Quyền Bộ trưởng Y tế: ‘Đưa y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng ra ngoài’
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu giải phóng nhanh, giảm mật độ Bệnh viện Đà Nẵng đối với cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế.
Ngày 1/8, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc trực tuyến với “Bộ Chỉ huy tiền phương” – Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP Đà Nẵng do Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, phụ trách.
Đối với Bệnh viện Đà Nẵng, ông Long yêu cầu phải giải phóng nhanh, giảm mật độ với bệnh viện này (ở cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế), coi đây là nhiệm vụ ưu tiên. Hiện nhân viên y tế ở đây quá nhiều, phải giảm số lượng, đưa ra ngoài, cách ly ở khách sạn.
“Nếu nhân viên y tế phải quay trở lại bệnh viện làm việc sẽ bố trí xe đưa đón, cách thực hiện như Bệnh viện Bạch Mai đã làm trước đây”, ông Long nói. “Đặc biệt, các khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực – chống độc, Hô hấp, Tim mạch là những nơi có khả năng lây nhiễm ở Bệnh viện Đà Nẵng, không đưa bệnh nhân vào điều trị nữa, đề nghị Bộ chỉ huy tiền phương phải chỉ đạo quyết liệt việc này”.
Ông Long cũng đề nghị mở toàn bộ cửa sổ, không bật máy điều hòa để tạo thông khí cho bệnh viện, tránh môi trường ô nhiễm sẽ tạo thành ổ siêu lây nhiễm tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Quyền Bộ trưởng cũng đồng ý với việc Bệnh viện C Đà Nẵng phải xét nghiệm lần hai cho người tại đây, sau đó tiếp nhận điều trị bệnh nhân nhưng phải phân luồng, phân tuyến rất kỹ. Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng được biến thành bệnh viện “sạch” tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng.
Trung tâm Y tế Hòa Vang (công suất 200 giường), Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (công suất 100 giường) sẽ tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19, cùng Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Điện Bàn.
Ông Long cũng lưu ý, đối với bệnh nhân thận nhân tạo, cần tách bệnh nhân dương tính nCoV ra khu riêng và thực hiện triệt để phòng lây nhiễm, nếu không sẽ không bao giờ cứu được bệnh nhân.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc trực tuyến với “Bộ Chỉ huy tiền phương”, ngàu 1/8. Ảnh: Trần Minh.
Từ điểm cầu Đà Nẵng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết Tiểu ban Điều trị sẽ tập trung các ca dương tính nCoV vào các bệnh viện chuyên biệt là Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Trung tâm Y tế Hòa Vang và Bệnh viện Dã chiến, nơi có thể thu dung 2.000 bệnh nhân.
Về công tác điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện Đà Nẵng, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Đội trưởng Đội Điều trị, cho biết hiện đã thiết lập một đơn vị Hồi sức tích cực tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và lắp đặt 20 máy chạy thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế Hòa Vang.
“Việc giãn cách bệnh nhân Covid-19, bệnh nhân nặng, bệnh nhân thường đang được tiếp tục thực hiện”, ông Khoa nói.
38 bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã được chi viện cho 5 đơn vị là Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Trung tâm Y tế Hòa Vang; Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam và Bệnh viện Bắc Quảng Nam.
Bên cạnh kíp điều trị do bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Trưởng Khoa Hồi Sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách, còn có thêm một kíp đang hỗ trợ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Bệnh viện Trung ương Huế đã hỗ trợ Đà Nẵng điều trị 18 bệnh nhân, đa số là bệnh nhân nặng.
Ông Long yêu cầu lực lượng của Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với địa phương, nỗ lực cao nhất để phải ngăn bằng được, càng sớm càng tốt, dịch bệnh tại Đà Nẵng, giảm thiểu tối đa tử vong. Từ ngày 2/8, Bộ Y tế sẽ giao ban định kỳ với giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố.
Bác sĩ trong "tâm dịch": "Kỷ niệm đáng nhớ nhưng không bao giờ muốn gặp lại"
"Hãy nghĩ rằng đây là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời, không phải ai cũng có được, nhưng không bao giờ muốn gặp lại", bác sĩ Lê Quang Huy, khoa ngoại thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng tâm sự.
