[Quy tắc đầu tư vàng] Sức mạnh của giản đơn – Nên là cáo hay nhím trong đầu tư chứng khoán?
Những người thành công là những người chọn cho mình một con đường đúng đắn và gắn chặt đời mình lấy nó…
Truyện ngụ ngôn cáo và nhím
Trong rừng xanh, loài cáo vốn biết nhiều thứ, nhưng loài nhím chỉ biết một thứ lớn. Cáo vốn được biết đến là một loài khôn ngoan có thể nghĩ ra rất nhiều chiến lược phức tạp để lén tấn công nhím. Ngày qua ngày, cáo quẩn quanh hang nhím, chờ đợi thời cơ thích hợp để tấn công. Nhanh nhẹn, đẹp đẽ, khéo léo và có vẻ như sẽ chắc chắn thắng. Nhím – ngược lại vốn dĩ được biết tới là một loài thấp kém. Nó lạch bạch đi lại tìm kiếm thức ăn và chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày.
Một ngày như mọi ngày, cáo lặng lẽ chờ đợi tại một ngã ba đường. Nhím đang chăm chú lo việc của mình, đi ngay vào con đường cáo đang chờ. Cáo nghĩ “Ta sẽ bắt được mày”. Nó nhảy phóc ra, nhanh như chớp. Chú nhím bé nhỏ, cảm thấy nguy hiểm, nhìn lên và tự nghĩ: “Lại nữa rồi, chẳng nhẽ hắn không học được bài học gì sao?”.
Nhím cuộn tròn mình lại, trông như một quả cầu gai, các gai nhọn đâm ra tứ phía. Cáo đang nhảy tới, gặp sự tự vệ của nhím , phải ngừng ngay lại. Rút lui về chỗ cũ trong khu rừng, cáo lại nghĩ cách tấn công khác. Mỗi ngày cáo và nhím lại chiến với nhau vài lần, nhưng mặc dù cáo rất khôn ngoan, nhưng dẫu sao thì nhím luôn là người thắng cuộc. Bởi vốn dĩ trong cuộc sống, đôi khi biết nhiều thứ chưa chắc đã hay bằng biết một thứ nhưng tinh thông, suy tính nhiều mưu mô chưa hẳn đã thành công bằng việc tập trung vào một định hướng và kiên định với nó (trích Cổ tích Hy Lạp).
Bài học về việc kiên trì theo đuổi một phương pháp xuyên suốt phù hợp trong công cuộc đầu tư
Nếu có cơ hội lựa chọn, bạn sẽ làm cáo hay làm nhím?
Cáo xinh đẹp, khéo léo và thậm chí còn ma mãnh nữa. Do đó, hiển nhiên nhiều người sẽ lựa chọn con vật này; trong khi đó, nhím – một sinh vật có gai nhỏ thường sinh sống ở châu Âu, châu Á và châu Phi – thì hoàn toàn ngược lại: chúng vừa lề mề, không ồn ào và còn nhàm chán. Vậy rốt cuộc cáo và nhím thì liên quan gì đến sự thành công của một nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán vốn đầy rẫy điều khắc nghiệt?
Đây là một câu chuyện ngụ ngôn vui đi sâu vào khơi gợi bài học về Thuyết con Nhím (Hedgehog Concept) nhưng mỗi nhà đầu tư chứng khoán nên chú ý kỹ hơn, để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho riêng bản thân mình. Vốn dĩ tâm lý của nhà đầu tư thông thường cũng không khác nhiều so với loài cáo kia. Họ hy vọng thay đổi nhiều phương pháp, nghe theo nhiều nguồn tin sẽ khiến công cuộc đầu tư thành công hơn nữa mà không nhận thức một thực tại rằng “Kiên trì đi theo một phương pháp phù hợp mới là bậc thầy của mọi thành công”.
Trong câu chuyện ngụ ngôn, cáo dùng rất nhiều chiến lược mưu mẹo để bắt lấy nhím. Nó biết rình rập, tấn công, lại chạy nhanh và thậm chí còn biết giả chết. Ấy thế mà, hết lần này đến lần khác, cáo thường bị đánh bại, thân mình cắm chi chít gai. Sau tất cả, cáo vẫn không bao giờ hiểu được chuyện nhím chỉ biết làm thành thục một hành động, đó chính là tự vệ.
Video đang HOT
George Soros lấy câu chuyện ngụ ngôn này và đưa vào đời thực qua một bài phỏng vấn tạp chí của ông, ra mắt năm 1963, với tựa đề “The Hedgehog and the Fox”, theo đó ông phân loại nhà đầu tư thành hai nhóm chính : cáo và nhím.
