Không nhiều người biết rằng có một quy luật “lịch sự một cách hài hước” liên quan đến việc ăn thức ăn bị rơi xuống đất có tên là “quy luật 5 giây”. Diễn giải đơn giản của quy luật này là khi thức ăn bị rơi xuống đất, bạn vẫn có thể ăn nó một cách an toàn miễn là nó được nhặt lên trong vòng 5 giây!
Nhưng điều đó có phải là sự thật?
“Ăn đồ ăn rơi trên sàn nhà sẽ khiến bạn gặp nguy cơ bị nhiễm trùng, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào số lượng vi khuẩn có trên mặt sàn thời điểm đó” – Anthony Hilton, một giáo sư về sinh vật học tại Đại học Aston, Anh cho biết. Tuy nhiên ông cùng các cộng sự vẫn nghiên cứu khả năng đồ ăn bị nhiễm khuẩn trong cùng một khoảng thời gian khi rơi trên ba loại nền: mặt thảm, sàn gỗ và sàn lát gạch. Và ông phát hiện ra rằng đồ ăn bị nhiễm khuẩn không chỉ phụ thuộc vào thời gian rơi xuống đất mà còn phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc. Thật đáng ngạc nhiên, bề mặt lát gỗ và lát gạch mang vi khuẩn truyền tới thức ăn nhanh hơn gấp nhiều lần so với bề mặt thảm. Theo các chuyên gia, mỗi khi ta lau sàn nhà, chúng lại có cơ hội phát tán và tăng nguy cơ gây bệnh.
Một nghiên cứu khác nữa cũng đã được tiến hành để xác minh quy tắc này. Trẻ em là đối tượng thường xuyên làm rơi đồ nhất nên một loạt núm vú giả và bánh quy – những đồ vật dễ dàng bị trẻ đánh rơi được thả trên mặt đất ở những địa điểm khác nhau và được nhặt lên trong vòng 5 giây. Kết quả chỉ ra rằng nhà bếp là nơi ít vi khuẩn nhất, đường phố là nơi nhiều vi khuẩn nhất. Một lần nữa, địa điểm rơi đồ được chứng minh mới là tác nhân quan trọng nhất của “quy luật 5 giây”
Một nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra, hiện tượng nhiễm khuẩn hầu như không xuất hiện ở nhóm đồ ăn chế biến sẵn như bánh quy, bánh mì nướng… sau khi rơi xuống sàn nhà nhưng lại tấn công rất nhanh vào mỳ ống đã nấu chín hay đồ ngọt…
Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn chỉ 2 giây sau khi tiếp xúc với nền đất bẩn (Chương trình “MythBusters” của Discovery Channel). Vậy nên ta có thể kết luận rằng “Quy luật 5 giây” thực sự chỉ là….huyền thoại. Và bởi 1 giây, 5 giây hay…5 phút thì cũng như vậy mà thôi!
Theo VNE
Tin mới nhất
Lá bàng có tác dụng gì?
21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.
Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai
21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.
Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?
20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.
Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được
19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.
Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?
19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3
19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.
Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc
19:07:31 07/11/2024
Sau 1 thời gian điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang phải điều trị tích cực để hồi sức gan bằng các phương pháp lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc.
118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
19:01:09 07/11/2024
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người nguy cơ nhiễm HIV cao, là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV được đánh giá hiệu quả hiện nay.
Tin mừng cho người thích ăn chuối
14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.
Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp
13:03:57 07/11/2024
Tinh dầu gừng có thể được sử dụng bằng cách pha loãng 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 muỗng canh dầu thực vật (dầu ô liu, dừa hoặc hạnh nhân) và thoa lên da, xoa bóp để điều trị đau cơ hoặc đau thấp khớp.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao tuổi bị bướu giáp khổng lồ 30 năm
09:59:55 07/11/2024
Bướu giáp khổng lồ là bệnh lý hiếm gặp, khối u kích thước lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống như gây khó nuốt, khó thở, run tay, khàn giọng... Phẫu thuật bướu giáp khổng lồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến.