Quỹ thuộc Chính phủ Singapore chi hơn 2.000 tỷ trở thành cổ đông lớn của Masan
Trước đó, Bloomberg đưa tin công ty quản lý quỹ đầu tư của Mỹ ( KKR) thu về gần 210 triệu USD nhờ việc bán 54,8 triệu cổ phiếu tập đoàn Masan. Bloomberg cũng cho biết quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore mua lại gần một nửa số cổ phiếu Masan mà KKR bán ra.
Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Arnolis Investment Pte.Ltd – Quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore (Government of Singapore) đã mua vào 24,5 triệu cổ phiếu Masan (Mã CK: MSN), tương đương 2,11% vốn vào ngày 5/10.
Trước giao dịch, nhóm quỹ Chính phủ Singrapore nắm giữ 51,22 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng tỷ lệ 4,4%. Sau giao dịch này, nhóm quỹ này đã sở hữu 75,74 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng 6,51%.
Trước đó, Bloomberg đưa tin công ty quản lý quỹ đầu tư của Mỹ (KKR) thu về gần 210 triệu USD nhờ việc bán 54,8 triệu cổ phiếu tập đoàn Masan. Bloomberg cũng cho biết quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore mua lại gần một nửa số cổ phiếu Masan mà KKR bán ra.
Video đang HOT
Theo dữ liệu giao dịch ngày 5/10, khối ngoại đã bán ra 55,8 triệu cổ phiếu MSN, trong đó KKR bán ra 54,8 triệu cổ phiếu. Mức giá bình quân khối ngoại bán MSN trong phiên giao dịch này là 89.250 đồng/cp. Ước tính, quỹ thuộc Chính phủ Singapore đã chi ra 2.187 tỷ đồng (95 triệu USD) để trở thành cổ đông lớn của Masan.
Trên TTCK, sau vài phiên điều chỉnh mạnh gần đây, cổ phiếu MSN đã giảm về 78.600 đồng/cp (ngày 16/10). Mức giá này thấp hơn khá nhiều so với giá mà quỹ Chính phủ Singapore mới mua vào.
Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện khá nhiều giao dịch đột biến của MSN. Vào ngày 2/10, tập đoàn SK Group của Hàn Quốc đã chi gần 11.000 tỷ đồng mua lại 110 triệu cổ phiếu quỹ của Masan Group với mức giá 100.000 đồng/cp. Sau giao dịch này, SK Group trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất nắm giữ 9,45% cổ phần của Masan Group.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu Masan tăng gấp đôi, KKR bán ra thu về khoản lãi 100 triệu USD chỉ trong 1 năm
Tháng 4/2017, quỹ đầu tư KKR đã thông báo rót 150 triệu USD để mua 7,5% cổ phần của Masan Nutri-Science, công ty phụ trách mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Group. Đồng thời, KKR còn chi 100 triệu USD để mua lại khoảng 4,7% cổ phần của Masan Group từ Quỹ PENM Partners.
Theo Bloomberg, KKR vừa hoàn tất thoái khoản đầu tư tại Masan Group, thu về 209 triệu USD. Như vậy KKR đã thu lãi gấp đôi chỉ sau hơn 1 năm đầu tư. Trước đó, KKR cũng đã có khoản đầu tư rất thành công vào một công ty con khác của Masan Group là công ty hàng tiêu dùng Masan Consumer.
Theo dữ liệu giao dịch, mức giá giao dịch thỏa thuận mà KKR mua vào hồi tháng 4/2017 là 42.000 đồng/cp còn giá bán ra là 89.200 đồng. Nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 59 triệu cổ phiếu và bán ra 55,8 triệu cổ phiếu Masan Group (MSN) trong phiên giao dịch ngày 5/10. Trong đó, lượng bán ra của KKR là 54,8 triệu cổ phiếu.
Bloomberg cũng cho biết quỹ đầu GIC của Chính phủ Singapore mua lại 1/2 số cổ phiếu Masan mà KKR bán ra. Tính đến cuối tháng 7/2018, GIC nắm giữ 52,6 triệu cổ phiếu MSN, tương đương 4,5% vốn điều lệ của Masan.
Mới đây, ngày 2/10, Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc đã chi ra gần 11.000 tỷ đồng để mua lại 110 triệu cổ phiếu quỹ của Masan Group với mức giá 100.000 đồng/cp. Sau giao dịch này, SK Group trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất nắm giữ 9,45% cổ phần của Masan Group.
Biến động giá cổ phiếu MSN trong 3 năm
Trương Lương
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
"Đại gia" Hàn Quốc rót gần 11.000 tỷ đồng mua cổ phiếu Masan trong sáng 2/10 Đây là giao dịch bán cổ phiếu quỹ của Masan cho SK Group - một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, linh kiện công nghệ cao, logistics và dịch vụ nhà đầu tư nước ngoài nhằm cơ cấu lại nguồn vốn, bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu của công...