Quỳ xuống xin chính thất được ở bên cạnh người đàn ông có vợ, nàng tiểu thư chịu cảnh không danh phận 36 năm
Sinh ra trong gia đình giàu có, quyền lực nhưng vì tình yêu mà cô gái trẻ quyết định bỏ lại tất cả, lao đầu vào một tương lai chẳng có bất cứ điều gì rõ ràng.
Tình yêu đôi lúc biến thành gánh nặng. Chỉ vì yêu mà người ta sa chân vào những mối quan hệ không rõ ràng.
Ở thời đại Dân Quốc, chế độ đa thê vẫn chưa hoàn toàn mất đi. Chuyện một người đàn ông có nhiều hơn 1 phụ nữ bên mình là điều không hiếm lạ. Tuy vậy trong tư tưởng những người hiện đại ngày ấy, chuyện phụ nữ chen chân vào một gia đình vẫn gây nên những định kiến.
Cô gái 15 tuổi mê đắm tướng lĩnh có vợ
Trương Học Lương là tướng lĩnh của Quốc dân Đảng (Trung Quốc). Ông từng nắm giữ trọng trách thống đốc cao nhất của vùng Đông Bắc với nhiều trọng trách lớn trên vai.
Sau khi lớn lên, ông được sắp đặt một cuộc hôn nhân với tiểu thư Vu Phượng Chí – hơn họ Trương đến 3 tuổi.
Cuộc hôn nhân ấy bắt đầu và diễn ra khá êm đềm. Tuy nhiên, đến năm 27 tuổi, Trương Học Lương đã rơi vào lưới tình với cô gái trẻ xinh đẹp Triệu Nhất Địch.
Triệu Nhất Địch còn được gọi là hoa hậu Triệu Sĩ. Bà sở hữu nhan sắc mĩ miều gây say đắm bao người. Bà sinh ra trong gia đình giàu có nên có cuộc sống sung sướng từ nhỏ, chỉ giao thiệp với những người trong giới thượng lưu.
Năm 15 tuổi, trong một lần tham gia vũ hội ở Thiên Tân, Triệu Nhất Địch gặp gỡ vị thiếu soái đẹp trai phong độ. cả hai đều có ấn tượng tốt với nhau. Tuy vậy, Trương Học Lương đã có vợ nên họ giữ khoảng cách, không có gì đi quá giới hạn.
Tuy nhiên vào mùa Hè năm ấy, cả hai bất ngờ chạm mặt tại Bắc Đới Hà. Trong khoảng thời gian lưu lại đó, họ gần như bên nhau mỗi ngày và mối quan hệ cũng vì vậy mà tiến thêm một bậc. Họ như gặp phải tình yêu sét đánh, tâm sự với nhau về đủ thứ chuyện và không ngăn nổi tình cảm dâng trào.
Chuyện hoa hậu Triệu Sĩ xuất hiện bên cạnh Trương Học Lương, công khai khiêu vũ được nhiều tờ báo khai thác triệt để và gây nên một hồi sóng gió.
Chân dung Trương Học Lương
Video đang HOT
Quý cô Triệu Nhất Địch
Kể từ đó, Triệu Nhất Địch chính thức say mê Trương Học Lương, đêm ngày nghĩ về ông. Khi đó, bà viết trong nhật ký của mình: ‘Tôi rất yêu mến Trương thiếu gia nhưng tiếc là anh ấy đã có vợ rồi. Số phận sao mà đau đớn đến thế’.
Cha Triệu Nhất Địch biết được chuyện của con gái nên tỏ ra vô cùng tức giận. Trương Học Lương xuất thân cao quý nhưng nhà họ Triệu cũng danh gia vọng tộc. Họ chỉ gả con gái để làm phu nhân chứ làm thê thiếp thì không bao giờ. Bởi vậy, gia đình đã ra sức ngăn cản mối quan hệ.
Sau khi cha của Trương Học Lương qua đời, ông vội vàng về lo tang lễ. Lúc đó Triệu Nhất Địch nghĩ rằng cả đời này sẽ không bao giờ gặp lại được vị tướng quân trẻ tuổi nữa. Bà khóc cả ngày và bị sút cân nghiêm trọng. Tuy nhiên vào một ngày năm 1929, bà nhận được bức điện của họ Trương mời mình đến vùng Đông Bắc để tái ngộ.
