Quy trình khám và điều trị vô sinh nam.
Sau khi lấy nhau và có quan hệ thường xuyên mà không thấy có thai thì mỗi cặp vợ chồng cần đi khám để phát hiện nguyên nhân vô sinh.
Tuy nhiên đa phần nam giới thường e ngại, lo lắng và không tự tin khi đi khám. Dưới đây là thông tin về quy trình khám vô sinh nam giúp nam giới có thể chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi đi khám
Quy trình khám và điều trị vô sinh nam
Tư vấn:
- Đây là khâu quan trọng trước khi khám và điều trị. Người đến khám bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Trong quá trình tư vấn, họ sẽ được cung cấp một số thông tin cần thiết: Vô sinh nam là gì? Vấn đề của họ là gì? Nguyên nhân của vấn đề đó… cũng như giải đáp một số thắc mắc, đặc biệt là quy trình khám và điều trị nam học.
- Chỉ khi bệnh nhân nắm rõ tất cả thông tin, quy trình khám và điều trị, mới chung tay phối hợp với người thầy thuốc, giúp đạt kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.
Hỏi và làm bệnh án:
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Sau khi được tư vấn, bệnh nhân sẽ được hỏi bệnh và thực hiện bệnh án. Khi đó, bác sĩ sẽ tìm hiểu một số thông tin về sức khỏe sinh sản của bệnh nhân:
- Có con với người vợ trước/ người yêu (nếu có), bệnh lý lây qua đường sinh dục, chấn thương hoặc thủ thuật trên cơ quan sinh dục…
- Hai vợ chồng có sống chung với nhau hay không, số lần giao hợp trung bình trong một tuần…
- Ngoài ra, một số thông tin liên quan khác cũng được quan tâm như bệnh lý nội ngoại khoa, những tai nạn, chấn thương trước đây, tiền căn gia đình có người bị hiếm muộn hay không, thông tin về nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt (hút thuốc, uống rượu bia…), có tiếp xúc với hoá chất hoặc các yếu tố nguy cơ khác hay không…Những thông tin này rất quan trọng và cần thiết cho bác sĩ, giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn.
Thăm khám
Video đang HOT
- Bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát, bao gồm: Thể trạng, chiều cao, cân nặng, các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần…)
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Khám cơ quan sinh dục: Khám dương vật, bìu, tinh hoàn, mào tinh, tiền liệt tuyến…
- Các bác sĩ cũng sẽ chú ý đến các dị tật bẩm sinh, tình trạng lưỡng giới.
- Bệnh nhân sẽ được cho xét nghiệm HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và giang mai… Sau khi kết quả các xét nghiệm này không có vấn đề gì đáng lưu ý, sẽ thực hiện xét nghiệm Tinh dịch đồ.
- Với kết quả Tinh dịch đồ tốt, việc thăm khám tạm thời hoàn tất.
- Với kết quả Tinh dịch đồ “xấu” (tinh trùng yếu, dị dạng hoặc tinh trùng ít…). Bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nam học để được thăm khám kỹ hơn. Xét nghiệm định lượng nội tiết cơ bản: FSH, LH, Prolactin, Estradiol, Testosterone. Siêu âm kiểm tra: bìu, ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Trong quá trình khám và điều trị, các bác sĩ có thể phát hiện ở bệnh nhân một số bệnh lý hoặc vấn đề gây vô sinh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây vô sinh nam để đưa ra những phương pháp hỗ trợ sinh sản kết hợp với những biện pháp điều trị khác. Các biện pháp điều trị vô sinh nam:
Điều trị nội khoa: Các chỉ định dùng thuốc điều trị cho những trường hợp như: Bất lực( không thể cương dương), bất thường về nội tiết, thiểu năng tinh trùng.
Điều trị ngoại khoa: Thông thường các chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp : Lỗ niệu đạo lạc chỗ, hẹp bao quy đầu, dãn tĩnh mạch thừng tinh, bất lực do tổn thương thực thể, tắc đường dẫn tinh.
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Mục đích của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là tạo điều kiện thuận lợi để quá trình thụ tinh và thụ thai có thể diễn ra với trong điều kiện số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản gồm: Làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVC)hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), kết hợp với kỹ thuật lấy tinh trùng (MESA/ PESA/ TESA/ TESE) hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI),…
Việc đi khám để tìm ra nguyên nhân vô sinh ở nam giới rất quan trọng để kịp thời có những hướng xử trí cũng như áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đây là quy trình chuẩn được áp dụng ở tất cả các bệnh viện có chuyên khoa Hiếm muộn.
Theo CSTY
Tắc vòi trứng: triệu chứng âm thầm, biến chứng nguy hiểm
Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, có một đầu hở mở vào ổ bụng để đón noãn còn đầu kia thông với buồng tử cung.
Noãn và tinh trùng sẽ kết hợp tại vòi trứng tạo thành trứng đã thụ tinh, sau đó mới di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ.
Tắc vòi trứng là gì
Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, có một đầu hở mở vào ổ bụng để đón noãn còn đầu kia thông với buồng tử cung. Noãn và tinh trùng sẽ kết hợp tại vòi trứng tạo thành hợp tử, sau đó mới di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ. Tắc vòi trứng một bệnh phụ khoa không hiếm gặp ở nữ giới. Tắc vòi trứng (tắc đường ống dẫn trứng) là tình trạng vòi trứng bị hẹp, hoặc tắc hoàn toàn, cản trở việc tinh trùng gặp trứng và sự di chuyển của trứng về tử cung sau khi thụ tinh.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân tắc vòi trứng
- Nguyên nhân bẩm sinh: Vòi trứng bị chít hẹp có thể là do bẩm sinh (gây thiếu hụt cả một phần hay cả vòi trứng), tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.
- Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhiễm khuẩn (phổ biến nhất là vi khuẩn lậu), mà đầu tiên là những nhiễm khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung. 15% số phụ nữ bị nhiễm khuẩn lậu ở cổ tử cung tuy không thể hiện triệu chứng nhưng đã phát triển thành viêm vòi trứng cấp mà hậu quả là chít hẹp hoặc tắc vòi trứng. Đơn giản là nhiễm khuẩn đường sinh dục thường có xu hướng lan dần từ dưới lên trên, trong đó các bệnh lây lan qua đường tình dục cũng được xem là tác nhân chuyển tải nhiễm khuẩn đi lên. Vi khuẩn theo tinh trùng khi quan hệ tình dục, qua cổ tử cung để vào tử cung và lan lên 2 vòi trứng.
- Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn 2 vòi trứng có thể xảy ra do viêm ruột thừa hoặc nhiễm khuẩn huyết nặng chứ không phải do lây truyền qua đường tình dục. Hoặc có thể hẹp tắc vòi trứng là do biến chứng co kéo, dính tạng sau phẫu thuật như mổ ruột thừa... gây ra.
Triệu chứng tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng không có biểu hiện rõ ràng, các dấu hiệu tắc vòi trứng dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý khác. Đa phần mọi người không phát hiện được triệu chứng tắc vòi trứng, mà chỉ phát hiện ra khi thực hiện thăm khám. Một số triệu chứng có thể gặp trong bệnh lý tắc vòi trứng như:
- Kinh nguyệt không đều: Có nhiều nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt bị rối loạn như: stress, sử dụng thuốc, bị u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang,... Và tắc vòi trứng cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên nhiều trường hợp tắc vòi trứng chu kỳ kinh nguyệt vẫn không bị rối loạn.
- Bụng dưới khó chịu cũng có thể là dấu hiệu tắc vòi trứng: Bị đau bụng âm ỉ hay quằn quại, sưng cứng bụng... nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu là phụ nữ xuất hiện kèm với chứng đau lưng, đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt... thì cũng nên nghi ngờ đó là triệu chứng bệnh tắc vòi trứng.
- Triệu chứng khác: Tăng dịch tiết âm đạo, đau khi giao hợp, rối loạn chức năng tiêu hóa, mệt mỏi... cũng có thể là triệu chứng của tắc vòi trứng.
Hậu quả của tắc vòi trứng
Khó thụ thai khi bị tắc vòi trứng:
Điều này là dễ hiểu khi ống dẫn trứng đóng vai trò quan trọng: vận chuyển tinh trùng, thụ tinh với trứng và vận chuyển trứng thụ tinh đến tử cung. Khi ống dẫn trứng bị tắc, hoặc bị tổn thương thì chức năng này sẽ bị liên lụy. Hơn nữa, vòi trứng bị viêm tắc cũng có thể ảnh hưởng đến cơ chế rụng trứng, làm cho khả năng thụ thai thành công giảm đi. Về lâu dài, nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ là hệ quả tất yếu.
Chửa ngoài tử cung:
Thông thường noãn và tinh trùng sẽ kết hợp tại vòi trứng tạo thành trứng đã thụ tinh rồi di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ. Nếu vòi trứng bị tắc cho trứng đã gặp tinh trùng nhưng không thể di chuyển qua vòi trứng để về tử cung làm tổ, từ đó có thể phát triển ngay tại vòi trứng, dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm, bởi nếu không phát hiện kịp thời và xử lý đúng sẽ gây ra tình trạng vỡ vòi trứng, chảy máu trong ổ bụng dẫn đến sốc mất máu và tử vong.
Điều trị tắc vòi trứng
Chẩn đoán xác định tắc vòi trứng dựa vào chụp X-quang tử cung, vòi trứng, buồng trứng có bơm chất cản quang; siêu âm, nội soi tử cung, buồng trứng.
- Điều trị nội khoa: Bơm hơi vòi trứng hoặc dùng thuốc kháng viêm corticoid bơm vào vòi trứng kết hợp với kháng sinh có thể giải quyết được 8 - 10% số trường hợp
- Điều trị ngoại khoa: Đa phần bệnh nhân cần phải điều trị bằng phẫu thuật (vi phẫu thuật được thực hiện dưới kính hiển vi để có thể nối 2 đầu vòi trứng...) hoặc qua soi ổ bụng, soi buồng tử cung để gỡ dính, lấy nhân dưới niêm mạc tử cung, cắt vách ngăn tử cung...Tuy nhiên, khả năng có thai sau điều trị khá bấp bênh. Ngoài ra, khả năng thụ thai phụ thuộc vào tuổi của người bệnh và mức độ tổn thương của vòi trứng. Cũng có trường hợp đậu thai sau điều trị nhưng là thai ngoài tử cung.
Kết luận
Tắc vòi trứng thường là hậu quả của viêm vòi trứng cấp mà nguyên nhân ban đầu là các nhiễm khuẩn đường sinh dục như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm niệu đạo... Chính vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa chít hẹp vòi trứng là phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn đường sinh dục. Nếu được điều trị kịp thời, các nhiễm khuẩn phần phụ sẽ không phát triển lên trên gây viêm vòi trứng hoặc viêm tiểu khung. Khi phát hiện tắc vòi trứng, cần được tư vấn và điều trị tại các bệnh viện lớn chuyên Sản phụ và hiếm muộn.
Theo CSTY
Có thể mang thai khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung không? Tuy bệnh lạc nội mạc tử cung gây khó có con, nhưng vẫn có hy vọng dành cho những bệnh nhân này. Nếu mong muốn có con, bạn phải trải qua quá trình điều trị hay thực hiện các giải pháp như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm... Có khoảng 1/2 phụ nữ bị bệnh lạc nội mạc tử cung...