Quy mô những dự án đua ngựa, chó “khủng” như thế nào?
Thời gian qua, nhiều dự án trường đua ngựa, đua chó được các nhà đầu tư khởi động hoặc xin cấp phép, chủ trương đầu tư tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, nhiều dự án đã được phê duyệt vẫn trong tình trạng dở dang, lãng phí nguồn tài nguyên đất, khiến dư luận xôn xao.
Trường đua ngựa gần 420 triệu USD rộng 125 ha ở Hà Nội
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo tờ trình, 2 nhà đầu tư được đề xuất là Tổng Công ty Du lịch Hà Nội và Global Consultant Network Co., Ltd (Hàn Quốc) thực hiện dự án. Trên thực tế, 2 doanh nghiệp này đề xuất thực hiện thủ tục xin chấp thuận đầu tư dự án từ năm 2007.
Quy mô sử dụng đất của dự án dự kiến lên tới 125ha, trong đó làm trường đua ngựa – sân vận động phục vụ đua ngựa với sức chứa 30.000 khán giả, rộng 99,5ha, hồ điều hòa 22,5ha, khách sạn 3 sao 1,5ha, trung tâm hội nghị hội thảo 0,5ha và khu biệt thự nghỉ dưỡng 1ha.
Hơn 80ha đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi để thực hiện dự án trường đua ngựa ở Sóc Sơn?
Còn theo một báo cáo khác của UBND TP Hà Nội, diện tích đất dự kiến thực hiện đang sử dụng để trồng lúa, trồng màu, trồng cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thủy sản,… thuộc địa phận xã Tân Minh và một phần diện tích đất nông nghiệp thuộc xã Phù Ninh. Trong đó, đất nông nghiệp lên tới hơn 80 ha, đất phi nông nghiệp hơn 22 ha.
“Việc triển khai dự án sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất trồng lúa, tuy nhiên không tác động đến quy hoạch sử dụng đất lúa của TP Hà Nội cũng như huyện Sóc Sơn. Số lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng là hơn 3.200 người” – Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu.
Theo báo cáo, dự án trường đua ngựa có tổng vốn đầu tư khoảng 9.557 tỷ đồng, tương đương 420 triệu USD, trong đó riêng hạng mục trường đua ngựa có vốn đầu tư khoảng 348 triệu USD.
Hoạt động kinh doanh đặt cược không thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư. Hoạt động kinh doanh bất động sản cũng không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu dự án trên được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo nhà đầu tư ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, Hà Nội cần yêu cầu nhà đầu tư làm việc với các ngân hàng để cụ thể hóa thành các hợp đồng tín dụng, quy định cụ thể tiến độ giải ngân vốn vay để đảm bảo tính khả thi trong việc huy động vốn cho dự án như đã cam kết.
Video đang HOT
Trường đua ngựa, chó rộng 82 ha ở Phú Yên
Dự án trường đua ngựa Phú Yên thuộc xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên do Công ty TNHH MTV Trường đua ngựa Phú Yên làm chủ đầu tư. Dự án đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2016 với tổng mức đầu tư dự kiến dự án khoảng 100 triệu USD.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng hơn 82 ha mặt đất và 13 ha mặt biển. Quy mô của dự án bao gồm sân vận động, khán đài, đường đua ngựa và đua chó 50 ha; khu nuôi, huấn luyện ngựa và đua chó, khu chăn nuôi, đường chạy để tập luyện, phòng thú y và chăm sóc cho ngựa, chó khoảng 10 ha, khu dịch vụ, nhà điều hành, câu lạc bộ khoảng 10 ha; hạ tầng cảnh quan 12 ha.
Theo dự kiến, giai đoạn một của dự án sẽ được thực hiện trong năm 2017 gồm các hạng mục như hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; lập và trình phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; xây dựng hạ tầng điện, nước, cây xanh; đầu tư xây dựng khu chăn nuôi và huấn luyện ngựa, chó; đầu tư xây dựng khu dịch vụ du lịch sinh thái và khởi công xây dựng trường đua.
Giai đoạn 2 của dự án từ năm 2018 đến tháng 3.2019 sẽ đầu tư xây dựng hoàn thành trường đua và các hạng mục còn lại theo đồ án quy hoạch được duyệt.
Tuy nhiên, sau nhiều năm, dự án mới chỉ hoàn thành công tác rà phá bom mìn khu vực dự án và đang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để triển khai các công việc tiếp theo như công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; khảo sát đo đạc địa hình và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Cuối 2018, Phú Yên có văn bản xin ý kiến Thủ tướng, các bộ, ngành bổ sung kinh doanh cá cược đua ngựa, đua chó cho dự án này.
Dự án trường đua ngựa 200 triệu USD tại Đà Nẵng
Đầu tháng 3 vừa qua, Đà Nẵng đã trao quyết định đầu tư dự án trường đua ngựa và trung tâm huấn luyện, nhân giống ngựa tại huyện Hoà Vang cho Công ty TNHH Keyhinge Toys Việt Nam.
Được biết, mục tiêu dự án là xây dựng khu tổ hợp giải trí đua ngựa và Trung tâm huấn luyện, nhân giống ngựa, với số vốn dự kiến đầu tư là 200 triệu USD.