Trong buổi chia sẻ quan điểm đầu tư ngày ấy, ông lập luận rằng cáo là loài động vật khéo léo và ma mãnh, luôn theo đuổi nhiều mục tiêu và lợi ích. Bởi chúng có quá nhiều mối quan tâm và chiến lược khác nhau, nên suy nghĩ của chúng thường bị xao nhãng và không tập trung. Do đó, trong dài hạn chúng khó mà đạt được một thành tích thật sự xuất sắc.
Trái lại, nhím tuy hơi chậm và thường ít được chú ý đến, nhưng lại có thể nhìn mọi việc theo cách đơn giản và tập trung vào một tầm nhìn bao quát nhất. Đó là cách tư duy giúp nhím ra quyết định và làm mọi thứ, và điều đó giúp chúng thành công bất chấp mọi điều kiện bất lợi.
Dường như câu chuyện muốn nhấn mạnh, sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu nhà đầu tư tập trung vào một phương pháp, và làm tốt điều đó. Bằng cách này, họ có thể đánh bại thị trường và trở thành những chiến binh thực sự vĩ đại trên đấu trường chứng khoán.
Lý Tiểu Long cũng đã từng đúc kết qua một câu ngạn ngữ quen thuộc “Tôi không sợ người học 1.000 cú đá, tôi chỉ sợ người tập một cú đá 1.000 lần”. Thông thường, mọi NĐT thành công sẽ luôn trung thành với một hệ thống giao dịch mà được chứng minh tính hiệu quả qua các chu kỳ của thị trường, họ chỉ nâng cấp lên để hệ thống hoạt động hiệu quả hơn qua thời gian chứ không bỏ đi hoàn toàn. Bởi họ hiểu rõ không có một chén thánh nào trong giao dịch cả, hệ thống giao dịch của mỗi người chỉ phù hợp trong một số điều kiện thị trường nhất định mà thôi.
Trong khi đó, những nhà đầu tư còn lại rất dễ mất kiên nhẫn khi thấy hệ thống giao dịch hiện tại không hiệu quả. Họ liên tục tinh chỉnh hoặc update hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng, hoặc bỏ hoàn toàn để theo đuổi một hệ thống giao dịch mới. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Một hệ thống khi chúng ta theo đuổi một cách lâu dài, dần dần chúng ta sẽ nhận ra được những ưu và khuyết điểm của nó từ đấy sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn.
Bởi vậy qua câu chuyện trên, hãy luôn ghi nhớ đầu tư chứng khoán là một khoản đầu tư lâu dài. Chúng ta có thể lời hay lỗ trong các lần giao dịch nhưng chuyện gì sẽ xảy ra về sau mới là điều quan trọng. Đầu tư chứng khoán – không phải là “một viên thuốc thần kỳ” giúp cho chúng ta trở nên giàu có một cách nhanh chóng, nó cần có thời gian để cho ta tích luỹ và làm giàu. Nên đừng vì một, hai giao dịch lời, lỗ mà tâm lý trở nên hưng phấn hay bi quan. Mà hãy cố gắng theo đuổi một phương pháp đầu tư lâu dài mà bản thân thấy thích hợp nhất, để có thể giúp ta kiếm được tiền và thành công hơn nữa trên thị trường đầy gian truân này.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
[Quy tắc đầu tư vàng] Bạn nghĩ một nhà quản lý quỹ theo phong cách truyền thống sẽ làm gì khi thị trường lao đốc?
Curtis Macnguyen, một con người thích thử thách, ham mê trò chơi đánh cược liên quan đến rủi ro nhưng nhìn ở một góc độ khác, ông lại là một nhà quản lý quỹ theo kiểu chắc chắn và mang phong cách cổ điển. Và chính nhờ việc tuân thủ theo nguyên tắc đầu tư bị đánh giá là "cổ lỗ" ấy, Ivory Investment Management của Macnguyen từng mang về tỷ suất sinh lời gấp đôi S&P 500.
Tháng 4/2015, Bloomberg đã thực hiện một bài viết về chân dung của Curtis Macnguyen - người sáng lập và điều hành của Ivory Investment Management - một quỹ đầu tư quản lý 3,6 tỷ USD tài sản khi đó, trước khi quỹ này bị mua lại bởi Affiliated Managers Group. Câu chuyện này được đặt tựa đề là "Chân dung một nhà quản lý quỹ theo phong cách truyền thống".
