Quỹ ngoại đồng loạt thoái vốn khỏi đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam
Sở hữu 1/8 thị phần phân phối ôtô trên cả nước nhưng khi kết quả kinh doanh của Savico đang đi xuống rõ rệt, các nhà đầu tư ngoại tại đây cũng liên tục thoái vốn khỏi doanh nghiệp.
Cuối năm 2019, cơ cấu cổ đông của Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico) – nhà bán lẻ ôtô lớn nhất thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 47,79% vốn.
Tuy nhiên, tỷ lệ này đến nay đã giảm về còn hơn 4%, trong đó, hàng loạt quỹ ngoại là cổ đông lớn trước đó đã đồng loạt thoái vốn trong những tháng đầu năm.
Quỹ ngoại “tháo chạy” khỏi Savico
Savico từng ghi nhận hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn doanh nghiệp như Finansia Syrus Securities (12,08%); PYN Elite Fund (8,23%); Probus Opportunities (7,3%); Tundra Fonder (5,1%) hay Endurance Capital Vietnam I Ltd (4,57%)…
Đến nay, doanh nghiệp này chỉ còn 1 cổ đông lớn duy nhất là Tổng công ty Bến Thành, đồng thời là cổ đông chiến lược với 40,81% vốn nắm giữ.
Gần đây nhất, Endurance Capital Vietnam I Ltd cổ đông nắm giữ 4,57% vốn Savico đã thông báo về việc bán ra toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại doanh nghiệp này. Lý do bán ra là để tái cơ cấu danh mục đầu tư, và lệnh bán được thực hiện thông qua cả giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận trên sàn.
Tháng 4 trước đó, quỹ Probus Opportunities cũng đã bán phần lớn cổ phần nắm giữ tại đây để giảm tỷ lệ sở hữu từ 7,3% xuống 0,5%.
Finansia Syrus Securities Public Company Limited cũng liên tiếp bán lượng lớn cổ phiếu SVC trong quý I và đầu tháng 4, đồng thời thông báo không còn là cổ đông lớn của Savico.
Savico là nhà phân phối ô tô lớn nhất thị trường trong nước với 10-12% thị phần/năm. Ảnh: SVC.
Từng là 1 trong những cổ đông nước ngoài nắm trên 5% vốn tại Savico, PYN Elite Fund là một trong những quỹ ngoại thoái vốn khỏi Savico sớm nhất, từ tháng 1.
Trong báo cáo đầu tư cùng thời điểm, quỹ ngoại này đã tiết lộ lý do thoái vốn khỏi nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam nói trên.
Theo đó, PYN Elite Fund cho biết chuỗi đại lý xe hơi này đang trong thời kỳ biến động với cuộc tranh giành quyền sở hữu công ty mở ra cơ hội thoái vốn cho quỹ. PYN Elite Fund đã đạt thỏa thuận thoái vốn khỏi đây và chịu một khoản lỗ nhỏ trên giá trị đầu tư ban đầu. Thương vụ thoái vốn nói trên mang về cho quỹ 3,6 triệu euro tiền mặt.
Video đang HOT
Với việc tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại Savico giảm từ gần 48% đầu năm xuống hơn 4% hiện tại, toàn bộ phần vốn mà các quỹ ngoại bán ra đều được nhà đầu tư trong nước mua gom. Tuy nhiên, đến nay Savico chưa có bất kỳ thông báo nào về việc thay đổi tỷ lệ sở hữu dẫn tới hình thành cổ đông lớn trong công ty.
Tình hình kinh doanh đi xuống
Dù là đại lý nắm gần 1/8 thị phần phân phối ôtô trong nước nhưng hoạt động kinh doanh của Savico gần đây đang đi xuống rõ rệt.
Trong năm gần nhất (2019), tổng doanh thu của nhà phân phối ôtô này đạt 18.274 tỷ đồng, tăng 23% so với năm liền trước và là mức kỷ lục trong lịch sử doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng sau thuế thu về lại giảm 22%, đạt 233 tỷ.
Trong quý I năm nay, cả doanh thu và lợi nhuận của nhà phân phối này đều giảm mạnh. Doanh thu công ty đạt 3.147 tỷ, giảm 25% và lợi nhuận ròng sau thuế đạt vỏn vẹn gần 9 tỷ, tương đương 1/9 so với cùng kỳ. Đây cũng là con số lợi nhuận quý thấp nhất trong 8 năm trở lại đây của Savico (lần gần nhất là quý I/2012).
