Quy trình thế chấp, giải chấp dự án nhà ở và nhà ở hình thành trong tương lai
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 26/2015/TT – NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 26/2015/TT – NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai xây dựngg trong dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.
Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở đó; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tươ ng lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng để mua chính nhà ở đó.
Với trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư đã thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khi thế chấp chỉ được thế chấp phần dự án không bao gồm nhà ở hình thành trong tương lai này.
Trong trường hợp đã thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai thuộc diện được thế chấp theo quy định của pháp luật thì không được thế chấp dự án đầu tư xaayd ựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai đó theo quy định tại Thông tư này.
- Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
- Có giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng các điều kiện:
Video đang HOT
- Nhà ở thế chấp thuộc diện đã xây xong phần móng;
- Không nằm trong phần dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp;
- Không có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu…
Tổ chức, cá nhân được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai với các điều kiện:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Có giấy phép xây dựng;
- Có hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.
Theo Thông tư liên tịch số 01/2014 giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng (có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2014), nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp để vay vốn bao gồm nha ơ thương mai và nha ơ xa hôi theo quy đinh cua phap luât vê nha ơ. Cu thê, la căn hộ chung cư được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nha ơ, hoặc nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề) được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nha ơ. Nhà ở hình thành trong tương lai được thê châp tại tổ chức tín dụng (TCTD) phải là dự án đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dưng xong phân mong nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán và có hợp đồng mua bán ký kết với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở; hoặc nhà ở đã được bàn giao cho người mua, nhưng chưa đươc cơ quan nhà nước co thâm quyên câp giây chưng nhân theo quy định của pháp luật.
Theo Báo Đầu Tư
Mua nhà ở xã hội được vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng
Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó quy định cụ thể điều kiện vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Theo đó, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở gồm:
Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Ảnh minh họa.
Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, gồm:
Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định; Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định.
Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.
Có giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở.
Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.
Nghị định cũng quy định điều kiện được vay vốn ưu đãi đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình, ngoài hai điều kiện đầu tiên nêu trên còn có các điều kiện: Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn; có giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng khác...
Về hạn mức cho vay, Nghị định quy định rõ, trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà; trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ; lãi suất cho vay ưu đãi tại các TCTD do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của NHNN Việt Nam cho từng thời kỳ.
Thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
AN NHIÊN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
4 loại bất động sản hưởng lợi sau khi Việt Nam gia nhập TPP CBRE vừa có đánh giá tác động của TPP với thị trường bất động sản Việt Nam. Theo đó, đất công nghiệp, kho bãi, hậu cần vận tải, văn phòng và nhà ở là những lĩnh vực chịu tác động chủ yếu. Hậu cần vận tải, văn phòng, nhà ở, đất công nghiệp là những phân khúc bất động sản chủ yếu hưởng...