Macnguyen sinh ra tại vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa vào năm 1968, trước khi gia đình ông chuyển đến Philippine, rồi một trại quân sự ở Arkansas, cuối cùng đặt chân đến Hyde Park - New York. Ngay từ nhỏ, người đàn ông có dáng vẻ nghiêm túc này lại rất thích những trò đặt cược.
Macnguyen sở hữu một sân tennis tại sân sau nhà ở khu Brentwood, ngoại thành Los Angeles, nơi diễn ra các trận đấu giữa ông và các đấu thủ chuyên nghiệp bản xứ. Tuy nhiên ông chưa bao giờ chơi mà không có chút tiền cược, dù nhỏ nhất. Những khoản tiền cược, theo Macnguyen, có thể tăng sức chiến đấu của ông trong cuộc chơi.
Dù vậy, trái với tính cách của một con người thích thử thách, ham mê trò chơi đánh cược liên quan đến rủi ro, Macnguyen theo một góc độ khác lại là một nhà quản lý quỹ theo phong cách truyền thống - chắc chắn và không mạo hiểm.
Quỹ đầu tư Ivory Investment Management do ông sáng lập và đứng đầu, nhờ cách thức đầu tư này mà từng đạt tỷ lệ sinh lới gấp đôi chỉ số S&P 500, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ. Và tất nhiên, không cần một bảng quy tắc dài hàng trang giấy, nguyên tắc đầu tư của Macnguyen chỉ gói gọn trong 3 điều cơ bản.
1. Lợi nhuận không phải là tất cả
Macnguyen khởi đầu công việc đầu tư tại Ngân hàng Morgan Stanley ở New York rồi sau đó chuyển sang tại Gleacher & Co do Eric Gleacher sáng lập.
Nhờ việc Julian Robertson thuê Eric Gleacher bán cổ phần của ông trong Tiger Management, công ty do chính ông sáng lập mà Macnguyen biết đến hoạt động của các quỹ đầu tư. Khi đó, ông và những đồng nghiệp đã kêu gọi Eric Gleacher tạo một quỹ đầu tư như thế trong ngân hàng nhưng không được đồng ý. Đến tháng 11/1998, Macnguyen quyết định thành lập quỹ đầu tư Ivory Investment Management với quy mô ban đầu 3.5 triệu USD. Và đến cuối năm 2014, quỹ đầu tư này đã mang lại lợi nhuận 346% tương đương 9.7%/năm, gấp đôi lợi nhuận 139% của chỉ số S&P 500.
Trong khi các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến một thứ duy nhất là lợi nhuận thì Mac Nguyen lại tập trung vào sự cân bằng hiệu quả giữa rủi ro và lợi nhuận. Điều này được so sánh thông qua chỉ số hiệu quả quản lý (ER), trong đó lấy lợi nhuận thường niên chia cho tỷ lệ rủi ro hàng năm. Nếu ER càng cao thì chứng tỏ hoạt động của công ty càng hiệu quả. Ivory Optimal có ER là 1,65 vào tháng 12/2014, cao hơn mức 1,31 của quỹ Pershing Square International thuộc tỷ phú Bill Ackman.
Với chiến lược cân bằng lệnh mua bán trên thị trường, chỉ có bình quân 1/5 số tiền của nhà đầu tư trong quỹ đầu tư này có khả năng bị lỗ. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 100% có khả năng lỗ theo lý thuyết trong chỉ số S&P 500.
Theo Mac Nguyen, nhà đầu tư thường không hay để ý đến những quỹ tài chính cân bằng lợi nhuận-rủi ro khi thị trường đi lên. Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường sẽ không tăng trưởng mạnh như trước đây và khi đó những quỹ này sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn.
Nhờ nguyên tắc này mà khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm, quỹ đầu tư của Macnguyen có lãi không nhiều hoặc thua lỗ cũng rất ít. Nhưng khi thị trường tăng điểm thì giá trị danh mục đầu tư thường tăng mạnh hơn.
Bài học rút ra là lợi nhuận là thứ quan trọng để đánh giá một quyết định đầu tư có hiệu quả hay không, nhưng lợi nhuận nhiều hay ít lại là một câu chuyện khác. Đầu tư không phải một trận đánh chớp nhoáng, đó là một cuộc chiến dài hơi mà trên chiến trường đó, thắng một trận không có nghĩa bạn là người làm chủ tất cả. Khi thị trường lên, những người lãi lớn có thể khiến bạn ghen tị, nhưng khi đà giảm xuất hiện có thể bạn sẽ cảm thấy may mắn khi không mất nhiều tiền như họ. "Bạn không thể biết ai đang bơi mà không mặc quần cho đến khi thủy triều xuống", một trong những câu nói để đời của nhà đầu tư huyền thoại Warran Buffet.
2. Không theo số đông
Một trong những quan điểm đầu tư của Macnguyen là nhà đầu tư dễ mắc sai lầm khi mua cổ phiếu mà hầu hết thuộc sở hữu của các tổ chức đầu tư tài chính.
Theo nhà quản lý quỹ này, những cổ phiếu loại đó thường đắt đỏ và có nhiều người mua, nhưng cũng sẽ dễ bị các quỹ đầu tư từ bỏ một cách bất ngờ. Ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các quỹ đầu tư đã đổ tiền vào cổ phiếu ngành năng lượng và hàng hóa chính. Nhưng khi khủng hoảng năm 2008 diễn ra, những tổ chức tài chính này buộc phải bán tài sản nhằm hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư đang hoảng sợ bởi tình hình thị trường, giá cổ phiếu những ngành trên đã giảm mạnh hơn mức giảm chung.
Tất nhiên, việc chọn một cổ phiếu sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, đó có thể là những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật hay những yếu tố nội tại của doanh nghiệp, thay vì chỉ nhìn vào việc ai đang nắm giữ cổ phiếu đó. Tuy nhiên, nguyên tắc của Macnguyen là cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, và yếu tố đó là một trong những rủi ro mà ông quan tâm.
3. Mua những cổ phiếu đã giảm mạnh từ mức đỉnh
Với Macnguyen, ông và nhóm phân tích cùng làm việc có một nguyên tắc trong việc chọn lựa cổ phiếu là luôn tìm những cái tên đang bị thị trường định giá thấp và cho rằng, sẽ có ngày thị trường định giá đúng trở lại với cổ phiếu đó.
Macnguyen thường tìm kiếm các loại cổ phiếu đang trượt giá khoảng dưới 50% của hai năm kể từ mức đỉnh nhưng không thấp hơn 20% so với những đáy gần thời điểm hiện tại nhất. Sau khi tìm được một cổ phiếu phù hợp, Macnguyen và nhóm phân tích của ông nghiên cứu sâu vào công ty đó, tìm hiểu, đến thăm và rà soát thu nhập của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư.
Công ty Boston Scientific là một ví dụ. Cổ phiếu của công ty này nằm trong danh sách đầu tư của Macnguyen năm 2012 sau khi giảm giá từ 14 USD xuống 6 USD vào năm 2008. Khi cổ phiếu này giảm giá, Ivory Investment Management đã phân tích và nhận ra doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn từ năm 2006, nguyên nhân là Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấm doanh nghiệp bán những sản phẩm mới của mình trừ khi giải quyết xong những rắc rối trong sản xuất. FDA dỡ bỏ lệnh cấm này năm 2010 nhưng công ty vẫn thua lỗ. Vào năm 2012, Ivory bắt đầu mua cổ phiếu của Boston. Đến năm 2013, doanh thu của công ty này dần được ổn định lại và cổ phiếu tăng giá từ 6 USD lên 12 USD. Đóng cửa phiên 9/4/2014, giá cổ phiếu đã ở mức 18.10 USD.
Môt trương hơp nưa vào năm 2012, Macnguyen đã mua cổ phiếu của công ty sản xuất chip nhớ, Micron Technology với giá 6 USD. Va đên 09/04/2012, kết thúc phiên giao dịch, giá cố phiếu nay đạt 27.82 USD và Ivory sở hữu 2 triệu cổ phiếu.
Bài học ở đây là không phải cố phiếu nào giảm mạnh cũng có vấn đề. Có thể do yếu tố thị trường, sự lo ngại thái quá của nhà đầu tư vào việc chững lại của hoạt động kinh doanh. Khi bạn tìm ra được những doanh nghiệp bị định giá thấp, đó cũng giống như việc tìm ra một món hàng tốt trong một khu chợ thanh lý tài sản với giá rẻ mạt, cơ hội sẽ đến khi mọi người nhận ra giá trị thực của nó. Bởi vậy là trên thị trường mới có câu nói "không có cổ phiếu tốt hay xấu, chỉ có cổ phiếu làm mất tiền hoặc mang lại tiền".
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
[Quy tắc đầu tư vàng] Đầu cơ không xấu, vấn đề là bạn quản lý nó như thế nào John Arnold một thiên tài đầu cơ trong lĩnh vực năng lượng đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ tuân thủ một cách nghiêm túc chiến lược đầu tư của mình. John Arnold ngồi tại một chiếc bàn hội nghị trong tòa nhà chính phủ ở Washington D.C vào tháng 8/2009, vặn vẹo bàn tay và xoay xoay chiếc nhẫn cưới trong lúc...