Theo giải trình của lãnh đạo công ty, thị trường ôtô quý IV/2019 đã giảm sâu do cung vượt cầu quá lớn kéo dài đến quý I năm nay. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm ôtô bão hòa cùng với tác động của dịch Covid-19 đã khiến doanh số ôtô quý I của toàn thị trường giảm 30% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, thị trường ôtô trong nước đã phải trải qua những giai đoạn khó khăn, thách thức và cạnh tranh khốc liệt từ các nhà phân phối và sản xuất do nguồn cung từ nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước rất dồi dào. Bức tranh giảm giá trên thực tế đã diễn ra rất sâu và gần như xuyên suốt cả năm ở nhiều phân khúc và hầu hết nhãn hiệu.
Điều này cùng áp lực giải phóng hàng tồn kho cũng khiến lãi gộp bán xe giảm mạnh thời gian gần đây. Trong khi đó, các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng đều tăng do đẩy mạnh chương trình khuyến mại, hỗ trợ lệ phí trước bạ, bảo hiểm, phí marketing…
Thậm chí, kế hoạch kinh doanh năm nay của Savico còn đi xuống so với năm 2019.
Trong đó, nhà phân phối này dự kiến doanh thu sẽ đạt 14.763 tỷ đồng, giảm 19% và lợi nhuận trước thuế giảm hơn một nửa, còn 125 tỷ đồng, tương ứng là lợi nhuận sau thuế còn 108 tỷ (cũng giảm 53%)
Các chỉ tiêu trên không bao gồm việc hạch toán hiệu quả dự án 104 Phổ Quang, Hà Nội (dự kiến lợi nhuận 57 tỷ đồng).
Lãnh đạo công ty này cũng nhấn mạnh, do diễn biến khó lường của dịch Covid-19 và nền kinh tế nên HĐQT đề nghị cổ đông cho phép được chủ động điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh khi thị trường có biến động lớn.
Savico trước đại hội: Cổ phiếu tăng giá 85%, chờ cổ đông nội xuất hiện
Cổ phiếu SVC đã tăng giá mạnh khi có sự biến động lớn về mặt cổ đông do khối ngoại bán ròng gần 44% vốn công ty.
Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm sâu 54%, nhưng chưa tính đến lợi nhuận dự án Phổ Quang.
Savico sẽ bầu nhân sự mới nhiệm kỳ 2020-2025, đề xuất nhiều thay đổi Điều lệ công ty liên quan đến quyền lợi cổ đông.
Khối ngoại bán ròng 44% vốn, cổ phiếu tăng 85%
Đi ngang quanh vùng giá 40.000 đồng/cp trong hơn 3 năm, cổ phiếu công ty Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico, HoSE: SVC) bất ngờ tăng mạnh từ giữa tháng 3 lên vùng đỉnh 74.000 đồng/cp, tương đương mức tăng 85%.
Diễn biến giá cổ phiếu SVC. Đồ thị: VNDirect.
Biến động giá cổ phiếu diễn ra khi cơ cấu cổ đông của Savico có sự thay đổi lớn, nhất là hành động thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài đã giảm từ mức 47% cuối tháng 2 xuống khoảng 3% như hiện nay.
Khởi động cho động thái rút lui của khối ngoại là PYN Elite Fund đã bán 2 triệu cổ phiếu (8% vốn Savico) ngay đầu tháng 3. Quỹ ngoại khi đó cho biết đã thoái toàn bộ cổ phần Savico trong thời kỳ biến động, việc tranh giành sở hữu trong công ty tạo điều kiện cho quỹ bán hết lượng cổ phần.
Savico là một khoản đầu tư nhỏ của quỹ và khá kém thanh khoản với bình quân hơn 10.000 cổ phiếu/phiên. Thỏa thuận bán cổ phần giúp PYN Elite thu về 3,6 triệu EUR (90 tỷ đồng), sau đó được mang đầu tư thêm vào đơn vị kinh doanh ô tô khác là VEAM Corp.
Nhóm quỹ Tundra Vietnam cũng bán toàn bộ 1,3 triệu cổ phiếu SVC trong phiên 18/3. Trong khi đó Finansia Syrus Securities liên tục bán cổ phần từ mức 12% về dưới 1% đến 25/3. Probus Opportunities bán ra hơn 7% vốn Savico cuối tháng 3. Gần đây nhất Endurance Capital Vietnam thông báo bán toàn bộ 1,14 triệu cổ phiếu trong ngày 11/5.
Hầu hết các giao dịch trên được thực hiện qua phương thức thỏa thuận bởi thanh khoản qua khớp lệnh vẫn rất hạn chế. Khối lượng bán ròng khoảng 600 tỷ đồng đã được nhà đầu tư trong nước hấp thụ, tuy nhiên danh tính nhóm cổ đông mới vẫn chưa xuất hiện. Hiện cổ đông lớn nhất của công ty phân phối ôtô này vẫn là Tổng Công ty Bến Thành sở hữu 40,8% vốn Savico.
