Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF): Rộng cửa cho bài toán vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Giữ vai trò nền tảng cho hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn được tiếp cận đúng đúng thời điểm sẽ là bước đà mạnh mẽ để doanh nghiệp phát triển và bứt phá thành công.
Lễ ký kết Hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ( SMEDF) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) .
Từ áp lực về bài toán vốn của doanh nghiệp…
Số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, 11 tháng của năm 2019, cả nước có thêm 163.589 doanh nghiệp (tăng 6,8% so với cùng kỳ 2018), bao gồm: 126.721 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 4,5%) và 36.868 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 15,7%). Trung bình mỗi tháng có 14.872 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp, Việt Nam đạt kỷ lục về tăng trưởng doanh nghiệp. Kết quả này đến từ những điều kiện thuận lợi khi Việt Nam bắt đầu hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có môi trường kinh doanh ngày càng thuận tiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, nên phải đối diện nhiều khó khăn, rủi ro.
Theo báo cáo từ Công ty Nghiên cứu thị trường InsightAsia, trong số các khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, vốn được đặt lên cao nhất. Có 62% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ gặp khó về nguồn vốn, chủ yếu để đầu tư nhà xưởng, máy móc… Khó khăn về nguồn khách hàng đứng thứ 2 với 60%, khó khăn về nhà xưởng cũng có 55% người được khảo sát chỉ ra.
Trong khi đó, một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, gần 1/3 không thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng và 1/3 doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Tới “cánh cửa” tiếp cận nguồn vốn hiệu quả từ SMEDF
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, có nhiều lý do ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể kể đến như: khó khăn trong hoàn thiện thủ tục hành chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu kế hoạch kinh doanh và chính sách của ngân hàng chưa phù hợp.
Do đó, trước đây, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp khó khăn trong việc chứng minh năng lực tài chính để đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng, các phương án trả nợ chứa đựng nhiều rủi ro, không đủ thuyết phục với các tiêu chí của ngân hàng…
Video đang HOT
Phải đến thời gian gần đây, khi một số giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình tiếp cận vốn vay được triển khai, lời giải cho việc tiếp cận vốn để phát triển và bứt phá mới được thực hiện. Một trong số đó, đáng kể nhất phải nhắc tới là Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) – một mô hình quỹ tài chính ngoài ngân sách được Thủ tướng thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013.
SMEDF là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được Thủ tướng quyết định thành lập. Tính đến hêt tháng 12/2018, đã có trên 1.600 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thông tin về hoạt động của Quỹ. SMEDF đã chấp thuận ủy thác cho ngân hàng đê giải ngân cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sô tiên 149,8 tỷ đồng.
Nhờ dòng vốn giải ngân (theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các ngân hàng thương mại) từ SMEDF, nhiều dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp vốn, góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, với các hoạt động hô trợ tăng cường năng lực do Quỹ thực hiện, nhiều doanh nghiệp đã có bứt phá khi cải thiện được mô hình quản trị cũng như xây dựng được các chiến lược phát triển thị trường một cách rõ rệt.
“Nhờ dòng vốn giải ngân (theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các ngân hàng thương mại) từ SMEDF, nhiều Dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp vốn, góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.”
SMEDF đóng vai trò cung cấp “vốn mối” để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước. Đến nay, nhiều định chế tài chính, các quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại đã quan tâm quan tâm, chung tay, hướng sự chú ý đến khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đang còn yếu và thiếu vốn. Qua đó, góp phần tác động thay đổi “khẩu vị” rủi ro tín dụng: chuyển từ việc đề cao tiêu chí tài sản bảo đảm sang chú trọng đánh giá năng lực nội tại của doanh nghiệp (triển vọng phát triển, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp, tính minh bạch thông tin tài chính…).
Đây là hiệu quả bước đầu của quá trình triển khai chính sách của Nhà nước trong việc từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận tín dụng. Đặc biệt, với những thay đổi gần đây, Quỹ đang tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay và các điều kiện cho vay để doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.
Nghị định sô 39/2019/NĐ-CP vê tô chức và hoạt động của Quỹ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019, đã đánh dấu sự chuyển mình của Quỹ với nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo Nghị định, Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 2.000 tỷ đồng. Quỹ thực hiện chức năng: cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và tiếp nhận, quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, để hô trợ doanh nghiệp sử dụng nguôn vôn hiệu quả, Quỹ thực hiện các hoạt động hỗ trợ như tổ chức hội thảo, truyền thông, đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, thương mại, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu….
Trong đó, điểm đáng chú ý nhất là việc doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn của Quỹ với mức lãi suất thấp hơn của các ngân hàng thương mại và không thay đổi trong thời hạn vay vốn thông qua hình thức cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp qua các ngân hàng thương mại.
Theo đó, mức lãi suất cho vay ngắn hạn là 4,16%/năm, lãi suất cho vay trung hạn là 6,0%/năm và lãi suất 6,0%/năm cho dự án vay dài hạn. Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tông mức cho vay của Quỹ đôi với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không vượt quá 15% vốn điêu lệ thực có của Quỹ, thời hạn cho vay tối đa không quá 7 năm.
