Quy mô sản xuất nông nghiệp được cơ cấu lại phù hợp hơn với thực tiễn
Tổng cục Thống kê vừa công bố ấn phẩm Kết quả chủ yếu Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020.
Theo ấn phẩm, trong những năm 2016 – 2020, mặc dù, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh nhưng hình thức sản xuất và quy mô sản xuất được cơ cấu lại phù hợp hơn với thực tiễn và yêu cầu phát triển.
Tổng cục Thống kê vừa công bố ấn phẩm Kết quả chủ yếu Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020. Ảnh (minh họa): Duy Khương/TTXVN
Theo kết quả điều tra hợp tác xã và doanh nghiệp 31/12/2019; điều tra hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 01/7/2020, cả nước có 9.123.018 đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,82% so với năm 2016; trong đó, 9.108.129 hộ sản xuất, giảm 1,86%; 7.418 hợp tác xã, tăng 6,80%; 7.471 doanh nghiệp, tăng 94,25%.
Sự biến động số đơn vị sản xuất theo xu hướng tăng giảm khác nhau có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, có việc tổ chức lại sản xuất, ưu tiên phát triển những hình thức và quy mô sản xuất có năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị hàng hóa cao.
Video đang HOT
Mặt khác, cũng do trong 5 năm (2016-2020) có 218 xã chuyển thành phường, thị trấn, theo đó, dịch chuyển số đơn vị sản xuất, nhất là số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản khỏi khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, dù cả ba hình thức tổ chức sản xuất có quy mô tương đối lớn và phát triển khá nhanh trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp) nhưng số đơn vị không nhiều, quy mô sản xuất cũng rất khiêm tốn.
Ấn phẩm cũng chỉ ra, trang trại là mô hình tiên tiến của kinh tế hộ, nhưng năm 2020 có 20.611 trang trại, chỉ chiếm 0,23% tổng số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Mặc dù, theo quy định mới, tiêu chí kinh tế trang trại đã được nâng lên, nhưng trong năm 2020, bình quân 1 trang trại sử dụng có 5,96 ha đất và 4,43 lao động thường xuyên; trong đó, 2,19 lao động thuê ngoài và 2,24 lao động là thành viên của gia đình.
Đáng chú ý là, số hợp tác xã và số doanh nghiệp tăng nhanh trong những năm 2016 – 2020, nhưng chủ yếu là các cơ sở nhỏ nên quy mô sản xuất bình quân càng nhỏ hơn.
Số lao động bình quân 1 hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 là 10,47 lao động, bằng 80,54% năm 2015; trong đó, số hợp tác xã sử dụng dưới 10 lao động chiếm 66,84% tổng số hợp tác xã, tăng 13,09 điểm phần trăm so với năm 2016; số hợp tác xã quy mô lớn, sử dụng từ 50 lao động trở lên chỉ chiếm 1,28%, giảm 0,46 điểm phần trăm.
Tương tự, số lao động bình quân 1 doanh nghiệp là 33,36 người, bằng 48,35% năm 2016; trong đó, số doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động chiếm 67,23% tổng số doanh nghiệp, tăng 18,12 điểm phần trăm; số doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên chiếm 4,44%, giảm 4,34 điểm phần trăm.
Phần lớn các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ, đầu tư thấp nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Giá trị sản phẩm bán ra theo giá hiện hành trong 12 tháng trước thời điểm điều tra 01/7/2020 bình quân 1 trang trại chỉ đạt 5,63 tỷ đồng; trong đó trang trại trồng trọt 1,83 tỷ đồng; trang trại chăn nuôi 7,55 tỷ đồng; trang trại thủy sản 5,92 tỷ đồng…
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam tổ chức đại hội đầu tiên
Trong hai ngày 18 và 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 ra mắt Ban Chấp hành Hội.
Xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, lần đầu tiên cụm từ "Kinh tế tuần hoàn" được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với mục tiêu phát triển bền vững bằng việc tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên qui mô lớn trong 10 năm tới.
Đó cũng là lí do ngày 8/6/2021, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 713/QĐ-BNV thành lập Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam. Theo đó, quy định Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân tự nguyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn. Hỗ trợ, thu hút khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất - nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật.
Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất - nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội.
Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần tích cực vào việc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân triển khai có hiệu quả các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Là cầu nối để các bên tham gia sâu rộng hơn vào quá trình chuyển đổi từ khai thác nông nghiệp kiểu truyền thống sang nông nghiệp tuần hoàn, thuận tự nhiên, khép kín, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, vừa gia tăng giá trị sản phẩm, đảm bảo lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đây được xem là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững của tương lai.
Sự ra đời của Hội mang ý nghĩa to lớn, nhất là trong bối cảnh Bộ NN&PTNT đang thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tái cơ cấu theo hướng: Một nền nông nghiệp thông minh, tùy đối tượng sản xuất, tùy vùng sản xuất, mục tiêu sản xuất mà ứng dụng công nghệ cho phù hợp. Nông nghiệp đặc hữu, sản xuất những loại nông sản có tính khác biệt, người ta không có mà mình có. Nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp chia sẻ, không ai bị bỏ lại phía sau. Một nền nông nghiệp tuần hoàn, không bỏ đi thứ gì.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 51 thành viên. Ông Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Chúng ta phải cải cách đủ mạnh Đại dịch Covid-19 làm cho việc đạt mục tiêu nhiệm kỳ trở thành thách thức chưa từng có; tạo nên áp lực thúc đẩy đổi mới. Cần có cải cách, tái cơ cấu đủ mạnh để đạt các mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho...