Quy mô tham nhũng ngày càng lớn
Mức độ thiệt hại và quy mô tham nhũng ngày càng lớn, mang tính tổ chức, lợi ích nhóm rất rõ, rất khó thu hồi tài sản, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn ngày 24/7 phát biểu tại Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2015 các Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại Hội nghị.
Hơn một nghìn tỷ, chưa thu về một xu
Ông Tuấn cho biết, trước đây, tham nhũng thường mang tính tự phát, còn bây giờ mang tính tổ chức; lợi ích nhóm rất rõ nét. Ông nói: “Tham nhũng giờ không chỉ một người, một nhóm người, không chỉ một cấp mà nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp… nên chống rất khó”. Theo ông Tuấn, mức độ thiệt hại và quy mô của tham nhũng ngày càng lớn. Từ năm 1945 tới trước tháng 10/2012, suốt 68 năm, chúng ta chỉ tử hình một trường hợp. Từ 10/2012 tới nay đã tử hình 8 trường hợp tham nhũng.
Mức độ thiệt hại của các vụ án tham nhũng giờ quá lớn, ngoài sức tưởng tượng, như vụ Giang Kim Đạt, chỉ là trưởng phòng nhưng tham ô quá dễ dàng với gần 400 tỷ đồng. Hay vụ ụ nổi trong vụ án Dương Chí Dũng, giá thực chỉ hơn 2 triệu USD nhưng đội giá lên hơn 9 triệu USD.
“Các đồng chí ở Đồng Nai cho biết, không biết xử lý ụ nổi đó như thế nào. Trong bản án không tuyên là hủy hay xử lý ra sao. Đánh chìm, hay dắt ra cũng đều khó, vì vậy vẫn phải nuôi ụ nổi đó”, ông Tuấn nói. Rồi một trạm biến áp tại Quy Nhơn nhà thầu trúng thầu với giá 30 tỷ đồng. Khi đấu giá lại, số tiền cuối cùng chỉ là 7 tỷ đồng.
“Nếu không quyết liệt, Nhà nước sẽ mất đi 23 tỷ đồng. Đây là con số không thể chấp nhận được”, ông Tuấn nêu, rồi cho biết, với bản án vụ Vinashin tuyên tập thể, cá nhân phải bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng nhưng hiện chưa thu được một xu nào.
“Riêng Phạm Thanh Bình phải bồi thường hơn 500 tỷ nhưng chưa thu được một xu nào. Vậy nguyên nhân ở đâu? Hóa ra, trong suốt quá trình điều tra, truy tố xét xử, chúng ta tập trung vào việc chứng minh hành vi vi phạm nhưng quên kê biên tài sản của hành vi vi phạm… Việc thu hồi tài sản tham nhũng, vi phạm rất thấp, chúng tôi rất bức xúc về chuyện này”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
“Tham nhũng vặt” còn phổ biến
Mặc dù đã tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng, song kết quả đánh giá trong 6 tháng đầu năm cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn một số hạn chế trong công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; giám định tư pháp còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Tình trạng sách nhiễu, “tham nhũng vặt” còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp. Tình hình tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài tiềm ẩn phức tạp, nhất là trong thực hiện các dự án giao thông vận tải có sử dụng vốn ODA…
Tại hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hải Phòng Đặng Bá Cường cho biết, thời gian qua, Hải Phòng tiếp tục phát hiện dấu hiệu tham nhũng ở một số vụ việc, tuy quy mô không lớn nhưng gây bức xúc lớn trong xã hội. Theo ông Cường, các vụ án đều là chủ thể đặc biệt nên giải quyết rất khó khăn. Việc áp dụng pháp luật, đánh giá thế nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng rất khó.
Ông nói: “Riêng Hải Phòng, có vụ việc kiến nghị khởi tố từ đầu 2014 nhưng phải sau nhiều lần gia hạn điều tra, vừa qua mới khởi tố được”. Theo ông Cường, đây chính là cái yếu của cơ quan tố tụng cấp huyện.
