Quý ông kiếm con nhờ thuốc Đông y
Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
Tài xế 33 tuổi kể, anh lấy vợ khá sớm, sau gần hai năm vẫn chưa có tin vui. Vợ chồng lục đục, chịu áp lực từ nhiều phía nên đã ly hôn. Năm 2011, anh cưới vợ mới và mong đợi sẽ sớm hưởng niềm vui làm bố. Thế nhưng, suốt hơn một năm hai vợ chồng cùng tẩm bổ, canh ngày để tăng cơ hội thụ thai mà vẫn chưa có em bé.
Khi đó, anh làm xét nghiệm tinh dịch đồ thì nhận kết quả chất lượng tinh trùng rất kém, tỷ lệ tiến tới là 0%, điều trị tại một bệnh viện phụ sản lớn. “Uống thuốc rồi mỗi tuần đi khám và kiểm tra lại tinh dịch đồ một lần. Kết quả lần nào cũng như nhau, chẳng có gì tiến triển”, anh Trung kể. Sau gần một năm chữa trị, anh chán nản và hai vợ chồng bàn với nhau làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Cuối năm 2013, vợ chồng anh làm xong hồ sơ hỗ trợ sinh sản nhưng bác sĩ khuyên ăn Tết xong thực hiện cho thoải mái. Trong thời gian này anh được người quen giới thiệu một lương y chữa vô sinh. “Tôi không tin hiệu quả thuốc Đông y lắm nhưng mẹ tôi cứ động viên mãi. Tôi đi khám, bốc 7 tháng thuốc về uống để mẹ vui chứ không hy vọng gì”, anh Trung kể.
Niềm vui bất ngờ đến với gia đình vào ngày 27 Tết năm ngoái, vợ anh đậu thai. “Không thể tả cả gia đình tôi vui như thế nào”, anh thổ lộ.
Lương y Phó Hữu Đức đang khám cho một bệnh nhân chữa vô sinh thứ phát do tinh trùng yếu. Ảnh: MT.
Vợ chồng chị Thơm (Ninh Hiệp, Bắc Ninh) cũng vừa đón đứa con trai đầu lòng trong niềm hân hoan của đại gia đình, sau thời gian mong ngóng. Vợ chồng chị Thơm kết hôn gần một năm vẫn chưa có con, chị đi khám thì biết mình bị hội chứng buồng trứng đa nang. Chị uống thuốc bắc 3 tháng thì vòng kinh đều, niêm mạc tử cung cũng tốt lên, đủ điều kiện thụ thai song vẫn không có em bé như mong đợi. Chồng chị Thơm đi khám phát hiện chất lượng tinh trùng không tốt, tỷ lệ tiến tới nhanh chỉ 6%.
Chồng chị Thơm to cao, sức khỏe tốt nên chưa bao giờ nghĩ có trục trặc về sinh sản. Chị rủ anh tới khám và lấy thuốc ở nơi chị chữa buồng trứng đa nang. Uống thuốc Đông y gần một tháng, chồng chị đi xét nghiệm lại thì chất lượng tinh trùng đã khá hơn, tỷ lệ tiến tới nhanh là 25%. Hơn một tháng sau, chị có thai và nay đã có một bé trai kháu khỉnh.
Video đang HOT
Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân vô sinh ở nam giới. G iá trị của một tinh dịch đồ bình thường là: Thể tích tinh dịch 2 ml, mật độ tinh trùng 20 triệu/ml, hình dạng bình thường: 30%, tỷ lệ tinh trùng sống 75% và đặc biệt là ít nhất phải có 25% tinh trùng di động tiến tới nhanh. Những trường hợp nam giới có kết quả tinh dịch đồ dưới mức bình thường này thường khó thụ thai.
Lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết ông từng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nam tinh trùng yếu, với tỷ lệ tinh trùng tiến tới nhanh dưới 10%, có người chỉ 1-2%, thậm chí 0%.