Khi nhận được bức điện, Triệu Nhất Địch đã ngây ngẩn cả người. Bất chấp gia đình phản đối, bà đã chạy đến chỗ của Trương Học Lương. Mục đích ban đầu của bà là đi vài ngày rồi về, ai ngờ hành động đó như một sự khiêu khích cha bà nên ông đã đăng báo quyết định từ con, cắt đứt quan hệ với Triệu Nhất Địch.
Thậm chí sự việc này còn gây sóng to gió lớn đến mức cha Triệu Nhất Địch đã từ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Triệu Nhất Địch ‘bỏ trốn’ với đàn ông có gia đình, danh tiếng lẫy lừng, bà đã khiến cho gia tộc họ Triệu lao đao vì điều tiếng.
Cuộc sống 36 năm không danh phận bên cạnh người đàn ông có vợ
Khi xuất hiện ở nhà họ Trương, Triệu Nhất Địch còn đau đầu khi phải đối mặt với vợ cả là Vu Phượng Chí. Ban đầu, chính Trương Học Lương cũng chỉ muốn mời Triệu Nhất Địch về nhà với tư cách một người bạn thân tình. Ai ngờ bộ trưởng Triệu lại làm rùm beng mọi chuyện như thế. Ông chưa từng có ý định cưới vợ hai. Ông yêu Nhất Địch là thật nhưng để bỏ vợ hay cưới thêm vợ nữa là điều chưa nghĩ đến.
Thế nhưng tình cảnh hiện tại, ông buộc lòng phải có trách nhiệm với Triệu Nhất Địch. Trương Học Lương đưa bà đến biệt thự của mình.
Biết chồng có nhân tình, vợ cả tỏ ra vô cùng bực bội và quyết định ly hôn. Tuy nhiên, Trương Học Lương không đủ can đảm để làm việc đó bởi Vu Phượng Chí là một người vợ chẳng có gì để chê bai. Chính ông cũng yêu thương vợ mình.
Trương Học Lương và vợ cả.
Nhìn thấy những điều đó, Triệu Nhất Địch quỳ xuống nghẹn ngào xin Vu Phượng Chí: ‘Xin phu nhân đáp ứng cho tôi, tôi không muốn địa vị gì cả, chỉ cần đi theo anh ấy’.
Nhìn thấy điều đó, Vu Phượng Chí cũng mềm lòng. Tuy nhiên bà đưa ra 3 quy định với chồng: Thứ nhất, không được bước vào biệt thự nhà họ Trương, thứ hai không được lấy họ là Trương và thứ 3 phải tồn tại dưới chức danh thư ký riêng chứ không có danh phận.
Dù cảm thấy rất buồn nhưng Triệu Nhất Địch đành đồng ý. Chỉ có cách đó bà mới được ở bên người yêu. Suốt 36 năm tiếp theo, Triệu Nhất Địch đồng hành với Trương Học Lương với vai trò thư ký riêng.
Sau này vài biến cố xảy đến, Trương Học Lương bị bắt giam, Vu Phượng Chí cũng dần dần chấp nhận Triệu Nhất Địch. Chính người vợ cả này còn chăm sóc thân tình cho Nhất Địch lúc bà sinh con trai đầu lòng.
Cuộc sống của Trương Học Lương và Triệu Nhất Địch.
Vu Phượng Chí bị ung thư vú, Trương Học Lương nhờ Tống Mỹ Linh để vợ có thể sang Mỹ điều trị. Năm 1940, bà nhờ Triệu Nhất Địch chăm sóc chồng và cùng con đến Mỹ trị bệnh. Trong thời gian đó, Triệu Nhất Địch gửi con cho một người bạn của chồng đưa sang Mỹ học tập, bà đến Quý Chồng chăm sóc chồng trong những ngày ông bị giam cầm.