Kế hoạch lợi nhuận giảm sâu, tăng vốn 33%
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên vào 29/5 sắp tới, Savico đặt chỉ tiêu doanh thu năm 2020 giảm 19% về còn 14.763 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 54% còn 108 tỷ đồng. Mức cổ tức dự kiến là 7% so với mức chi 10% cho năm 2019.
Tuy nhiên công ty cũng cho biết chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 không bao gồm việc hạch toán kết quả của dự án 104 Phổ Quang, dự kiến lợi nhuận là 56,9 tỷ đồng; đồng thời đề xuất ủy quyền HĐQT điều chỉnh các chỉ tiêu khi thị trường có sự biến động lớn.
Mục tiêu cho giai đoạn 2020-2025, công ty sẽ xây dựng danh mục thương hiệu xe kinh doanh kết hợp hoạt động M&A để phát triển hệ thống, tiếp tục tăng vốn cho công ty để nâng cao năng lực tài chính, tìm kiếm đối tác chiến lược mới liên quan đến hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới từ 52 lên 72 đại lý, tăng thị phần toàn thị trường lên 9-10%...
Tại cuối năm 2019, Savico ghi nhận lợi nhuận sau thuế riêng dùng để phân phối lợi nhuận là gần 87 tỷ đồng, từ đó đề xuất mức chia cổ tức là 25 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ chỉ trả 10%/mệnh giá.
Công ty còn trình phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng là 3:1 (cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Tổng khối lượng là hơn 8,3 triệu cổ phiếu và dự kiến tăng vốn lên 333 tỷ đồng.
Bầu nhân sự nhiệm kỳ mới, bổ sung điều lệ nhằm đảm bảo quyền lợi cổ đông
Savico đang trong giai đoạn chuyển giao nhiệm kỳ mới 2020-2025, cộng thêm việc thay đổi cổ đông khiến vấn đề về nhân sự HĐQT rất đáng chú ý. Thời hạn nhận hồ sơ ứng cử/đề cử đến trước ngày 27/5. Thông tin về các ứng viên vẫn chưa được công bố.
Theo báo cáo quản trị năm 2019, công ty có 8 thành viên HĐQT nhưng đã khuyết 1 vị trí do ông Nguyễn Bình Minh đã từ nhiệm Chủ tịch - Thành viên vào tháng 10/2019 theo điều động của TCT Bến Thành, ông Mai Việt Hà là người thay thế. Ông Việt Hà cũng thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật và được thay thế bằng ông Phan Dương Cửu Long
Với việc đã thoái toàn bộ vốn, các đại diện của quỹ Endurance là Thành viên HĐQT Lars Johan Gerard De Geer và Thành viên Ban Kiểm soát Đinh Trúc Phương nhiều khả năng sẽ không tiếp tục hoạt động tại Savico.
Savico sẽ bầu lại nhân sự HĐQT và BKS nhiệm kỳ IV (2020-2025).
Trước biến động cơ cấu cổ đông, Savico cũng trình việc Sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty trên cơ sở thuận lợi cho quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
Một số nội dung bổ sung đáng chú ý như cổ đông lớn hoặc nhóm cổ đông lớn không được lợi dụng ưu thế của mình để gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công ty và các cổ đông khác; có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định.
Trường hợp HĐQT không triệu tập ĐHĐCĐ theo quy định thì Chủ tịch HĐQT và các thành viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty. Trong trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ trong thời hạn 30 ngày, Ban kiểm soát phải thay thế HĐQT triệu tập đại hội.
Công ty phải xây dựng quy chế về công bố thông tin và phải có ít nhất 1 nhân viên công bố thông tin; công khai tên và số điện thoại để cổ đông liên hệ.
Một tờ trình khác là việc bổ sung thêm 3 ngành nghề kinh doanh bao gồm bán lẻ ôtô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống), đại lý ôtô và xe có động cơ khác, hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm (đại lý bảo hiểm). Một trong những phương hướng nhiệm vụ năm 2020 là nghiên cứu về việc hợp tác chiến lược với các công ty bảo hiểm.
Một loạt quỹ ngoại "tranh thủ" sang tay cổ phiếu MWG Tạm tính theo thị giá cổ phiếu MWG ngày 9/4, tổng giá trị các giao dịch "trao tay" giữa các quỹ ngoại có thể lên đến gần 140 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), hàng loạt quỹ ngoại trên thị trường như Pyn Elite Fund, nhóm Dragon Capital, Ntasian Emerging Leaders Master...