Ông Đức cho biết, số lượng và chất lượng tinh trùng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố từ môi trường, lối sống, công việc… Trong đời sống xã hội hiện đại, việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất hay ngồi nhiều, tiếp xúc với các hóa chất độc hại là điều kiện không tốt cho sinh sản của nam giới. Nhiều người sau khi chữa vô sinh, uống thuốc giúp cải thiện tình trạng tinh trùng nhưng vẫn có thể mắc lại khi điều kiện sống không thay đổi.
Trường hợp của anh Lê Văn Hiên, 36 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) là một điển hình. Trở lại phòng khám Đông y để lấy thuốc cải thiện chất lượng tinh trùng, anh Hiên cho biết 3 năm trước, anh từng điều trị tại đây. Ngày đó, vợ chồng anh sau 4 năm kết hôn mới quyết định sinh con. Để chuẩn bị cho việc có em bé, cả hai vợ chồng cùng đi khám sức khỏe sinh sản. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy, số lượng tinh trùng của anh bình thường nhưng chất lượng rất kém, với chỉ 2% tinh trùng tiến tới nhanh. Lúc đó, gặp thầy thuốc, anh cho rằng mình “rất khỏe” và có lẽ có kết quả “yếu” này là do anh đang sử dụng kháng sinh.
Vì mong mỏi có con, anh vẫn uống thuốc Đông y. “Hồi đó lấy thuốc xong là tôi và vợ phải sang Nhật ngay để tiếp tục học tập và làm việc. Tôi mang thuốc theo và uống một tháng thì tháng sau vợ có tin vui. Con trai chúng tôi giờ được hơn hai tuổi rưỡi”, anh Hiên kể.
Con trai đầu được hơn một năm, cả hai vợ chồng đều có tuổi nên anh chị muốn sinh luôn con thứ hai. Lần này không thực hiện biện pháp kế hoạch nào suốt gần một năm, vợ anh vẫn chưa đậu thai. Về nước, anh lại tìm tới phòng khám Đông y lần trước để kiểm tra và nhờ lương y bốc thuốc. Anh được khuyên nên tới một cơ sở uy tín để xét nghiệm lại tinh dịch đồ. Kết quả cho thấy, số tinh trùng tiến tới nhanh của anh chỉ 1%.
“Tôi là dân công nghệ thông tin, vừa học vừa làm tại Nhật nên khá áp lực, căng thẳng. Hằng ngày,thời gian ngồi trước màn hình máy tính toàn trên 10 tiếng, chuyện 12h đêm mới rời cơ quan về nhà là thường xuyên”, anh Hiên kể. Theo lương y Phó Hữu Đức, đây có lẽ là một phần nguyên nhân khiến chất lượng tinh trùng của anh bị suy yếu trở lại.
Lương y Đức cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến tinh trùng yếu, như lạm dụng rượu bia, thuốc lá, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, lo lắng căng thẳng trong công việc, buồn phiền, xung đột trong quan hệ vợ chồng, thừa cân hoặc quá thiếu cân, vệ sinh hằng ngày không phù hợp làm tăng nhiệt độ tinh hoàn như mặc quần bó sát liên tục, tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao, ngồi quá nhiều, từng sinh hoạt tình dục quá độ, có các bệnh lý đường sinh dục, giãn tĩnh mạch thừng tinh, suy tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn…
Lương y cho hay, để điều trị yếu tinh trùng, nam giới ngoài việc dùng thuốc, cần phải kết hợp thay đổi lối sống, hạn chế thức khuya, ngồi nhiều, kiêng bia, rượu, thuốc lá, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Theo ông, ngoại trừ các bệnh lý bẩm sinh và di chứng nặng nề của một số bệnh như tinh hoàn ẩn, tắc ống dẫn tinh, teo tinh hoàn do quai bị… cần sự can thiệp nội, khoại khoa của tây y, thì Đ ông y thực sự rất hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, nhất là với các trường hợp do vấn đề nội tiết.