Năm 1964, Trương Học Lương quyết định đệ đơn ly hôn Vu Phượng Chí vì vài lí do khác nhau. Vu Phượng Chí đã vô cùng đau đớn, bà không ở bên chồng nhiều năm nhưng trái tim lúc nào cũng dành cho chồng. Số tài sản lớn có được ở Mỹ bà làm cũng là chuẩn bị cho ngày gia đình tái ngộ.
Bà đã gọi điện về nước để hỏi rõ mọi chuyện. Trương Học Lương nói với vợ: ‘Chúng ta sẽ mãi là chúng ta’ . Vì câu ngắn gọn đó mà bà đã quyết tâm buông tay. Cùng năm 1964 đó, Trương Học Lương chính thức cưới Triệu Nhất Địch. Sau 36 năm bên nhau, cuối cùng họ Triệu cũng có danh phận.
Khi biết tin, thậm chí Vu Phượng Chí cũng gửi bức thư và lời chúc phúc về nước.
Hình ảnh của cặp đôi sau khi là vợ chồng chính thức.
Triệu Nhất Địch ở bên cạnh người đàn ông ấy suốt nhiều năm, quyết định mạo hiểm khi chỉ mới 15 tuổi và cuối cùng cũng có được danh phận khi tóc đã bạc.
Sau khi kết hôn, cuộc sống của họ vẫn êm đềm, cùng nhau làm vườn, cùng nhau đi dạo. Sau đó, họ lựa chọn định cư tại Hawaii và sống ở đó cho đến cuối đời.
Năm 2000, Triệu Nhất Địch qua đời ở tuổi 88. Trước khi qua đời, bà nhìn thẳng vào chồng và nói bằng giọng yếu ớt câu cuối cùng: ‘ Người em không thể buông bỏ trong đời này chính là anh’ . Trương Học Lương nắm tay vợ, không nỡ rời xa. Ông nắm tay suốt 3 giờ như thế và nói lại câu sau cùng sau khi Triệu Nhất Địch qua đời: ‘ Cô ấy đi rồi’.
Ông biết rõ rằng một cô gái 15 tuổi từ bỏ quê hương, bất chấp thị phi để theo mình, không được hứa hẹn về tương lai thì sẽ đau khổ đến thế nào. Nếu không có tình yêu sâu sắc thì làm sao một cô gái như Triệu Nhất Địch có thể làm được tất cả.
Cảm kích về những điều đó, Trương Học Lương cũng quyết định sau khi mình qua đời sẽ chôn cất cùng khu mộ với vợ mình.
Hòa hợp với nhà chồng
Em là con một. Gia đình em kinh doanh thành đạt, giàu có... nên em cũng được cưng chiều như một tiểu thư.
Em làm rất giỏi việc nhà, nấu ăn, ủi đồ dù em rất ghét. Em tốt nghiệp đại học và ra trường đi làm hướng dẫn viên du lịch, đi khắp chốn và thu nhập cao. Nhưng chồng em không có may mắn như vậy...
Chồng em mặc dù cũng tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định tại một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng nhà anh ấy lại không dư dả gì và có tới 7 anh chị em. Anh ấy là con trai thứ năm, vừa làm vừa lo cho các em đi học.
Ngày mới quen, vì biết rõ hoàn cảnh của người yêu, nên em toàn hẹn hò quán bình dân. Hôm nào đi quán em thích, em giành trả tiền. Gia đình chồng em, khi đó chỉ mới có anh hai là có vợ. Chị ba không chồng (tới giờ) ở nhà làm osin cho đại gia đình. Thứ 4 là anh trai, chồng em thứ 5, bé em chồng thứ 6 và thằng út. Em còn nhớ lần đầu tiên ổng dắt em về quê ra mắt. Lần đó cả xóm bu lại nhìn em, rồi trong nhà ngoài ngõ thay phiên hỏi em. Có nhiều tiếng xì xào, thôi rồi cưới con tiểu thư, đi giày cao chót vót này về sao nó hầu thằng năm, chưa kể tướng con này không phải loại "gọi... dạ, bảo... vâng".
