Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền qua đời vì đột quỵ
Ông Lưu Văn An – Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã qua đời trong khi đang đi công tác tại tỉnh Yên Bái. Nguyên nhân tử vong ban đầu được xác định do đột quỵ.
PGS.TS Lưu Văn An, Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Ảnh: AJC)
Theo thông tin từ lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, vào lúc 22h ngày 10/4, PGS.TS Lưu Văn An, Phó Bí thư Đảng ủy, Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã bị đột quỵ và qua đời tại tỉnh Yên Bái.
Nguồn tin cho biết PGS. TS Lưu Văn An mất khi đang đi công tác, tiến hành khảo sát về tình hình đào tạo cao học tại huyện Văn Chấn và Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái đã xác nhận vụ việc trên và cho biết nguyên nhân ban đầu có thể do cảm dẫn đến đột quỵ – theo Báo Giao thông .
PGS.TS Lưu Văn An sinh năm 1962, tốt nghiệp đại học ở Đại học Tổng hợp Leningrat, Nga, chuyên ngành dân tộc học năm 1988.
Video đang HOT
Ông có thời gian làm Tiến sĩ tại Đại học Saint Petersburg, Nga, chuyên ngành dân tộc học năm 1992 và thực tập sinh khoa học tại ĐH Saint Petersburg, Nga chuyên ngành dân tộc học năm 1997.
Ông từng công tác tại Viện Dân tộc học, sau đó về Học viện Báo chí và tuyên truyền công tác từ năm 1999 đến nay. Trong thời gian công tác ông đã từng là giảng viên Khoa Chính trị học, sau đó giữ chức Phó Trưởng Khoa Chính trị học. Từ năm 2012, ông giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đến tháng 10/2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã quyết định giao Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho PGS.TS Lưu Văn An.
Chế kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ
Dự án "Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato" của nhóm sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã vượt qua hàng trăm dự án trong cả nước để giành giải Nhì tại cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020.
Dự án do nhóm sinh viên bao gồm: Vũ Điệp Hoàng Thương, Phan Nguyễn Hoàng Hân, Vương Ngọc Ái, Huỳnh Phương, Lê Ngọc Nhân đều đến từ trường ĐH Thủ Dầu Một thực hiện.
Chia sẻ về lý do nghiên cứu và chế tạo sản phẩm này, Hoàng Thương (Trưởng nhóm dự án) cho biết, xuất phát từ việc nhận thấy những mối nguy từ căn bệnh đột quỵ đe dọa tính mạng của con người. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm phục vụ việc điều trị bệnh tai biến và đột quỵ dưới dạng viên nén, viên nhộng có giá thành rất cao.
"Nhóm hiểu được khó ai có thể duy trì thói quen phòng chống bệnh mà uống thuốc viên mỗi ngày và nhóm cũng hiểu được sự cấp thiết của việc phòng bệnh đột quỵ cũng như mong muốn giải tỏa nỗi lo tâm lý cho người tiêu dùng, nên nhóm đã phát triển sản phẩm kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ có tên là C-Nato", Hoàng Thương chia sẻ.
Sản phẩm kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato, với hình dạng bắt mắt.
Hoàng Thương cho biết kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato được sản xuất dưới hình dáng hoa cúc, với màu sắc và mùi vị thơm ngon tự nhiên, tạo tâm lý ưa thích cho người tiêu dùng. Với nhân của viên kẹo là hoạt chất Enzyme Nattokinase (một hoạt chất đã được minh chứng trên các bài báo khoa học quốc tế về khả năng giúp phòng đột quỵ) và cánh hoa từ dịch chiết hoa đậu biếc.
"Điểm độc đáo của kẹo dẻo C-Nato là đẩy mạnh khả năng hấp thụ hoạt chất phòng đột quỵ vào cơ thể. Vì trong quá trình khách hàng ngậm và nhai kẹo, hoạt chất phòng đột quỵ sẽ được hấp thụ vào đường niêm mạc dưới lưỡi, và khi xuống ruột sẽ được hấp thụ qua đường niêm mạc ruột. Với 2 con đường hấp thụ như thế sẽ giúp cho việc đẩy mạnh khả năng làm tan huyết khối dẫn đến tăng khả năng phòng đột quỵ cao hơn", Hoàng Thương nói về ưu điểm của sản phẩm.
5 thành viên của dự án "Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato".
Trong quá trình sản xuất, để chứng minh viên kẹo có hoạt chất giúp làm tan huyết khối, hỗ trợ phòng đột quỵ, nhóm đã thực hiện thí nghiệm đánh giá trực tiếp trên cục huyết lợn với điều kiện mô phỏng tương đương như mạch máu người, hiệu quả tan huyết của kẹo là 82% trong 12 giờ và thí nghiệm này chưa có công ty nào ở Việt Nam thực hiện.
Cũng theo Thương, hiện tại sản phẩm kẹo dẻo của nhóm đã có giấy chứng nhận kiểm tra hoạt chất ở Viện Phát triển ứng dụng trường ĐH Thủ Dầu Một. Nhóm cũng đã gửi mẫu sang một công ty khác để kiểm tra hoạt chất có trong kẹo, và các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm như vi sinh, đường, đạm thì được gửi đến các trung tâm kiểm định như Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm CASE.
Nhóm dự án được vinh danh tại Lễ trao giải tại Festival Khởi nghiệp 2021.
Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn sản phẩm mẫu và khảo sát ý kiến thị trường. Trong tương lai, nhóm sẽ đưa sản phẩm thương mại hóa để người dân Việt Nam có thể chủ động phòng chống được căn bệnh đột quỵ vô cùng nguy hiểm, cũng như giúp loại bỏ được tâm lý mệt mỏi khi sử dụng thực phẩm chức năng dạng viên nén mà giá thành lại cao.
"Sản phẩm có giá bán dự kiến 3.000 đồng/ viên, thấp hơn từ 1.000 - 2.000 đồng so với hầu hết các sản phẩm có cùng tác dụng trên thị trường, sẽ là một lợi thế lớn giúp tăng sức cạnh tranh và thương mại hóa sản phẩm", nhóm dự án tiết lộ.
Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia tổ chức thường niên từ năm 2003, được sự chỉ đạo của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), và sự phối hợp triển khai của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Cuộc thi năm 2020 chính thức khởi động từ tháng 1/2020, với 600 dự án đăng ký.
Trải qua vòng Sơ tuyển, tư vấn dự án, Ban Giám khảo đã chọn lần lượt top 20 rồi top 6 vào vòng Chung kết, được tổ chức thi trực tuyến vào ngày 26/12/2020 vừa qua. Dự án "Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato" đã giành giải Nhì chung cuộc, được vinh danh trong lễ trao giải tại Festival Khởi nghiệp 2021.
4 điều kinh hoàng cơ thể phải chịu đựng khi bạn không ăn tối Nhiều người đang hiểu lầm phương pháp thanh lọc cơ thể bằng cách nhịn ăn tối sẽ hiệu quả mà quên mất rằng vì sự thiếu hiểu biết đó mà cơ thể chúng đa đang "chảy máu" Việc theo đuổi cái đẹp là điều ai cũng nên làm và chưa bao giờ dừng lại. Nhưng không phải ai cũng có thể biết cách...