Quỹ ngoại quyết thoái sạch vốn khỏi công ty của Shark Thuỷ
Sau khi bán thành công 2,9 triệu cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings, quỹ ngoại đến từ Hàn Quốc quyết tâm thoái sạch vốn tại Công ty khi tiếp tục đăng ký bán ra 2,2 triệu cổ phiếu.
Hai quỹ thuộc Valuesystem Investment Management có liên quan đến Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Apax Holdings – Jung Sang Ho vừa đăng ký bán hơn 2,2 triệu cổ phiếu IBC để cơ cấu danh mục đầu tư.
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong thời gian từ ngày 2/7 đến 31/7. Nếu giao dịch thành công, tổ chức này giảm sở hữu tại Apax Holdings xuống còn 9 cổ phiếu.
Trước đó, từ ngày 29/5 đến ngày 26/6, nhóm quỹ Valuesystem Investment Management đã bán thành công gần 2,9 triệu cổ phiếu IBC trong số 5,1 triệu cổ phiếu như đã đăng ký theo phương thức thỏa thuận, do điều kiện thị trường không phù hợp.
Sau giao dịch trên, Private Investment Fund giảm sở hữu tại IBC từ 6,3% xuống còn 2,76% và không còn là cổ đông lớn của Apax Holdings.
Video đang HOT
Quỹ ngoại muốn bán hơn 2 triệu cổ phiếu IBC.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch 30/6, cổ phiếu IBC giảm nhẹ 0,21% so với tham chiếu xuống mức 23.700 đồng/cp. Ước tính với mức thị giá này, quỹ ngoại Hàn Quốc dự kiến sẽ thu về hơn 52 tỷ đồng khi bán thành công lượng cổ phiếu IBC trên.
Gần đây, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy ( Shark Thủy) vừa đăng ký gom thêm 2,2 triệu cổ phiếu IBC trong thời gian từ 1-30/7 để nâng tỷ lệ sở hữu từ 3,54% lên 6,29%.
Trước đó, từ ngày 29/5 – 25/6, Shark Thủy đã mua được gần 2,9 triệu cp, ứng với 3,54% vốn IBC trong số hơn 5,1 triệu cp đã đăng ký trước đó. Lý do không thể mua hết số lượng đăng ký ông Thủy đưa ra là do thanh khoản thấp.
Trong một diễn biến khác, HĐQT IBC dự kiến sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc phát hành 20 triệu cp IBC (mệnh giá 10.000 đồng/cp), tương đương tổng giá trị 200 tỷ đồng cho Công ty mẹ là CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup (tính đến ngày 19/6 nắm giữ 66,66% vốn tại IBC). Giá phát hành dự kiến không thấp hơn 19.000 đồng/cp và sẽ phát hành vào quý 3 – quý 4/2020.
Vốn điều lệ dự kiến sau phát hành của IBC sẽ tăng lên gần 1.016 tỷ đồng. Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán này Công ty sẽ sử dụng 10 tỷ đồng cho nguồn vốn lưu động và sử dụng phần còn lại là 370 tỷ đồng để thanh toán gốc vay của CTCP Anh ngữ Apax.
Về tình hình kinh doanh, Apax Holdings bất ngờ báo lỗ ròng 170 tỷ đồng trong quý 1/2020, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 5,4 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ hai kể từ quý 4/2017 của Công ty.
Về phương án khắc phục thua lỗ, IBC cho biết, nếu hoạt động kinh doanh năm 2020 diễn ra bình thường thì chắc chắn sẽ bù đắp được khoản lỗ luỹ kế năm 2019. Tuy nhiên do thảm hoạ dịch bệnh Covid-19 nên công ty đang cố gắng duy trì hoạt động, đẩy mạnh bán sản phẩm giáo dục online để khắc phục tình hình.
PXS tự tin có lãi sau 2 năm lỗ liên tiếp
Sau hai năm thua lỗ liên tiếp, Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PXS) đặt kế hoạch có lãi 700 triệu đồng trong năm 2019.
Ảnh minh họa
Cụ thể, HĐQT PXS tạm đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu dự kiến 888 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 700 triệu đồng. Trước đó, trong năm 2019, doanh thu của PXS đạt được 405 tỷ đồng nhưng do giá vốn lên tới 538 tỷ đồng nên công ty lỗ ròng gần 269 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm 2019 lên gần 368 tỷ đồng.
Về phương án khắc phục lỗ lũy kế, PXS cho hay, công ty đã được chủ đầu tư SGC (Thái Lan) ký kết làm tổng thầu Việt Nam duy nhất tại dự án Long Sơn - gói A2 với giá trị gần 2.500 tỷ đồng, thời gian thi công 45 tháng. Hiện tại PXS đang triển khai công việc rất tốt trên công trường, luôn vượt tiến độ và được chủ đầu tư đánh giá cao. Dự án Long Sơn sẽ đảm bảo sản lượng và doanh thu của PXS ổn định hoạt động đến năm 2022 đủ sức vực dậy công ty sau 2 năm lỗ liên tiếp.
Năm 2020, dự án Long Sơn bước vào cao điểm, PXS chủ yếu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dự vào dòng tiền Long Sơn với sản lượng gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2020, còn lại là từ các dự án Thái Bình (hiện đã được Chính phủ và Tập đoàn dầu khí phê duyệt bổ sung nguồn vốn năm 20202), một số dự án của Vietsov đang triển khai như BK21... Do đó, PXS tự tin năm 2020 sẽ đạt kế hoạch lợi nhuận.
Bên cạnh đó, PXS đã trích lập dự phòng toàn bộ các chi phí rủi ro, các khoản phải thu khó đòi của tất cả các dự án, như vậy, trong trường hợp thanh quyết toán được dự án DK1 (104 tỷ đồng) và phê duyệt bổ sung đơn giá tại dự án Thái Bình (65 tỷ đồng), PXS sẽ hoàn nhập được khoản trích lập dự phòng theo số liệu thực tế quyết toán và sẽ là lợi nhuận bổ sung ngoài kế hoạch của công ty năm 2020.
Nguyễn Hiền
Dự án Charmington Iris dễ bị thu hồi vì lùm xùm gì... năng lực Sabeco HP ra sao? Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ căn hộ số 76 Tôn Thất Thuyết (TP HCM) của Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP vừa bị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đề xuất thu hồi. Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đã có báo cáo gửi đến UBND TP HCM đề xuất xem xét thu...