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình Đoàn Hồng Kỳ đề nghị bổ sung, quy định rõ thẩm quyền của Ban Nội chính, có thể được đi vào một khâu nào đó trong vụ án.
“Nhiều người rất mơ màng về trách nhiệm. Phạm vi nội chính tuy rộng nhưng hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, hoàn thiện và còn rất nhiều vướng mắc. Bây giờ bảo chúng tôi vào kiểm tra xem cơ quan công an làm có nghiêm túc không thì hơi khó. Phải có căn cứ pháp lý để chúng tôi vào cuộc được một trong ba khâu trong quá trình điều tra vụ án. Phải xác định được thẩm quyền của Ban Nội chính chứ không phải chỉ có theo dõi vụ việc”, ông Kỳ nói và cho rằng, cần thực hiện tốt quy chế phối hợp, đặc biệt với các vụ án liên quan yếu tố nước ngoài, đến đảng viên, vụ án kinh tế lớn.
Theo Dũng Nguyễn
Tiền Phong
Thu hồi tài sản tham nhũng của Giang Kim Đạt ở Singapore không khó?
Ông Pham Anh Tuân - Pho trương Ban Nôi chinh Trung ương, cho biêt hiện nay sô nươc tham gia Công ước về chống tham nhũng của Liên Hơp Quốc tương đối nhiều nên viêc kê biên, phong toa tai san cua Giang Kim Đat ơ Singapore là không khó.
Ông Pham Anh Tuân.
Trao đôi vơi bao chi bên lê buôi tông kêt công tac 6 thang đâu năm 2015 diên ra ngay 16/7, ông Pham Anh Tuân - Pho trương Ban Nôi chinh Trung ương, cho biêt tai phiên hop thư 7 cua Ban chi đao Trung ương vê phong chông tham nhung, Tông Bi thư Nguyên Phu Trong - Trương ban Chi đao Trung ương vê phong chông tham nhung - đa yêu cầu các cơ quan chức năng trong quá trình xư ly an tham nhung thi môt mặt chứng minh tội phạm, nhưng mặt khác phải đồng thời tập trung thu hồi tài sản tham nhũng, đảm bảo việc thu hồi cao nhất tài sản tham nhũng.
"Chính cái đo là cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý tương đối thuận lợi và nó cũng nhắc nhở các cơ quan chức năng chú ý việc thu hồi tài sản tham nhũng bởi mục đích, động cơ của tội tham nhũng là nhằm sở hữu tài sản. Cái chúng ta cần là phải khôi phục hậu quả của loại tội phạm tham nhũng này, phải thu hồi được tài sản về cho Nhà nước, thu về cho xã hội. Nếu chỉ có đi chứng minh hành vi mà không chú ý đúng mức thu hồi tài sản tham nhũng thì mục tiêu đấu tranh chống tham nhũng mới đạt một nửa thôi"- ông Tuân noi.
Phong viên: Vừa qua, Bộ Công an đã bắt được Giang Kim Đạt - nguyên quyên Trương phong kinh doanh Công ty TNHH MTV vân tai viên dương Vinashin thuôc Tâp đoan Vinashin - sau khi bị can này đã chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài đâu tư bât đông san. Viêc nay môt lân nưa đa đăt ra chuyên lam sao đê ngăn chăn nhưng dong tiên tham nhung "chay" ra nươc ngoai ?
Ông Pham Anh Tuân: Ban Nội chính Trung ương đánh giá rất cao Cơ quan An ninh điều tra (Bô Công an) trong thời gian vừa rồi xử lý vụ Vinashin, trong đó có vụ Giang Kim Đạt tham ô 18,6 triệu USD. Tôi hy vọng đây là tiền đề, là phát súng đột phá trong chuyện thu hồi tài sản tham nhũng. Không phải chỉ trong án mà trong thanh tra cũng phải nghĩ chuyện thu hồi tài sản tham nhũng; trong kiểm tra Đảng cũng phải nghĩ đến chuyện thu hồi tài sản tham nhũng. Có thể không chứng minh được hành vi tham nhũng theo luật pháp đầy đủ vì hành vi nó ẩn, không phải dễ chứng minh nhưng cái thiệt hại hay cái có dấu hiệu chiếm đoạt là cái có thể chứng minh được thì phải tìm mọi cách thu hồi về.