Hiện tại, nhà đầu tư đang tìm kiếm, lựa chọn khu đất phù hợp
Trường đua nghìn tỷ rộng 60ha ở Bình Dương
Tháng 5.2017, trường đua ngựa, chó Đại Nam tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương đã chính thức được khai trương. Trường đua do Công ty cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư.
Trường đua này được xây dựng theo mô hình trường đua phức hợp nhiều môn: đua ngựa, đua chó, đua mô tô, go-kart ( xe trần có bốn bánh), jet-ski (mô tô nước) và biểu diễn fly-board (thiết bị bay cá nhân sử dụng lực đẩy của nước.
Sức chứa của trường đua khoảng 20.000 chỗ ngồi trên diện tích khoảng 60ha, có ba màn hình LED hiện đại, dàn đèn công suất cao. Với tổng mức đầu tư hơn 100 triệu đô, trường đua nằm trong tổng thể khu liên hợp văn hóa – du lịch – thể thao rộng tới 200ha.
Nài ngựa luyện tập tại trường đua ngựa Đại Nam, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Thành Nguyễn.
Trường đua ngựa Thiên Mã ở Lâm Đồng
Trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui được Công ty cổ phần đua ngựa Thiên Mã – Madagui đầu tư xây dựng trên diện tích gần 70ha bên trong quần thể Khu du lịch sinh thái rừng Madagui rộng 336ha tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
Trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui được tổ chức thành 3 khu vực riêng biệt cho 3 loại hình gồm: câu lạc bộ Kỵ Mã (Riding Club) dạy và huấn luyện đội ngựa thể thao, đào tạo vận động viên kỵ mã phục vụ thi đấu Olympic, Seagame…; câu lạc bộ đua ngựa (Racing club) tổ chức đua ngựa, đào tạo nài ngựa đua chuyên nghiệp, mua bán ngựa giống; câu lạc bộ Mã Cầu (Polo club) có nhiệm vụ vận hành một sân Polo để Việt Nam có thể đăng cai tổ chức thi đấu ngựa Polo quốc tế.
Trường đua này đã chính thức khai trương giai đoạn 1 từ năm 2017.
Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, việc các nhà đầu tư “đua” rót vốn mở các trường đua ngựa đơn thuần là hoạt động kinh doanh bình thường theo quy luật cung cầu thị trường, nên khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trường đua có cá cược, ngay cả khi đã có khung pháp lý, bởi đây là hình thức kinh doanh mới dễ biến tướng, do đó việc cấp phép các dự án kinh doanh trường đua gắn với đặt cược cần được tính toán tổng thể để hạn chế tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới xã hội địa phương nơi đặt dự án. Chưa kể lĩnh vực kinh doanh này Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, phát triển.
Theo dan viet
Phó Thủ tướng đề nghị kiểm tra dự án Thái Hưng Eco City
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về giải quyết phản ánh của bà Vũ Thị Kiều Oanh liên quan đến nhà máy thép Gia Sàng (tỉnh Thái Nguyên).
Theo đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh kiểm tra nội dung phản ánh của bà Vũ Thị Kiều Oanh về bán đấu giá tài sản bị kê biên của Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng đã được Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành thanh tra và có kết luận số 28/KL-TTR ngày 30/7/2018.
Đồng thời, giải quyết các nội dung đơn phản ánh, kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh về việc thu hồi đất của Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng cho Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy luyện cán thép nhưng sau đó lại chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng Dự án khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Thái Hưng Eco City) tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; có văn bản trả lời Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 2/2019.
Dự án Thái Hưng Eco City (tên thương mại Crown Villas) do Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng làm chủ đầu tư.
Dự án này nằm trên nền đất có tổng diện tích 354.230m2 với quy mô dân số khoảng 3.800 người. Tổng thể dự án gồm 4 tiểu khu Iris, Hermes, Helios và Poseido, cung cấp các sản phẩm nhà phố thương mại (shophouse), biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, nhà phố liền kề.
Đất công cộng dự án được quy hoạch gần 21.596m2, đất trường học chiếm hơn 11.283m2 và hơn 125.000m2 dành cho đất ở, trong đó đất khu nhà ở liên kế là 36.945m2, khu biệt thự rộng 10.909m2, khu nhà ở liền kề có vườn khoảng 15.902m2, khu shophouse với 17.070m2 và khu nhà ở xã hội chiếm 25.542m2.
Diện tích mặt nước, cảnh quan chiếm gần 6% cùng với hệ thống đường giao thông chiếm hơn 30% tổng diện tích quỹ đất dự án. Khu vực bãi đỗ xe được chủ đầu tư quy hoạch rộng khoảng 4.821m2.
Theo Khánh An
Vnmedia
Vì sao lượng bán biệt thự và nhà phố tại TP.HCM thấp kỷ lục trong 5 năm gần đây? Theo báo của Công ty Tư vấn và nghiên cứu Bất động sản JLL Việt Nam, trong quý 4/2018, TP.HCM chỉ mở bán 118 căn biệt thự, nhà phố và phần lớn từ các dự án quy mô nhỏ, do các dự án quy mô lớn đang gặp vấn đề liên quan tới thu hồi đất. Đây là lượng mở bán thấp kỷ...