Theo đông y, thận sinh tủy, tủy sinh tinh, đảm bảo việc duy trì nòi giống. Tinh trùng yếu là do chứng dịch thủy thận khí và nội âm thoát dương hư. Việc bốc thuốc cho bệnh nhân dựa vào thể tạng và bệnh lý của từng người, không ai giống ai, tùy thuộc vào tình trạng bệnh hư hay thực (do bẩm sinh hay mắc phải), các yếu tố tác động đến (do môi trường sống, chế độ ăn uống hay điều kiện làm việc)… từ đó người thầy thuốc mới quyết định bổ sung căn khí, ôn thận, bổ thận…
“Tinh trùng yếu cần phải biết rõ tình trạng và nguyên nhân bệnh mới điều trị đúng được. Nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng cứ ‘yếu’ là dùng các vị bổ thận, tráng dương như ba kích, nhục thung dung thì có tác dụng. Thực chất, mỗi cá thể có vấn đề riêng và cần thuốc phù hợp. Thuốc Đông y sẽ hiệu quả nhất với các trường hợp yếu tinh trùng do thận hư, tây y gọi là không hoặc kém sản xuất testosterone”, lương y Đức nói.
Theo VNE
Rau quả Trung Quốc: Bí hiểm "chất lạ"
Có đến 2.000 hóa chất bảo vệ thực vật, bảo quản rau quả được sử dụng nhưng các labo xét nghiệm ở Việt Nam mới chỉ "đọc tên" được hơn 600 loại. Nhiều "chất lạ" trong rau quả được tiêu dùng phổ biến không thể định danh vì thiếu chất thử
Quả lê để 5 tháng nhưng chỉ hơi héo mà PGS-TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, công bố mới đây khiến dư luận càng thêm lo ngại về các chất độc hại trong trái cây Trung Quốc.
Coi chừng sản phẩm "đẹp mã"
PGS-TS Phạm Xuân Đà cho biết ông mua trái lê Trung Quốc này ở Hà Nội và để trong môi trường bình thường. Sau 5 tháng, trái lê chỉ héo một chút. Điều đáng lo ngại là, theo ông Đà, để kiểm nghiệm xác định quả lê chứa chất gì mà có thể tươi lâu như vậy lại không hề dễ dàng.
Đây không phải lần đầu tiên những thông tin về rau quả Trung Quốc chứa "chất lạ" khiến dư luận hoang mang. Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông từng phát hiện một mẫu lê nhập từ Trung Quốc chứa dư lượng thuốc trừ sâu Endosulfan. Đây là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên Hiệp Quốc bởi độc tính cao, có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Đối với rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc, táo là một trong những loại khiến người tiêu dùng lo ngại hơn cả. Táo Trung Quốc vốn "đẹp mã", ăn giòn, ngọt nhưng là loại trái cây tù mù về chất lượng nhất. Mới đây, chị Bùi Kim Oanh - ngụ phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội - mua 2 kg táo Trung Quốc về ăn. "Nhiều quả khi bổ ra thì hạt đã mốc xanh hoặc mục thối, trong khi vỏ ngoài vẫn trơn láng, ruột giòn tươi. Không hiểu người ta dùng chất bảo quản gì mà quả táo trông bên ngoài vẫn tươi ngon nhưng phần hạt lại đáng sợ như vậy. Tôi thử để táo ở môi trường tự nhiên cả tuần lễ nhưng chỉ thấy quả thâm hơn, còn khi bổ ra ruột vẫn giòn và ngọt" - chị băn khoăn.
PGS-TS Phạm Xuân Đà cho biết tình trạng rau quả Trung Quốc nghi chứa hóa chất bảo quản độc hại đã xuất hiện từ rất lâu, cơ quan chức năng nhiều lần lấy mẫu để kiểm tra nhưng không phát hiện gì bất thường vì không đủ phương tiện và căn cứ để đọc tên hóa chất ấy. Hiện nay, có đến 2.000 hóa chất bảo vệ thực vật, bảo quản rau quả được sử dụng nhưng labo trong nước chỉ có chất thử và phương pháp định danh khoảng 600 loại.