Việc điều tra vụ Giang Kim Đạt được dư luận đồng tình ủng hộ. Nếu chúng ta không kiên trì, kiên quyết làm thì xã hội không biết, không ai nghĩ một cán bộ rất ít tuổi thôi, mơi chi la quyên trưởng phòng, sống chìm như thế, không ai biết mà có thể dễ dàng tham nhũng, tham ô một khối tài sản quá lớn. Đây là một cái không thể chấp nhận được. Nhưng tôi nghĩ đấy có lẽ chưa phải là duy nhất đâu.
Giang Kim Đat bi cho la đa tham ô 18,6 triêu USD mơi bi băt sau nhiêu năm lân trôn (Anh cơ quan công an cung câp).
Viêc thu hôi tai san cua Giang Kim Đat ơ nươc ngoai co dê dang không, thưa ông ?
Hiện nay cái vướng là tài sản của đối tượng tham nhũng ở Việt Nammà mua ở nước ngoài thu hồi thế nào ?. No mắc ở câu chuyện giữa Việt Nam và quốc gia đó có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hay không, trong đó có nội dung kê biên, phong toả tài khoản, tài sản. Mỗi nước có quy định riêng nhưng rất may là hiện nay số quốc gia tham gia công ước về chống tham nhũng của Liên Hơp Quốc tương đối nhiều. Chinh vi thê việc kê biên tài sản hoặc phong toả tài sản của Giang Kim Đạt ở nước ngoài, đặc biệt là Singapore tôi nghĩ là không khó.
Rất mừng là trong vụ việc nay chung ta đa được Interpol rồi Singaporegiúp đỡ nhiệt tình. Tôi cho rằng chúng ta phải kiên quyết thu hồi, không thu hồi là xã hội không thể chấp nhận được hành vi tham nhũng ấy.
Qua vu viêc cua Giang Kim Đat co thê thây đôi tương tham nhung thương chuyên tai san cho ngươi thân sơ hưu rât nhiêu đê tranh bi cac cơ quan chưc năng phat hiên. Chung ta co giai phap gi đê ngăn chăn viêc nay?
Đấy là thủ đoạn tương đối phổ biến của những người tham nhũng bởi họ cũng chả dại gì trực tiếp tham gia các giao dịch hay đứng tên các giao dịch, tài sản. Bởi nếu có chức vụ thì khi đứng tên tai san lơn phai kê khai tai san va như thê thi lô liêu qua, người ta sẽ đặt dấu hỏi ngay với thu nhập chính thức thì anh lấy đâu ra mua cái này, cai kia ?. Cho nên ke tham nhung thương đê tai san đứng tên người thân, người quen, biến hoá tẩu tán tài sản đi dưới nhiều hình thức khác nhau. Về mặt chủ quan chúng ta đều cảm nhận được nhưng để kết luận rằng có đúng tài sản này được hình thành từ nguồn tài sản tham nhũng không thì nó phải có quy định pháp lý rất chặt chẽ. Bởi vì chúng ta cũng mong muốn chống tham nhũng quyết liệt nhưng chúng ta cũng phải thận trọng, tránh làm quá đi, tránh oan sai... Biết là có nhưng vừa làm cũng phải vừa thận trọng.
Xin cam ơn ông !
Thê Kha (ghi)
Theo Dantri
Thanh tra Chính phủ muốn hợp tác thu hồi tài sản tham nhũng với Singapore Cơ quan Điều tra Hành vi tham nhũng Singapore (CPIB) đa sư dung các mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Twitter, Youtube để tuyên truyền phong chông tham nhung. Tông Thanh tra Chinh phu Huynh Phong Tranh hy vọng được hợp tác với CPIB trong hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng (Anh: TTCP). Thông tin tư Thanh tra Chinh phu...