Ngày 6/12/2019, SMEDF đã tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để bắt đầu triển khai hoạt động cho vay gián tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng BIDV đã nhanh chóng phổ biến, triển khai chương trình cho vay của Quỹ đến toàn hệ thống của ngân hàng trên toàn quốc.
Quỹ đang đàm phán, dự kiến sẽ ký Hợp đồng khung cho vay gián tiếp với các ngân hàng thương mại có uy tín để mở rộng mạng lưới ngân hàng nhận vốn cho vay gián tiếp. Việc lựa chọn và ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp với các ngân hàng dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12/2019, hướng đến việc có khoản giải ngân đầu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2019.
Đối với hoạt động cho vay trực tiếp, tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ đang tập trung hoàn thiện quy trình nghiệp vụ đối với chức năng cho vay trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, đồng thời trao đổi với một số đối tác quốc tế về việc hỗ trợ Quỹ xây dựng khung quy chế cho hoạt động tài trợ vốn, vì đây là một chức năng mới, mô hình thành công tại Việt Nam chưa nhiều. Quỹ dự kiến bắt đầu triển khai hoạt động cho vay trực tiếp từ Quý I/2020 và hoạt động tài trợ vốn từ Quý III/2020.
Bộ giải pháp tài chính mới sẽ là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những người cần được khuyến khích đầu tư nhưng lại ít tài sản, sẽ góp phần tích cực trong việc tăng trưởng đầu tư và phát triển kinh tế tại địa phương.
Thành Duy
Theo baodautu.vn
Tăng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đây là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong cuộc tọa đàm về các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, diễn ra ngày 27-11.
Lãi suất cho vay xuống 5,5%
Với 196.689 khách hàng còn dư nợ, tổng số vốn mà ngành ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vay tăng 12,9% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ đối với DNNVV hoạt động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 41%; DNNVV hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ 54%; DNNVV hoạt động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 5% trên tổng dư nợ.
Đáng chú ý, với số tiền cho vay nói trên, tính đến cuối tháng 9-2019, dư nợ tín dụng đối với DNNVV tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (9,4% so với cuối năm 2018) và cao hơn cùng kỳ năm 2018.
"Trong điều kiện DNNVV ít có khả năng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, các nguồn vốn hỗ trợ có nguồn từ ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ quốc tế còn hạn chế thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh tài trợ vốn chủ yếu cho DNNVV phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh"- NHNN thông tin.
Dư nợ tín dụng DNNVV tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.
Được biết, theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2020 được Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 24-10-2019, chỉ số tiếp cận tín dụng là 1 trong 5 chỉ số được nâng hạng, tăng 5 điểm và tăng 7 bậc so với báo cáo trước (vượt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP là tăng ít nhất 1 bậc trong năm 2019), đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Brunei), đứng 25/190 nền kinh tế - vượt mục tiêu đề ra.
Để giúp các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm DNNVV, như: BIDV triển khai các chương trình, gói tín dụng đối với DNNVV với tổng quy mô các gói lên tới 90.000 tỷ; Hay ACB triển khai các chương trình, gói tín dụng đối với DNNVV với tổng quy mô các gói lên tới 10.000 tỷ; Tương tự, VPB cũng triển khai nhiều chương trình, gói tín dụng đối với DNNVV.
Khơi thông dòng vốn: Cần chính sách đồng bộ
Tuy nhiên, con số gần 1,5 triệu tỷ đồng nghe có vẻ lớn, nhưng so với lực lượng DNNVV chiếm tới 90% số lượng DN đang hoạt động trên cả nước, số tiền đó chưa đủ để vực dậy nhóm DN chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh này.
Phần lớn các DNNVV vẫn gặp các rào cản khi tiếp cận vốn tín dụng. Xác định được mục tiêu là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho họat động sản xuất kinh doanh, NHNN cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tiền tệ, tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của các DNNVV; đồng thời, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, trong đó có các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV thông qua các loại hình Quỹ như Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV.
Song, để triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Chính phủ nhằm phát huy hơn nữa vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, NHNN cho rằng, cần phải có hệ thống các chính sách đồng bộ để khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển; đồng thời, cần có sự phối hợp nhịp nhàng từ các cơ quan, bộ, ngành, hiệp hội và bản thân các DN.
Cơ quan này đề ra 5 giải pháp như: Các bộ, ngành sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV, bảo đảm các chính sách hỗ trợ DNNVV được triển khai đồng bộ, có hiệu quả. UBND các tỉnh, thành phố tích cực triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNNV quy định tại Luật hỗ trợ DNNVV và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. Phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong việc triển khai chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp...
Hà An
Theo cand.com.vn
Vietcombank giảm đồng loạt lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ kinh doanh Đối với các khoản vay thuộc lĩnh vực ưu tiên của các doanh nghiệp Vietcombank giảm xuống mức tối đa là 5,0%/năm đối với cho vay ngắn hạn hiện hữu. Giao dịch tại Vietcombank. (Ảnh: CTV) Bám sát chủ trương của Chính phủ và định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung tháo gỡ...