"Nếu không thống nhất về chất thử và phương pháp thử, kết quả sẽ không chính xác. Không định danh được "chất lạ" đó là gì thì sẽ không biết được nguy cơ khi dùng rau quả chứa các chất ấy. Hiện labo của Viện Kiểm nghiệm quốc gia về an toàn và vệ sinh thực phẩm đang dùng máy sắc ký lỏng khối phổ hiện đại, mỗi lần quét có thể được 300-400 chất. Tuy nhiên, đây chỉ là những chất có trong danh mục cần kiểm soát. Còn nếu rau quả được tẩm các chất mới, chất lạ để bảo quản thì rất khó phát hiện. Bởi lẽ, về nguyên tắc thì phải có chất chuẩn mới định danh được chất bảo quản" - ông Đà phân tích.
Nhập hàng ngàn tấn mỗi ngày
Theo số liệu của UBND tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm đến tháng 9-2014, đã có 235.000 tấn rau quả các loại nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh, trung bình mỗi ngày 700-1.000 tấn. Các loại rau quả nhập nhiều gồm: quýt: hơn 20.000 tấn, cam tươi: 20.000 tấn, táo: 11.500 tấn, dưa hấu: gần 2.000 tấn, xoài: 900 tấn, mận: 94 tấn, bưởi: 30 tấn, tỏi: khoảng 94.000 tấn, cà chua: 46 tấn, hành tây: 27.000 tấn, cà rốt: 7.000 tấn, nấm tươi: 3.000 tấn...
Riêng mặt hàng táo, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập gần 38.600 tấn, chủ yếu từ Trung Quốc, Mỹ, New Zealand, Úc, Canada. Trong đó, táo Trung Quốc đứng đầu về số lượng nhập khẩu, chiếm gần 60%. Dù có không ít lo ngại về chất bảo quản trong sản phẩm táo Trung Quốc nhưng lượng tiêu thụ của loại trái cây này vẫn rất lớn. "So với táo nhập khẩu từ các nước khác thì táo Trung Quốc có giá rất mềm, chỉ 20.000- 30.000 đồng/kg, rẻ hơn táo Úc, Mỹ 2-3 lần" - bà Nguyễn Thị Vân, tiểu thương chợ Long Biên (Hà Nội), so sánh.
Trước những băn khoăn về tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản trong rau quả Trung Quốc, mới đây, Bộ Y tế đã lấy 15 mẫu dưa hấu, lê và táo tại cửa khẩu Tân Thanh ở tỉnh Lạng Sơn để xét nghiệm. Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, ngoài số mẫu trái cây này, cơ quan chức năng đang tiếp tục lấy thêm nhiều mẫu tại các chợ ở Hà Nội, cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai và một số tỉnh, thành khác kiểm nghiệm để có thể đánh giá tổng thể về rau quả nhập khẩu.
Ông Trung cho biết theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, không chỉ rau quả Trung Quốc xuất sang Việt Nam được tẩm các chất bảo quản. Ngay cả trái cây của Việt Nam được Trung Quốc nhập về trước khi đem bán cũng xử lý bằng quy trình tương tự. Chỉ có điều, hàm lượng hóa chất sử dụng vào lô hàng xuất sang Việt Nam là bao nhiêu, đó là chất gì thì vẫn chưa rõ.
Theo Ngọc Dung
Người lao động
Hà Tĩnh: Chữa thành công bệnh viêm tắc động mạch chi bằng thuốc Đông y Tôi quyết tâm nghiên cứu, thử nghiệm thuốc đông y chữa chứng bệnh viêm tắc động mạch hơn 10 năm qua", ông Ngọ cho biết. Bà Đinh Thị Hòa đến nhà ông Ngọ để kiểm tra sức khỏe định kỳ Theo ông Ngọ, bài thuốc chữa bệnh viêm tắc động mạch chi hiện được ông giữ bí quyết như là thuốc gia truyền....