có bằng chứng, như vụ bôi trơn để làm sổ đỏ ở Hà Nội mà ông đã chất vấn thì sau cả hàng năm trời cũng chưa thấy trả lời cụ thể.
P.Thảo
Theo Dantri
Đà Nẵng: Sẽ ra nghị quyết về vụ 'giấu' 17.000 lô đất tái định cư Ngày 7-7, kỳ họp thứ 14, HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) chính thức diễn ra với nhiều nội dung "nóng" được dư luận quan tâm sẽ được xử lý. Ông Huỳnh Nghĩa (Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng) sẽ được trao Huân chương Lao động hạng nhất trong kỳ họp này. LÊ PHI Tại TP Đà Nẵng, ông...