Tới bữa cơm em ngồi đó ai dọn thì dọn, ăn xong em cũng không đụng tay vô rửa chén. Chị dâu và mấy chị em chồng giành làm hết. Đôi giày cao cả tấc của em dính sình dơ, em tính ra sàn nước rửa, thằng út nhà ảnh lon ton chạy qua kêu chị ngồi yên để em đi rửa. Em thấy má chồng tương lai liếc mắt có vẻ không ưng nhưng không nói gì... Sau vài ba lần về quê, em thấy nhà chồng không ai bắt nạt hay chê bai gì mình. Ai cũng vui vẻ, chào đón, không cho đụng tay làm gì, em mới quyết định đồng ý lấy ảnh.
Ngược lại, mẹ em la mắng: "Mày đã không biết ngọt ngào lấy lòng còn đóng giả hậu đậu vậy cả dòng họ nhà chồng ghét mày, nhất là mẹ chồng, chị chồng, em chồng ghim cái thái độ của mày, sau này cưới về sao sống nổi.Em lại nghĩ: "Con mẹ dễ bị bắt nạt lắm sao. Cưới xong không hợp vẫn chia tay được mà mẹ... Ủa mà con sống ở nhà mình, cũng đâu làm dâu mà sợ!". Mẹ cốc đầu em, đứa con gái 29 tuổi của bà, rồi bảo, phải xem gia đình chồng như nhà mình, phải yêu thương anh chị em chồng người ta mới thương mình...
Nhà chồng không được khá nên thiếu thốn đủ thứ, nhưng mỗi lần con dâu về, cả nhà thật lòng quan tâm em, chăm từng miếng cá kho đến nồi hoa bưởi để gội đầu. Tình cảm mới đáng trân trọng. Và cũng có lẽ do từ bé, em đã khao khát một gia đình đông vui, nhiều người nên em quý anh chị em, cháu chắt chít nhà chồng thật lòng. Vì vậy em vui vẻ, cởi mở hơn. Mỗi lần em về quê, nói như hàng xóm, em mua cả cái siêu thị đem về cho nhà chồng. Từ cái to như máy giặt, giường tủ đến những cái rất nhỏ như cục xà bông rửa tay, thảm lau chân, nồi niêu thớt dao... Nói chung, em thấy nhà chồng cưng em như con, cả mấy chị dâu, chị chồng và bé em cũng rất gần gũi.
Lẽ đương nhiên trong mọi mối quan hệ đều sẽ có lúc xảy ra mâu thuẫn nhất là mối quan hệ nhạy cảm với nhà chồng. Thế nên em cứ nghĩ những gì mình làm xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim. Sau này, em có nói vui, hồi xưa em không chưa yêu anh thắm thiết lắm, mà em chịu lấy anh vì thích mấy đứa nhỏ và ba má chồng hiền lành. Bất kể chuyện đúng sai, thậm chí cho đến giờ, má chồng với chị ba còn thỉnh thoảng đi giải quyết chuyện "trai gái" khi chồng em kêu cứu.Anh Hai chỉ bảo: "Tao không biết mày học cao biết rộng như thế nào, cả nhà chỉ nhận định con Năm là dâu, làm con. Cháu chắt trong nhà cũng chỉ biết dì Năm nó thôi. Tao không đi cưới bất cứ ai khác cho mày. Mày làm việc có lỗi với em Năm, mày cứ xách quần áo ra đường". Các anh chị em chồng, cháu chồng cũng vậy... Mọi người cho em cảm giác một gia đình.
Bởi vậy, điều quan trọng nhất trong hôn nhân không chỉ là đàn ông chỉ cần làm vợ yêu là gì cũng có; phụ nữ làm chồng yêu là gì cũng được... Điều quan trọng nữa, mỗi người cần còn có một "dàn phòng thủ" nữa các anh chị em ạ!
Mẹ người yêu lật mặt không cho cưới tôi, cuối cùng người tôi cần cảm ơn lại chính là bác ấy Nhìn gương mặt lạnh lùng của bác khi nói "Không cưới xin gì hết", đôi chân tôi không đứng vững nữa. Tôi không thể nào hiểu được vì sao bác lại thay đổi thái độ đến chóng mặt như vậy. Nào ngờ, đằng sau đó là cả một bí mật. Thấm thoát cũng đã hơn 1 năm qua đi, kể từ cái ngày...