Ngày 1/8, Đà Nẵng ghi nhận thêm 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca bệnh tại đây lên 87 trường hợp. Bên ngoài khu cách ly, những xe hàng vẫn miệt mài đến tiếp tế, những bếp lửa vẫn đỏ để kịp giờ đưa cơm... mọi người đều hướng về phía trong "điểm nóng". Bên trong khu cách ly, họ - những con người ngày đêm "dập lửa" vẫn tiếp tục làm những công việc hằng ngày, vẫn làm bằng nguồn năng lượng tích cực nhất.
Trưa 31/7, bác sĩ Trịnh Minh Thế - Trưởng khoa gây mê hồi sức Bệnh viện C Đà Nẵng ghi lại video clip bác sĩ Nguyễn Quý Thiện - khoa nội tiêu hóa, đồng nghiệp của mình, đàn và hát ca khúc do chính vợ mình sáng tác.
Video bác sĩ Nguyễn Quý Thiện hát. (Video: BS cung cấp).
Bác sĩ Thế chia sẻ những ngày giữa tâm dịch, tranh thủ giờ nghỉ trưa là ông lại đăng những bài viết chia sẻ, khích lệ tinh thần mọi người.
"Clip về bài hát này vừa đăng trưa nay, sau giờ ăn. Tôi chỉ muốn tăng nhuệ khí cho anh em nên đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình. Trong bối cảnh dịch bệnh chỉ mong mọi người cùng được khích lệ tinh thần", bác sĩ Thế cho biết.
Hay bác sĩ Lê Quang Huy, khoa ngoại thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng vừa chia sẻ trên trang cá nhân sau khi tiến hành một ca mổ chấn thương sọ não bên trong bệnh viện đang cách ly ngày 31/7.
Bác sĩ Huy viết: "Vừa mổ cấp cứu ra bị bác sĩ Nguyễn Trọng Phước thách thức mặc đồ bảo hộ hít đất 50 cái. Ít có ác lắm nhưng, dù gì cũng chuẩn bị tắm, clip đủ 50 cái thật nha".
Bác sĩ Lê Quang Huy mặc đồ bảo hộ cùng hít đất trong bệnh viện cách ly. (Video: BS Lê Huy)
Theo bác sĩ Huy, mổ cấp cứu trong mùa dịch thực sự gặp rất nhiều thử thách, từ khâu mặc đồ bảo hộ cho tới quy tắc vô trùng đều phải theo một quy chuẩn khắt khe hơn nhiều. "Đứng mổ thì vừa nặng nề, vừa nóng nảy, thêm việc nhìn qua tấm kính làm hạn chế tầm nhìn khiến cho việc phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng cũng hoàn thành ca mổ một cách tốt đẹp, giúp thêm được 1 bệnh nhân trong mùa dịch bệnh", bác sĩ Huy chia sẻ.
Bác sĩ Huy cùng ekip Bệnh viện Đà Nẵng mổ cho bệnh nhân trong bệnh viện cách ly. (Ảnh: Lê Huy)
Phong trào hít đất được bác sĩ Huy phát động trong khoa Ngoại thần kinh và được nhiều y bác sĩ các khoa khác hưởng ứng. Các bác sĩ đã cùng nhau thách thức động tác này và quay clip để chuyền tay nhau vào những giây phút rảnh rỗi hiếm hoi bên trong tâm dịch.
"Sau giờ làm việc, vừa tập thể dục nâng cao sức khỏe chống Covid-19, vừa vui vẻ cùng đồng nghiệp quay clip để thời gian cách ly đỡ nhàm chán. Hãy nghĩ rằng đây là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời, không phải ai cũng có được, nhưng không bao giờ muốn gặp lại", bác sĩ Huy tâm sự.
Có thể nói, cuộc chiến phía trước vẫn còn rất dài. Có lẽ, đối với các y, bác sĩ nơi tâm dịch, duy chỉ có hy vọng, nguồn năng lượng tích cực mới có thể giúp họ vượt qua tất cả khó khăn, lo lắng và nỗi sợ hãi để giữ tinh thần thép chờ ngày "giông tố" đi qua.
'Không được để sót đối tượng có liên quan đến COVID-19 tại Đà Nẵng' Theo thống kê, từ đầu tháng 7/2020 có hơn 800.000 người đã từng đi, đến Đà Nẵng và trở về các địa phương; có hơn 41.000 người đã đến 3 bệnh viện tại Đà Nẵng. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) Ngày 1/8, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến nâng cao năng lực chuyên...